Đài Loan cảnh báo người dân đến Hong Kong
Đài Loan c ảnh báo người dân hòn đảo về rủi ro khi đến Hong Kong, sau khi quốc hội Trung Quốc thông qua luật an ninh với đặc khu.
Phát ngôn viên chính quyền Đài Loan Evian Ting hôm nay cho biết hòn đảo “lên án mạnh mẽ” luật an ninh mà Trung Quốc đại lục vừa ban hành với Hong Kong, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do, nhân quyền và ổn định của thành phố.
Ông Ting cũng cảnh báo người dân đảo Đài Loan về “rủi ro có thể” khi đến Hong Kong sau khi luật an ninh quốc gia được thông qua, song không nói chi tiết. Ông khẳng định chính quyền Đài Loan sẽ tiếp tục ủng hộ người Hong Kong.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc sáng nay thông qua luật an ninh Hong Kong. Luật dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7, ngày kỷ niệm 23 năm Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc. Luật an ninh Hong Kong có thể áp dụng hình phạt tối đa là tù chung thân, trái với thông tin chỉ quy định mức án tối đa 10 năm tù như trước đó, với các tội danh như ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Video đang HOT
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại lễ nhậm chức hồi tháng 5. Ảnh: Kyodo.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 5 cam kết “trợ giúp cần thiết” đối với người dân Hong Kong sau khi bùng phát các cuộc biểu tình chống dự luật an ninh Bắc Kinh đưa ra. Bà Thái viết trên Facebook rằng luật an ninh Hong Kong là “mối đe dọa nghiêm trọng” với các quyền tự do và độc lập tư pháp của đặc khu.
Chính quyền Đài Loan hôm 18/6 cho biết đang lên kế hoạch mở một văn phòng đặc biệt nhằm giải quyết các trường hợp cư dân muốn rời đặc khu hành chính Hong Kong để tới hòn đảo. Đài Loan tuyên bố văn phòng đặc biệt trên sẽ bắt đầu hoạt động vào 1/7 và một trong những nhiệm vụ của họ sẽ là xử lý hồ sơ của những người Hong Kong muốn di cư đến Đài Loan vì “lý do chính trị”.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Việc lãnh đạo Thái Anh Văn cùng các quan chức dưới quyền hỗ trợ biểu tình ở Hong Kong làm trầm trọng thêm quan hệ vốn không tốt đẹp giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Bắc Kinh cũng cáo buộc những người ủng hộ Đài Loan ly khai thông đồng với người biểu tình ở Hong Kong và gọi bà Thái là “phần tử ly khai”.
Đức kêu gọi EU phản đối luật an ninh Hong Kong Nhật ‘lấy làm tiếc’ với luật an ninh Hong Kong Mỹ bắt đầu bỏ trạng thái đặc biệt của Hong Kong Người phạm luật an ninh Hong Kong có thể lĩnh án chung thân
Hong Kong nói Anh báo cáo sai lệch về luật an ninh
Chính quyền Hong Kong cho rằng báo cáo của Anh về luật an ninh sắp được Trung Quốc áp với đặc khu là "sai lệch và thiên kiến".
"Bình luận của bất kỳ bên nào cho rằng luật an ninh mới làm suy yếu các quyền tự do của người dân Hong Kong và chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' đều là những suy đoán gieo rắc hoang mang và đơn giản là ngụy biện", chính quyền Hong Kong hôm nay tuyên bố.
Theo tuyên bố, Hong Kong "kiên quyết phản đối những nhận xét sai lệch và thiên kiến về luật an ninh cũng như mức độ tự trị cao ở đặc khu", sau khi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab trình chính phủ nước này bản báo cáo liên quan vấn đề Hong Kong.
Báo cáo của ông Raab cho rằng luật an ninh mà Bắc Kinh sắp áp với Hong Kong "vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc và vi phạm chính sách một quốc gia, hai chế độ", kể từ khi thuộc địa cũ của Anh được trả về Trung Quốc năm 1997.
Ngoại trưởng Anh cũng cho rằng giải pháp cho tình trạng bất ổn kéo dài gần một năm qua ở Hong Kong phải do đặc khu đưa ra, không phải được Bắc Kinh áp xuống.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam trong phiên họp quốc hội Trung Quốc sáng 22/5. Ảnh: Reuters.
Quốc hội Trung Quốc hồi cuối tháng 5 thông qua một nghị quyết xây dựng luật an ninh đối với Hong Kong. Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.
Dự luật làm dấy lên mối lo ngại về số phận chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997, cũng châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên đường phố Hong Kong.
Bắc Kinh bác bỏ các lo ngại, khẳng định luật an ninh trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam cũng tuyên bố luật an ninh không vi phạm quyền và tự do của người dân Hong Kong, mà chỉ nhằm vào nhóm thiểu số cực đoan.
Cảnh sát trưởng Hong Kong John Lee Ka-chiu hôm 10/6 cho hay một đơn vị cảnh sát chuyên trách đang được thành lập và sẵn sàng thực thi luật an ninh mới, ngay khi luật này có hiệu lực.
Cùng với Anh, nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Canada, Australia, và cả Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong.
Lý do Trung Quốc sẵn sàng 'đánh đổi' Hong Kong Bắc Kinh quyết theo đuổi luật an ninh Hong Kong, cho rằng cái giá phải trả sẽ thấp hơn lợi ích thu được từ việc kiểm soát vững chắc đặc khu. Trung Quốc cuối tháng 5 bất ngờ thông báo quốc hội nước này sẽ thông qua luật an ninh mới cho đặc khu hành chính Hong Kong, hình sự hóa các hành...