Đài Loan bay thử phi cơ tự phát triển
Phi cơ huấn luyện siêu âm AT-5 Dũng Ưng do Đài Loan tự phát triển bay thử công khai lần đầu tiên trước sự chứng kiến của lãnh đạo Thái Anh Văn.
Nguyên mẫu AT-5 Dũng Ưng được một chiến đấu cơ Ching-kuo hộ tống đã thực hiện chuyến bay thử dài 12 phút trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại căn cứ quân sự ở Đài Trung hôm nay. Đây là lần bay thử nghiệm thứ hai của mẫu phi cơ huấn luyện do Đài Loan tự phát triển, nhưng là chuyến bay công khai đầu tiên. Đợt bay thử đầu tiên diễn ra cách đây hai tuần nhưng không được công bố.
“Máy bay huấn luyện đời mới không chỉ tạo ra hơn 2.000 việc làm, mà còn giúp truyền tải kinh nghiệm và xây dựng thế hệ nhân tài mới trong ngành công nghiệp hàng không”, bà Thái phát biểu sau khi chứng kiến màn bay thử.
Video đang HOT
Nguyên mẫu AT-5 bay thử chuyến đầu hồi đầu tháng 6. Ảnh: Scramble Magazine.
AT-5 Dũng Ưng là máy bay phản lực quân sự đầu tiên được Đài Loan tự thiết kế và chế tạo trong hơn 30 năm qua, kể từ khi hòn đảo thử nghiệm tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 Ching-kuo năm 1989.
Đài Bắc đã đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD cho dự án AT-5 từ năm 2017 với mục tiêu sở hữu ít nhất 66 phi cơ trước năm 2026. Tập đoàn Phát triển Công nghiệp Hàng không Đài Loan (AIDC) sẽ chế tạo 4 nguyên mẫu, hai chiếc thử nghiệm trên mặt đất và hai chiếc thực hiện các chuyến bay kiểm tra.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết những chiếc Dũng Ưng sẽ thay thế phi đội máy bay huấn luyện AT-3 và F-5E/F Tiger II già cỗi do Mỹ sản xuất trong biên chế. Máy bay sẽ có trang thiết bị tương tự tiêm kích F-16, giúp phi công làm quen và tích lũy kinh nghiệm trước khi vận hành các chiến đấu cơ chuyên biệt.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc, đe dọa hòn đảo sẽ phải “trả giá” nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Quân đội Trung Quốc nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Phần lớn trang bị vũ khí của lực lượng vũ trang Đài Loan có nguồn gốc từ Mỹ. Lãnh đạo Thái Anh Văn từng nhiều lần khẳng định tự phát triển công nghệ quân sự là ưu tiên hàng đầu nhằm hiện đại hóa năng lực phòng thủ, đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc đại lục. Chính quyền hòn đảo năm ngoái quyết định tăng chi tiêu quân sự cho năm 2020 thêm 8,3%, lên mức 13,11 tỷ USD, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.
Trung Quốc cảnh báo Đài Loan tiếp nhận người Hong Kong
Bắc Kinh cảnh báo kế hoạch của Đài Loan nhằm giúp những người Hong Kong muốn di cư, cho rằng họ có thể gây hại cho hòn đảo.
Chính quyền Đài Loan hôm 18/6 cho biết đang lên kế hoạch mở một văn phòng đặc biệt nhằm giải quyết các trường hợp cư dân muốn rời đặc khu hành chính Hong Kong để tới hòn đảo. Đài Loan tuyên bố văn phòng đặc biệt trên sẽ bắt đầu hoạt động vào 1/7 và một trong những nhiệm vụ của họ sẽ là xử lý hồ sơ của những người Hong Kong muốn di cư đến Đài Loan vì "lý do chính trị". 1/7/1997 cũng là ngày Anh trao trả Hong Kong về Trung Quốc đại lục.
"Cung cấp nơi trú ẩn cho những kẻ bạo loạn và những phần tử gây hỗn loạn Hong Kong sẽ chỉ tiếp tục mang đến tác hại cho người dân Đài Loan", Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đại lục hôm 19/6 tuyên bố, đồng thời chỉ trích kế hoạch thành lập cơ quan đặc biệt của Đài Loan nhằm trợ giúp người Hong Kong muốn di cư tới hòn đảo, gọi đây là "âm mưu chính trị nhằm can thiệp vào các vấn đề Hong Kong, phá hoại sự ổn định và sự phồn thịnh của đặc khu".
Một người bị bắt trong cuộc biểu tình phản đối luật quốc ca ở Hong Kong hôm 27/5. Ảnh: Reuters.
"Các âm mưu của những lực lượng ủng hộ độc lập cho Hong Kong và Đài Loan, cũng như tìm cách gây tổn hại chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' và chia rẽ quốc gia sẽ không bao giờ thành công", Văn phòng các vấn đề Đài Loan của đại lục cho hay.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tháng trước cam kết giúp người Hong Kong rời đi do những gì bị coi là thắt chặt kiểm soát của Trung Quốc, bao gồm luật an ninh sắp được ban hành. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối động thái trên của bà Thái.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Việc lãnh đạo Thái Anh Văn cùng các quan chức dưới quyền hỗ trợ biểu tình ở Hong Kong làm trầm trọng thêm quan hệ vốn không tốt giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Bắc Kinh cũng cáo buộc những người ủng hộ Đài Loan ly khai thông đồng với người biểu tình ở Hong Kong.
Đài Loan lên kế hoạch tiếp nhận người Hong Kong Đài Loan đang chuẩn bị kế hoạch đón những người Hong Kong muốn rời đặc khu tới hòn đảo, khi Trung Quốc sắp áp luật an ninh. "Hong Kong rõ ràng là một ưu tiên đối với bà Thái Anh Văn", một quan chức cấp cao chính quyền Đài Loan am hiểu vấn đề hôm nay cho hay, thêm rằng chính quyền hòn...