Đại lộ nghìn tỷ lún do vật liệu không đạt chuẩn
Ngày 25/6, tại hội thảo “Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa” tổ chức tại TPHCM, ông Hà Ngọc Trường, kỹ sư cao cấp, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM cho biết kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu bê tông nhựa đường Mai Chí Thọ (đại lộ Đông- Tây đoạn qua quận 2, TPHCM) chưa đạt tiêu chuẩn.
Việc sử dụng lớp bê tông nhựa không đạt chuẩn, quá trình giám sát lơi lỏng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hằn lún vệt bánh xe rất sâu trên mặt đường dù chủ đầu tư đã cho khắc phục nhiều lần.
Theo ông Trường, việc dự báo thiếu chính xác lưu lượng xe tải ra vào cảng Cát Lái của đơn vị tư vấn thiết kế cũng là một trong những nguyên nhân.
Video đang HOT
Mặt đường đại lộ nghìn tỷ bị sụt lún nghiêm trọng.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, nguyên nhân dẫn đến lún vệt bánh xe là do nhiều yếu tố như: vật liệu, quy trình trộn bê tông, tải trọng xe, quy trình thiết kế áo đường có tính đến điều kiện khí hậu và trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng…
Đại lộ Đông – Tây dài gần 22 km, nối từ quốc lộ 1 đến xa lộ Hà Nội, đi qua tám quận huyện, gồm quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Tổng vốn đầu tư của dự án là 9.864 tỷ đồng, trong đó gần 6.400 tỷ đồng vay từ vốn ODA của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Theo Huy Thịnh (Tiền Phong)
Đại lộ Đông Tây bị lún do bê tông nhựa không chuẩn
Đó là thông tin do kỹ sư Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, công bố tại hội thảo &'Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa', tổ chức tại TP.HCM ngày 25.6.
Đường vào cảng Cát Lái bị lún nặng - Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo ông Trường, mặc dù đã được sửa nhiều lần nhưng đại lộ Đông Tây đoạn thuộc quận 2, TP.HCM (tên mới là đại lộ Mai Chí Thọ) vẫn lún sâu, trồi nhựa. Sau nhiều lần lấy mẫu và kiểm tra toàn diện, nguyên nhân lún được xác định do sử dụng bê tông nhựa không chuẩn.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do dự báo lượng xe tải, container ra vào cảng Cát Lái không chính xác (dự báo trước khi làm đường là 10.000 lượt xe/ngày, nay lên 22.000 lượt xe/ngày), dẫn đến thiết kế sử dụng lớp bê tông nhựa cho lượng xe chưa chính xác.
Từ đó, ông Trường cho rằng nên tăng hàm lượng polyme trong kết cấu bê tông nhựa. Giải pháp trên đã được nhà thầu Nhật Bản triển khai xử lý đoạn lún rất nặng trên đại lộ Đồng Văn Cống (từ vòng xoay Mỹ Thủy đến cảng Cát Lái, quận 2), hiện đã khắc phục được lún. Đồng thời, các cơ quan có trách nhiệm có giải pháp chia sẻ lượng hàng hóa từ cảng Cát Lái ra các cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hiệp Phước (Nhà Bè) để giảm tải cho tuyến đường vào cảng Cát Lái.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia ngành giao thông cho rằng tình trạng lún mặt đường chủ yếu do nguyên nhân thiết kế, thi công và xe quá tải. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ tiếp tục được nghiên cứu để tìm ra một nguyên nhân chính xác nhằm báo cáo Bộ GTVT.
Theo Thanh Niên
Sốt ruột đường lún, Bộ trưởng đến tận nơi kiểm tra Tình trạng lún hằn bánh xe tại một số tuyến đường đang trở thành vấn đề nóng được dư luận và ngành giao thông đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Nhiều hội nghị, hội thảo đã đưa vấn đề ra "mổ xẻ" để tìm nguyên nhân... Thậm chí cuối tuần qua, khi đi thị sát dự án QL1 dọc từ Ninh...