Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559
Sáng nay 1.6 (rằm tháng 4 năm Ất Mùi), tại Việt Nam Quốc Tự (đường 3/2, Q.10, TP.HCM), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN trang nghiêm cử hành nghi thức Phật đản Phật lịch 2559 – Dương lịch 2015. Đây là năm thứ 2 Đại lễ Phật đản được tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự.
Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh tặng hoa chúc mừng tăng ni, phật tử nhân dịp Đại lễ Phật đản
Tham dự đại lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh cùng phu nhân; bà Mai Thị Hạnh, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Võ Văn Thưởng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM Võ Thị Dung; Phó chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang; lãnh đạo các sở, ban, ngành TP.HCM; chư tôn giáo phẩm, tăng ni, phật tử; đại diện công giáo, hồi giáo, cao đài…
Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ, thay mặt Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo VN tuyên đọc Thông điệp của Đức Pháp chủ – Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ gửi chư tôn túc hòa thượng, thượng tọa, tăng ni, phật tử trong và ngoài nước nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559.
Trong thông điệp, Đức Pháp chủ kêu gọi nguyện cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Ngày Phật đản năm nay, đúng vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1.6, Đức Pháp chủ cũng kêu gọi hãy tận tâm hơn nữa chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng; đặc biệt dành tình cảm tới thế hệ trẻ mầm non, tương lai của đất nước.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Đoàn kết Công giáo cũng tặng hoa chúc mừng tăng ni, phật tử
“Làm những việc đó là chúng ta có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc, với nền đạo đức xã hội trước những thách thức xâm nhập văn hóa của thời kỳ hội nhập quốc tế”, Đức Pháp chủ khẳng định.
Video đang HOT
Đức Pháp chủ cũng khẳng định tăng ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm tốt sứ mạng hoằng pháp, đưa đạo Phật tới đồng bào các dân tộc vùng cao miền núi và hải đảo.
Với sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu, Giáo hội đã hoàn thành việc thành lập tổ chức của mình tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hàng vạn tăng ni, phật tử tham dự đại lễ
Giáo hội đã bổ nhiệm quý tăng sĩ trụ trì các chùa tại quần đảo Trường Sa, sát cánh cùng nhân dân góp phần bảo vệ biển đảo bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc.
Đây là Phật sự rất ý nghĩa khi cả nước kỷ niệm 40 năm nước nhà được thống nhất, giấc mơ lớn của dân tộc thành hiện thực, Việt Nam hội nhập toàn diện với thế giới, sánh vai với các nước năm châu.
Phật giáo Việt Nam cũng tự hào đã góp phần vào sự thành công đó, bởi Phật giáo đã tích cực góp phần làm nên cốt lõi của bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Phật tử thành kính cầu nguyện trong ngày đại lễ
Đình Phú
Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo Thanhnien
Các cơ quan Hà Nội hát Quốc ca chào cờ đầu tuần
Thay vì bài Quốc ca ghi âm sẵn, từ hôm nay khi chào cờ các cơ quan, đơn vị ở thủ đô phải tự hát theo đúng nhạc. Nhiều đơn vị công an, đoàn thể được cho là chấp hành tốt.
Đúng 7h30 sáng 1/6, tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động (Công an Hà Nội), gần 700 chiến sĩ và cán bộ tập trung trước sân để làm lễ chào cờ. Trước khi bài Quốc ca cất lên, một chiến sĩ thay mặt lãnh đạo đơn vị đọc yêu cầu, nhiệm vụ của ngành.
Sau hiệu lệnh của người chỉ huy, gần 700 chiến sĩ đồng thanh hát Quốc ca. Đứng đầu hàng là đại tá Đào Thanh Hải, Phó giám đốc Công an thành phố.
Những cán bộ, phó trưởng các phòng ban thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động, Cảnh sát kinh tế, Hình sự, Giao thông đứng đầu hàng, phải chào khi hát Quốc ca.
Theo quy định, từ 1/6 việc chào cờ và hát Quốc ca sẽ diễn ra thường xuyên vào buổi sáng đầu tuần. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng việc chào cờ và hát Quốc ca hàng tuần sẽ giúp bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho mỗi cán bộ công chức, lực lượng vũ trang, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ thủ đô.
Sau phần hát Quốc ca, một chiến sĩ trẻ đại diện lực lượng Công an Hà Nội đọc 5 lời thề của ngành và cùng hô vang khẩu hiệu xin thề.
Để lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm, tất cả cán bộ, chiến sĩ phải ăn mặc chỉnh tề, học thuộc lời và nhạc bài hát Quốc ca và khi hát phải hướng về lá cờ tổ quốc.
Cùng trong sáng nay, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã dự lễ chào cờ tại Thành đoàn Hà Nội, Sở Thông tin Truyền thông. Ông Phan Lan Tú, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ, việc chào cờ vào sáng thứ hai đầu tuần trong nhiều năm qua đã giúp tạo động lực, tinh thần làm việc hứng khởi cho mỗi cán bộ công chức.
Trưởng Ban Tuyên giáo Hồ Quang Lợi đánh giá, quy định người tham dự lễ chào cờ phải hát Quốc ca, đã có chuyển biến. Tuy nhiên, một số nơi khi thực hiện nghi thức chào cờ chỉ sử dụng bài Quốc ca (có lời hoặc nhạc) được ghi âm sẵn, người tham dự lễ không hát hoặc hát sai nhạc và lời.
Để chấn chỉnh những sai sót trên, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc... kiểm tra các cơ quan trong hệ thống thực hiện nghiêm việc hát Quốc ca trong lễ chào cờ; hát Quốc ca và Quốc tế ca khi tiến hành nghi thức chào cờ trong các buổi sinh hoạt Đảng.
Bá Đô
Theo VNE
Hàng nghìn người rước Phật ở Huế Các tăng ni, Phật tử cùng tham dự nghi lễ rước Phật kéo dài gần 4 km qua nhiều tuyến đường của thành phố Huế trong mùa Phật đản. Đúng 17h chiều 31/5 (tức 14 tháng Tư âm lịch), Ban tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559 tại Huế đã cử hành nghi lễ rước Phật từ chùa Diệu Đế (đường...