Đài Loan bác tin đồn du học sinh Việt làm lây lan HIV
Trung tâm Xác minh Tin tức Đài Loan bác thông tin cho rằng cảnh sát đã bắt giữ một nữ du học sinh người Việt vì làm lây nhiễm HIV.
Tuần trước, khắp mạng xã hội Đài Loan lan tràn thông tin một nam thanh niên Việt Nam ở Đài Loan đến đồn cảnh sát trình báo bị lây nhiễm HIV sau khi quan hệ tình dục với một nữ du học sinh người Việt. Anh này muốn cảnh sát bắt giữ nữ du học sinh Việt để ngăn chặn lây nhiễm. Thông tin ban đầu được một trang tin hải ngoại đăng tải.
Các lao động trái phép người Việt bị bắt ở thành phố Đài Trung, Đài Loan hồi tháng 6/2019. Ảnh: NIA Taichung
Trung tâm Xác minh Tin tức Đài Loan hôm 2/12 thông báo những hình ảnh trên trang tin tức này đã bị chỉnh sửa. Hai người dẫn là phát thanh viên kênh truyền hình YTN của Hàn Quốc trong bản tin về một phụ nữ Việt bị chồng Hàn Quốc bạo hành năm ngoái. Còn chữ đài giải trí TVBS, một kênh truyền hình Đài Loan, xuất hiện ở góc phải của bản tin và hình ảnh cô gái ở giữa đã bị thêm vào.
Ông La Bạch Lê, trưởng phòng tin tức của Cục Di dân Đài Loan, cho hay thông tin nữ sinh người Việt bị bắt và đưa về nước là không chính xác. Luật sửa đổi về người mắc bệnh truyền nhiễm công bố hồi tháng 2/2015 đã bỏ quy định cấm người nhiễm HIV nhập cảnh, cũng như bỏ quy định hạn chế và không cho phép người nhiễm HIV tiếp tục lưu trú ở Đài Loan. Do đó, Đài Loan hiện không có quy định buộc du học sinh ngoại quốc, người di dân nhiễm HIV phải về nước.
Video đang HOT
Tính đến tháng 6/2019, có hơn 220.000 người Việt sinh sống và làm việc, học tập tại Đài Loan, theo Tổng cục Ngân sách, kế toán và thống kê Đài Loan. Trong số này, khoảng 17.400 người là du học sinh, đứng thứ hai về số lượng du học sinh sau Trung Quốc đại lục.
Đài Loan khoe tên lửa đối đất ở căn cứ tiền phương
Lực lượng vũ trang Đài Loan khoe tên lửa hành trình Vạn Kiếm khi lãnh đạo Thái Anh Văn thăm căn cứ quân sự tiền phương trên đảo Bành Hồ.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thăm căn cứ của lực lượng phòng vệ ở đảo Bành Hồ trên eo biển Đài Loan hôm 22/9, trong bối cảnh Bắc Kinh tuần trước điều gần 40 tiêm kích và oanh tạc cơ áp sát đảo Đài Loan trong hai ngày, một số chiếc còn băng qua đường trung tuyến phân chia eo biển.
Trong chuyến thăm của bà Thái, lực lượng vũ trang Đài Loan đã trưng bày tên lửa hành trình không đối đất Vạn Kiếm, một trong những vũ khí được kỳ vọng có thể răn đe và ngăn cản những cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào hòn đảo.
Tên lửa Vạn Kiếm trưng bày trong chuyến thăm của lãnh đạo Đài Loan hôm 22/9. Ảnh: Formosa TV.
Vạn Kiếm được Viện Công nghệ và Khoa học Chung-Shan phát triển riêng cho tiêm kích nội địa F-CK-1 của Đài Loan. Tên lửa có mặt cắt vuông để giảm tiết diện phản xạ radar và cánh nâng được gập gọn trên thân, vẻ ngoài tương đồng mẫu Taurus KEPD 350 của Đức, cũng như Storm Shadow của Anh - Pháp.
Vạn Kiếm có thể mang đầu đạn nổ mạnh, bán xuyên giáp hoặc đầu đạn con với khối lượng tối đa 350 kg, cho phép tấn công nhiều loại mục tiêu mặt đất và trên biển. Tên lửa có tốc độ cận âm, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh. Tên lửa có tầm bắn 240 km, nhưng có thể tấn công mục tiêu sâu hơn ở đất liền nhờ phóng từ tiêm kích F-CK-1.
Trong thời bình, sự hiện diện của tên lửa Vạn Kiếm ở đảo Bành Hồ phục vụ chiến lược răn đe của Đài Bắc, buộc Bắc Kinh suy tính kỹ khi lên kế hoạch tấn công đảo Đài Loan.
Tiêm kích F-CK-1 mang hai quả Vạn Kiếm dưới cánh bay thử năm 2013. Ảnh: Wikimedia Commons.
Các đơn vị tiêm kích F-CK-1 đóng quân ở Bành Hồ có thể tung đòn tập kích chớp nhoáng vào các mục tiêu như sân bay, cảng biển, đài radar và căn cứ tên lửa ở đại lục, cũng như vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ đường biển khi nổ ra xung đột, do tên lửa Vạn Kiếm có tầm bắn vượt trội so với nhiều hệ thống phòng không của đại lục.
Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính lý thuyết do căn cứ trên đảo Bành Hồ có thể hứng chịu những đòn không kích dữ dội bằng tên lửa đạn đạo và hành trình từ đại lục nếu xung đột nổ ra.
Căn cứ ở Bành Hồ hoạt động từ năm 1997, đóng vai trò tuyến đầu trong phản ứng của Đài Loan trước lực lượng Trung Quốc đại lục. Wang Chia-chu, sĩ quan chỉ huy lực lượng đồn trú, nói rằng họ chỉ có 5 phút để triển khai chiến đấu cơ ngăn chặn trong mỗi lần phát hiện máy bay Trung Quốc đến gần hòn đảo.
Vị trí đảo Bành Hồ trên eo biển Đài Loan. Đồ họa: Wikipedia.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Đài Loan nói rằng các phi đội tiêm kích tại Bành Hồ hiện triển khai chiến đấu cơ đánh chặn "hầu như mỗi ngày" khi căng thẳng lên cao.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 21/9 tuyên bố Đài Loan "là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc" và "không tồn tại cái gọi là đường trung tuyến của eo biển Đài Loan". Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu bác bỏ tuyên bố này, gọi đường trung tuyến là "biểu tượng" quan trọng để tránh đụng độ quân sự giữa hai bờ eo biển.
Máy bay Trung Quốc 5 lần áp sát Đài Loan trong 7 ngày Hai phi cơ quân sự của Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không ở phía tây nam đảo Đài Loan, lần thứ 5 kể từ ngày 17/9. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết hai máy bay chống ngầm Y-8 của quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 22/9 bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo, buộc...