Đại lộ danh nhân: “Giẫm đạp lên tên sao gọi là tôn vinh?”
Con đường vinh danh những danh nhân, nghệ sĩ nằm ở vị trí mà cả ngàn lượt người sẽ đi bộ vào mỗi cuối tuần.
Theo đề xuất, “Đại lộ danh nhân” sẽ nằm ven hồ Hoàn Kiếm, kéo dài từ tháp Hòa Phong đến đền Bà Kiêu
Gần đây, thông tin về việc Hà Nội đưa ra ý tưởng xây dựng “Đại lộ danh nhân” ghi danh những danh nhân, nghệ sĩ, nhà khoa học… có đóng góp lớn cho TP thu hút sự chú ý của dư luận.
Nhiều người cho rằng tuyến đường này sẽ tạo điểm nhấn trong không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại nó sẽ gây lên tranh cãi, ai sẽ được ghi danh.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tỏ ra ngạc nhiên trước ý tưởng này. Bởi phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm có hàng ngàn lượt người qua lại vào mỗi dịp cuối tuần, chưa tính đến ngày lễ Tết. Làm “Đại lộ danh nhân” thì không thể tránh được tình trạng người đi đường giẫm chân những viên đá ghi danh.
“Tên là điều rất thiêng liêng với người Việt, khắc tên danh nhân lên mặt đường để cả ngàn người giẫm đạp sao gọi là tôn vinh được? Văn hóa của chúng ta khác văn hóa Mỹ. Những danh nhân, người có công thường được khắc tên lên bia đá đặt ở nơi trang trọng, không phải ở mặt đường, vỉa hè”, PGS Hùng nói.
Theo ông Hùng, nếu xây “Đại lộ danh nhân” sẽ vấp phải một vấn đề gây tranh cãi lớn, ai sẽ xứng đáng được vinh danh ở đó. “Xét danh nhân theo tiêu chí nào? Đóng góp ra sao? Nếu không lập được một hội đồng thẩm định khách quan, con đường đó có thể biến thành nơi ghi thêm vài người háo danh, nhờ vả, xin xỏ để được tôn vinh”.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, người nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hà Nội lại ủng hộ ý tưởng “Đại lộ danh nhân”. Tuy nhiên, thành phố cần cân nhắc vị trí phù hợp.
Ông Tiến cho rằng khu vực hồ Hoàn Kiếm gắn với truyền thuyết lịch sử tâm linh, nơi có Tháp Bút, Đài Nghiên tôn vinh văn hóa truyền thống. Việc xây dựng công trình mang dấu ấn, phong cách phương Tây không phù hợp.
“Ý tưởng tốt thì nên chọn một vị trí tốt, không nên dồn tất cả vào hồ Hoàn Kiếm, nơi quá đông đúc. Chúng ta có những công viên lớn như công viên Hòa Bình thì sao không đặt những danh nhân ở đó”, ông Tiến bày tỏ.
Video đang HOT
Trước đó, ông Vũ Hồng Dương, Trưởng ban quản lý xây dựng công trình công ích quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, dự án “Xây dựng cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm” trong đó có hạng mục “Đại lộ danh nhân” sẽ được lấy ý kiến của người dân để hoàn thiện.
Theo đó, một đoạn đường Đinh Tiên Hoàng kéo dài từ tháp Hòa Phong tới đền Bà Kiệu được đề xuất cải tạo thành “Đại lộ danh nhân”. Cũng theo dự kiến “Đại lộ danh nhân” sẽ là nơi ghi danh những danh nhân, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu… có đóng góp lớn cho sự phát triển của Hà Nội, tương tự như “Đại lộ danh vọng” của nước Mỹ.
Chiều 22.2, trao đổi với PV, ông Phạm Tuấn Long, PCT UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, theo kết quả lấy ý kiến người dân, có đến 96% ủng hộ việc cải tạo, chỉnh trang khu vực hồ Hoàn Kiếm, cùng ý tưởng xây dựng “Đại lộ danh nhân”.
Theo Danviet
HN: "Ma trận vỉa hè" đẩy người đi bộ xuống lòng đường
Vỉa hè bị chiếm dụng bởi những bếp than, xe máy, bàn ghế, hàng quán... khiến người đi bộ ở Hà Nội phải đi xuống lòng đường hoặc lạng lách, đánh võng tìm một lối thoát trên vỉa hè.
Tại Hà Nội, tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra rất phổ biến nhưng ít thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.
Mới đây, chính quyền quận 1 và quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) đã ra quân rất quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm trật tự đô thị, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ. Thậm chí, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1 còn khẳng định, nếu không giành lại vỉa hè cho người đi bộ, ông sẽ "cởi áo về vườn".
Sau khi các đơn vị chức năng ra quân và xử phạt, nhiều tuyến đường ở TP Hồ Chí Minh đã trật tự trở lại, vỉa hè thông thoáng và người dân có thể đi lại an toàn.
Tại Hà Nội, theo ghi nhận của PV ngày 24/2, tình trạng vi phạm, lấn chiếm vỉa hè vẫn diễn ra rất phố biến tại nhiều tuyến phố, nhất là khu vực phố cổ, nơi có lượng người dân và khách du lịch đi bộ rất đông.
Vỉa hè bị chiếm làm nơi kinh doanh, buôn bán, bày biện đồ đạc của người dân. Người đi bộ bị "đẩy" xuống lòng đường hoặc phải len lỏi qua những "ma trận" đồ đạc trên vỉa hè để tìm lối đi.
Còn nhớ sau vụ Camry "điên" đâm chết 3 người ở Ái Mộ (Long Biên) hồi cuối tháng 2/2016, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia từng nói cần xử phạt nghiêm hơn, chặt chẽ hơn những đối tượng chiếm dụng, sử dụng trái phép và cấp giấy phép sử dụng trái phép hạ tầng dành cho người đi bộ nhằm tạo môi trường an toàn cho người đi bộ.
Trong khi vỉa hè bị lấn chiếm không bị xử phạt thì từ 1/2/2016, Phòng CSGT Hà Nội đã ra quân xử phạt người đi bộ sai quy định. Trước thực trạng vỉa hè đang bị chiếm dụng, người đi bộ đang lâm vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan".
Một số hình ảnh vỉa hè bị chiếm dụng PV ghi nhận chiều 24/2 tại Hà Nội:
Vỉa hè những tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân... luôn là nơi bày hàng của những hộ dân kinh doanh ven đường.
Những hàng quán bán đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh chiếm trọn vỉa hè của người đi bộ.
Nhiều hộ dân còn mang bếp than, nồi áp suất ra đặt ở vỉa hè để đun nấu gây nguy hiểm cho người đi đường.
Những chiếc máy cắt, máy hàn trên phố Lò Rèn chiếm trọn vỉa hè và liên tục "phun lửa" ra phía lòng đường.
Xe máy, hàng rong bán bánh mì trên vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng "đẩy" người đi bộ xuống lòng đường.
Nếu không muốn trèo lên yên xe để được đi trên vỉa hè phố Đinh Liệt thì những du khách này đi bộ xuống lòng đường.
Xe máy và quầy hàng bày giày dép khiến người đi bộ trên phố Cầu Gỗ phải len lỏi, lạng lách để vượt qua.
Rất khó để tìm một kẽ hở cho người đi bộ trên vỉa hè phố Hàng Bạc.
Không còn vỉa hè, hàng rong tràn cả xuống lòng đường để bán hàng, mời chào du khách.
Khi có bóng dáng của lực lượng chức năng, hàng rong lại di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Theo Danviet
13km đường sắt trên cao "ngốn" gần 700 nhân sự 681 nhân sự, bao gồm lái tàu, nhân viên trung tâm điều độ, nhân viên trung tâm ga, sửa chữa tàu, ga, đường ray... đã được tuyển dụng xong. Đoàn tàu đường sắt Cát Linh- Hà Đông được vận chuyển về Hà Nội Trưa 20/2, trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý Dự án...