Đài Loan biên chế chiến hạm tàng hình, quyết tâm chế tạo tàu ngầm
Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ngày 31/3 đã tái khẳng định quyết tâm của hòn đảo nhằm chế tạo tàu ngầm và đẩy mạnh các khả năng phòng thủ. Cùng ngày, Đài Loan đưa vào sử dụng 2 tàu hải quân mới, trong đó có một chiến hạm tàng hình được trang bị tên lửa.
Lễ biên chế 2 tàu hải quân mới tại Cao Hùng ngày 31/3. (Ảnh: CNA)
Đích thân lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã tới tham dự buổi lễ biên chế 2 tàu hải quân mới tự chế tạo, gồm tàu hộ tống tàng hình tên gọi Đà Giang được trang bị tên lửa và tàu cung ứng tên gọi Bàn Thạch. Cả hai tàu đều do Đài Loan tự chế tạo.
Buổi lễ được tổ chức tại căn cứ Tả Doanh của hải quân ở thành phố Cao Hùng, căn cứ hải quân lớn nhất của Đài Loan.
Giới chức quân sự Đài Loan cho hay, chiến hạm Đà Giang sẽ là một “sát thủ” trên biển. Tàu không chỉ được trang bị tên lửa Hùng Phong hiện đại mà còn có thể mang tên lửa có điều khiển thuộc loại Thiên Kiếm 2. Trong khi đó, Bàn Thạch là tàu cung ứng đa năng, được trang bị các loại súng khác nhau.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Ma Anh Cửu đã tái khẳng định quyết tâm của hòn đảo nhằm chế tạo tàu ngầm và đẩy mạnh các khả năng phòng thủ.
“Chúng tôi đặt mục tiêu sở hữu các tàu ngầm thế hệ mới để biên giới ven biển. Tàu ngầm là vũ khí quan trọng nhất trong việc xây dựng các khả năng phòng thủ hải quân. Quân đội phải sở hữu các tàu ngầm mới”, ông Mã nói.
Nhấn mạnh tới nỗ lực của Đài Loan nhằm phát triển chương trình tàu ngầm tự chế, ông Mã nói: “Chúng tôi có quyết tâm và hoàn toàn tin tưởng rằng chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu tự chế tạo tàu ngầm”.
Video đang HOT
Ngoài 2 tàu mới, các tàu quân sự tự chế và các tàu khác do hải quân Đài Loan sử dụng hôm qua cũng neo đậu tại căn cứ hải quân để chứng tỏ các khả năng đóng tàu của hòn đảo.
Chỉ tay về phía một khu vực trống tại cảng, ông Mã nói: “Khu vực đó đang được dành cho các tàu ngầm do Đài Loan tự chế tạo trong tương lai”.
Đối mặt với các thách thức nhằm mua tàu ngầm và các thiết bị quân sự khác từ nước ngoài do sự phản đối của Trung Quốc đại lục, Đài Loan đã tăng cường tự phát các tàu quân sự trong những năm qua. Ông Mã nói rằng điều đó đã giúp nâng cấp các khả năng đóng tàu nội địa của Đài Loan và tạo ra nhiều việc làm.
Trong 7 năm qua, Đài Loan đã chi 1,78 tỷ USD để chế tạo các loại tàu quân sự các loại.
Để chế tạo các tàu ngầm mới nhằm thay thế các tàu ngầm nhiều tuổi của Đài Loan, hòn đảo này được tin là cần sự trợ giúp về thiết kế và công nghệ từ nước ngoài.
Trong khi đó, ông Mã cũng tái khẳng định các nỗ lực của hải quân nhằm bảo vệ hòn đảo. Ông Mã cho hay hải quân sẽ tiếp tục hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển để đảm bảo sự an toàn của các ngư dân hoạt động ở Eo biển Đài Loan, Biển Đông, Hoa Đông và Thái Bình Dương.
An Bình
Theo Dantri/CNA
Hải quân Đài Loan biên chế "sát thủ tàu sân bay"
Hải quân Đài Loan đã chính thức biên chế tàu chiến tên lửa Đà Giang được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".
Ngày 31/3, Hải quân Đài Loan đã tổ chức buổi lễ biên chế 2 tàu chiến Đà Giang và Bàn Thạch tại quân cảng Tả Doanh, thành phố Cao Hùng, Đài Loan.
Tham dự buổi lễ có sự xuất hiện của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu.
Đà Giang là tàu tên lửa tàng hình đầu tiên của Đài Loan áp dụng thiết kế 2 thân. Nó được cựu lãnh đạo cơ quan quốc phòng nước này gọi là tàu chiến nhanh và có hỏa lực mạnh nhất châu Á.
Tàu chiến tên lửa Đà Giang có lượng giãn nước 500 tấn, dài 60,4 m, rộng 14 m, tốc độ cao nhất đạt 38 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 2.000 hải lý.
"Át chủ bài" của tàu là 16 tên lửa hành trình chống hạm gồm 8 tên lửa siêu âm Hùng Phong 3 được thiết kế chuyên để phá hủy tàu sân bay và 8 tên lửa cận âm Hùng Phong 2.
Buồng lái khá tiện nghi của tàu tên lửa Đà Giang.
Ngoài tên lửa Hùng Phong, tàu Đà Giang được trang bị pháo hạm 76mm và một bệ pháo phòng không 6 nòng 20mm Phalanx.
Cùng với tàu tên lửa Đà Giang, Hải quân Đài Loan chính thức biên chế tàu tiếp tế tổng hợp Bàn Thạch. Đây được xem là tàu tiếp tế lớn nhất, hiện đại nhất của Đài Loan hiện nay.
Việc biên chế 2 tàu chiến này sẽ mở ra một chương mới cho Hải quân Đài Loan.
Theo Kiến Thức
Cuộc đua công nghệ tàu ngầm chiến lược: Các nước chiếu dưới Anh có thể phải nhờ Mỹ, trong khi Pháp vẫn chưa có ý định đóng tàu ngầm chiến lược mới. Tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo là thành tố chủ chốt trong lực lượng hạt nhân chiến lược của cả Anh và Pháp. Anh đã thải loại những tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân cuối cùng...