Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014
Sẽ diễn ra tại Việt Nam từ ngày 8 đến 10-5 với chủ đề “ Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc”.
Chùa Bái Đính nơi diễn ra Đại lễ Vesak 2014
Dự kiến sẽ có khoảng 5.000 đại biểu chính thức, trong đó có 1.500 đại biểu quốc tế đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 không chỉ góp phần tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại mà còn là cơ hội giới thiệu, quảng bá, hình ảnh đất nước con người Việt Nam, bản sắc văn hóa và tiềm năng du lịch với ban bè quốc tế.
Trong khuôn khổ diễn ra Đại lễ, sẽ có nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức như trưng bày triển lãm mỹ thuật nhiếp ảnh Phật giáo, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, hội chợ văn hóa Phật giáo… Các hoạt động chính của Đại lễ dự kiến được tổ chức ở chùa Bái Đính, Ninh Bình. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa cũng sẽ được tổ chức tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa…
Theo ANTD
Trèo lên bàn thờ để cầu may: Phỉ báng thánh thần
Trèo lên bàn thờ, giẫm đạp lên nhau để xoa tiền vào tượng phật, bát hương, bảo kiếm là những cách người dân "lấy may" trong lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) năm nay. Đó là hành động thiếu văn hóa, phỉ báng thánh thần.
"Đút tiền vào tay phật không khác gì hối lộ"
Video đang HOT
Đêm 14 rạng ngày 15/1 âm lịch, đền Trần (Nam Định) chính thức diễn ra lễ khai ấn. Hàng ngàn người dân đã đổ về dự buổi lễ. Ở chốn linh thiêng, nhưng nhiều người dân chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để lấy tiền xoa vào tượng phật, bát hương, thanh bảo kiếm lấy may mặc cho lực lượng chức năng ngăn cản. Nhiều người dân sau khi xem xong hình ảnh đã nói rằng đó là hình đó phản cảm, thiếu văn hóa.
Nhà sưu tầm văn hóa dân gian Đỗ Văn Giảng cho biết, không chỉ ở đền Trần, Nam Định mà ngay ở chốn non thiêng Yên Tử, Quảng Ninh, người dân cũng chen nhau xoa tiền vào chuông đồng lấy may. Ở chùa Bái Đính, Ninh Bình, ngôi chùa to, đẹp thuộc loại nhất Việt Nam, cũng bắt gặp nhiều hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật.
Người dân chen lấn nhau xoa tiền lẻ vào bát hương, ở đêm khai ấn đền Trần, Nam Định
Những hành động phản cảm trên đều xuất phát từ tâm lý hùa theo đám đông. Từ xưa, người dân đến chùa Quán Thánh, Hà Nội đều xoa tay vào đầu gối bức tượng Trấn Vũ để lấy may. Đến nay, người dân vẫn nghĩ rằng xoa tiền như vậy, may mắn sẽ đến bên gia đình trong năm mới.
"Tuy nhiên ở lễ hội đền Trần, tôi thấy người dân chen lấn, xô đẩy nhau để được xoa tiền vào bát hương, thanh bảo kiếm lấy may. Đây là hành động thái quá, không đẹp, thiếu văn hóa, thậm chí là phỉ báng thánh thần, Phật.", ông Giảng nói.
Ông Giảng cho biết thêm, người dân quan niệm dùng đồng tiền làm cầu nối đến Phật, thánh thần để có thêm tiền bạc, quyên lơi ca nhân hơn ngươi. Đây là sư câu mong không trong sang, không phu hơp đao ly cua ngươi Viêt. Mặt khác, hành động người dân xoa tiền lẻ lên tay tượng không khác gì đi hối lộ thánh thần.
"Không phải cứ đến lễ hội, chùa chiền, người dân cúng lễ to, xoa tiền lẻ lên tượng, bát hương thì sẽ được hưởng nhiều lộc. Cuộc sống, công việc có may mắn, thành đạt hay không đều do bản thân con người tạo ra chứ không phải do thánh thần, hay Phật ban", ông Giảng chia sẻ.
Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng,Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho hay, phần người lớn người dân Việt Nam có văn hóa ứng xử, giao tiếp chuẩn mực, văn minh. Tuy nhiên, có một số người thiếu hiểu biết nên dẫn đến việc đi lễ chùa có hành động kém văn hóa như xoa tiền vào tượng phật, xoa tiền vào bát hương trong lễ hội đền Trần.
Thông thường người dân đến đền, chùa với tấm lòng thành, tâm luôn hướng phật. Thế nhưng có nhiều người dân không hiểu điều đó đã chen lấn tiếp cận xoa tiền lẻ vào các pho tượng, bát vàng, bát bạc rồi đem về nhà để hưởng lộc.
Trèo lên bàn thờ để xoa tiền, sờ thanh bảo kiếm ở đêm khai ấn đền Trần, Nam Định
"Hành động đó không đúng mà gây nên phản cảm bởi khi đến chùa không bao giờ người dân được phép cầu lộc và trưng lộc. Đến chùa, người dân chỉ nên cầu sự an lành, hạnh phúc. Cái duy nhất Phật giáo có thể đem đến cho người dân đó là sự thanh tịnh về tâm hồn, chứ không phải là lộc, tài, công danh", Tiến sĩ Hồng giải thích.
Theo tiến sĩ Hồng, người dân quan niệm xoa tiền vào bát hương, thanh bảo kiếm để lấy may là người có tư duy đời thường. Họ nghĩ rằng trần sao thì âm vậy nên họ mang tham vọng cầu tài, lộc đến nơi cửa chùa. Trong khi đó, họ lại không biết rằng, hành vi của mình đang làm vấy bẩn sự thanh tịnh, thanh khiết nơi cửa chùa.
"Rải một đống tiền lẻ nơi cửa Phật hay xoa tiền vào bát hương, thanh bảo kiếm với mong ước thu lại tiền tài lớn hơn là điều không bao giờ có. Ngoài ra, nơi cửa đền, chùa cũng không phải là nơi mang xôi, gà, oản đến chốn linh thiêng thì điều cần nhất là tấm lòng thành", tiến sĩ Hồng giải thích.
"Tạo khoảng cách giữa tượng phật và du khách"
Nhà sưu tầm văn hóa Đỗ Văn Giảng nêu, người dân đi lễ chùa đầu năm chỉ nên sắm lễ bằng hương, hoa quả. Tiền công đức, người dân có thì bỏ vào hòm, thùng công đức, chứ không nên rải khắp các ban thờ, mâm hoa quả.
Theo ông Giảng, ban quản lý ở đền, chùa cũng nên tạo khoảng cách giữa tượng phật và khách đến hành hương, tránh để họ tiếp cận với tượng Phật. Qua đó, du khách sẽ không thể tiếp cận đến gần tượng, không có những hình ảnh xấu như bỏ tiền lẻ hay chụp ảnh bên cạnh tượng Phật.
Nhà sưu tầm văn hóa dân gian, Đỗ Văn Giảng
"Đơn cử như ở chùa Bái Đính, tôi thấy tượng các vị La Hán được đặt ở ngoài hành lang không có hàng rào vệ nên người dân cứ vô tư rải tiền lẻ, xoa tiền vào tượng. Như vậy, tượng Phật ở nơi cửa chùa cũng mất đi sự linh thiêng", ông Giảng nói.
Tiến sĩ Hồng cũng cho rằng, những người làm công tác quản lý ở đền chùa phải luôn nhắc nhở người dân từ bỏ ý nghĩ, thói quen xoa tiền lẻ hay bỏ tiền lẻ vào tượng Phật. Bởi đó là hình ảnh không đẹp, tạo nên nét phản cảm khi người dân đến đền, chùa. Người làm quản lý phải tuyên truyền để người dân hiểu hành động đó là điều không tốt, khi đó người dân nhận thức ra sẽ thay đổi hành vi.
Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phải phối hợp, hành động để dần xóa bỏ việc đổi tiền lẻ ở đền chùa. Bởi vì nếu không làm chặt chẽ, mọi việc sẽ nhanh chóng trở lại như cũ và còn tạo điều kiện cho dịch vụ đổi tiền lẻ phát triển rầm rộ, mạnh mẽ như hiện nay.
Theo Khampha
Khai hội ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam Theo truyền thống, đúng ngày 6 Tết âm lịch hàng năm, chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn bắt đầu khai hội. Hàng vạn du khách trong và ngoài nước, cùng các tăng ni phật tử cũng nô nức hành hương về tham dự lễ hội. Lễ hội chùa Bái Đính năm nay được khai mạc vào ngày 5/2 (tức 6/1...