Đài Loan bắt đường dây cá độ kết quả bầu cử lãnh đạo hòn đảo
Đài Loan phát hiện một băng nhóm tổ chức cá độ kết quả bầu cử chọn lãnh đạo mới sẽ được tổ chức vào tuần tới trên hòn đảo này.
Mã Anh Cửu, người đứng đầu Đài Loan – Ảnh: Reuters
Tuần qua, cảnh sát Đài Loan tổ chức nhiều cuộc truy quét ở 31 địa điểm trên khắp hòn đảo và bắt 45 người có liên quan đến đường dây tổ chức cá độ kết quả bầu cử, AFP ngày 4.1 đưa tin.
“Đường dây thiết lập nhiều địa điểm trên hòn đảo và thu hút nhiều con bạc tham gia. Chúng tôi lo sợ vụ cá độ này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới”, Wang Yi-wen, người phát ngôn của Văn phòng công tố Taoyuan nói.
Đài Loan sẽ tổ chức bầu cử để lựa chọn lãnh đạo mới cho hòn đảo vào ngày 16.1. Cờ bạc, cá độ bị cấm ở Đài Loan, ngoại trừ vé số do các ngân hàng tổ chức. Tuy nhiên thế giới ngầm cờ bạc, cá độ đua thú như đua chim bồ câu, thú cưng vẫn tồn tại ở hòn đảo này và có liên hệ với đua ngựa ở Hồng Kông.
Video đang HOT
Giới chức Đài Loan cho biết, con bạc có thể tham gia cá độ thông qua điện thoại, fax và trên mạng internet. Ông Wang nói việc triệt phá đường dây cá độ bầu cử là một trong những nỗ lực của chính quyền hòn đảo nhằm chống gian lận bầu cử, mua phiếu bầu.
Chưa rõ vụ cá độ kết quả bầu cử thu hút bao nhiêu con bạc cho đến thời điểm này và có giá trị bao nhiêu. Năm 2015, cảnh sát đã thu giữ được 42 triệu USD tiền cá độ thông qua thể thao, đua thú liên quan đến đường dây nói trên.
Tuy nhiên theo giới chức địa phương, cho đến nay có hơn 600 người đã bị điều tra vì liên quan đến hơn 300 trường hợp mua phiếu bầu cho cuộc bầu cử sắp tới. Trong cuộc bầu cử địa phương hồi năm 2014, có hơn 2.400 người bao gồm ứng cứ viên và người ủng hộ bị điều tra vì liên quan đến việc mua phiếu bầu.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Học giả Trung Quốc tính đề cử Tập Cận Bình giải Nobel Hòa bình
Các học giả đề xuất đề cử Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cho giải Nobel Hòa bình vào năm tới, sau cuộc gặp lịch sử hồi tháng 11.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh:Reuters
Theo Straits Times, giáo sư Alfred Peng Peigen từ trường kiến trúc của Đại học Thanh Hoa là người dẫn đầu chiến dịch vận động, bắt đầu từ tuần này ở Bắc Kinh.
Có ít nhất 8 người khác đã ký tên, có thể kể đến như cựu hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa Gu Binglin, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc Zhang Qi, và chuyên gia ngoại giao của Đại học Nhân dân Jin Canrong. Tiến sĩ Chang Jen-Hu, chủ tịch Đại học Văn hóa Trung Quốc, một trường đại học tư nhân ở Đài Loan, cũng ký tên vào bản đề nghị.
Bản đề xuất nói rằng cuộc họp đầu tiên giữa hai lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan kể từ năm 1949 mang ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên cũng như hòa bình thế giới.
Phát ngôn viên Ma Xiaoguang thuộc văn phòng phụ trách Đài Loan của Trung Quốc đại lục cho rằng, động thái phi chính phủ này thể hiện cuộc họp của hai nhà lãnh đạo tại Singapore vào đầu tháng 11 được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
"Việc này cũng khẳng định sự phát triển hòa bình của quan hệ hai bờ eo biển kể từ năm 2008", ông nói.
Đề cử cho giải Nobel Hòa bình chỉ có thể được chọn bởi những người từng chiến thắng, thành viên Ủy ban Nobel Na Uy, ban giám khảo, nghị sĩ và các giáo sư. Quá trình đề cử kết thúc vào ngày 1/2 hàng năm.
Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. (Xem cỡ lớn)
Phương Vũ
Theo VNE
Báo Đài Loan: Mỹ ép Mã Anh Cửu hủy chuyến đi đến đảo Ba Bình Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hủy chuyến đi đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm nay 12.12, một động thái được cho là do sức ép từ Mỹ. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ không đến đảo Ba Bình ở Trường Sa - Ảnh: AFP Truyền thông Đài Loan ngày 12.12 đưa...