Đại lễ hướng tới hòa bình và hợp tác vì tiến bộ của nhân loại
Chiều 10/5, Đại lễ Phật đản LHQ đã bế mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế chùa Bái Đính – Ninh Bình. Đại lễ lớn nhất về văn hóa Phật giáo quy tụ khoảng 10.000 đại biểu, quan khách đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ”, Đại lễ Phật đản LHQ – UN Vesak 2014 trở thành ngày hội văn hoá thể tinh thần đoàn kết dân tộc và quốc tế.
Tham dự lễ bế mạc có Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Quốc vương Toro – Hòa thượng Tepvong, Vương quốc Campuchia…., các chư tôn đức, các quan khách trong và ngoài nước cùng Chủ tịch các Giáo hội Phật giáo trên thế giới.
Trong thời gian diễn ra Đại lễ, các Đại biểu đã thực hiện 5 phiên hội thảo tập trung vào chủ đề chính của LHQ là “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ”, các khóa lễ cầu nguyện, các chương trình từ thiện thiết thực, ý nghĩa thu được những kết quả tốt đẹp.
Đại biểu, quan khách trong nước và Quốc tế tại Lễ bế mạc Vesak 2014
Đại lễ cũng đón nhận thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon, Tổng Giám đốc UNESCO H.E.Irina Bokova cùng hơn 20 thông điệp của nguyên thủ Quốc gia, lãnh đạo các Giáo hội Phật giáo trên toàn thế giới.
Trước khi phiên bế mạc chính thức được cử hành, Ban tổ chức Đại lễ Vesak đã tổng kết chương trình hội thảo, Trao bằng TS. Danh dự cho quốc vương Toro Oyo Nyimba Kabambaiguru Rukidi IV, Đức vua trẻ nhất thế giới đã có đóng góp rất lớn cho Phật giáo thế giới cũng như cho quá trình kiến tạo hòa bình thế giới.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đại lễ Tam hợp Đức Phật Liên Hợp quốc năm 2014 tại Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Ngọn cờ nhân văn – hòa bình – hữu nghị và hợp tác của Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc đã được giương cao ở Hà Nội – Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2008.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ bế mạc Vesak 2014
Và lần này, tại Ninh Bình – cố đô, nơi mà từ hơn một ngàn năm trước, Phật giáo đã được các bậc minh quân phong kiến Việt Nam đề cao. Ở đó, các đại sư tài đức đã được vua phong làm quốc sư để giúp đời hộ quốc, an dân.
Tư tưởng cao quý của Đại lễ với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc” đã được long trọng tuyên xưng trong hòa hợp và trách nhiệm lớn lao.
“Trong thời gian Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc diễn ra tại Chùa Bái Đính, Ninh Bình, trên khắp đất nước Việt Nam, hàng chục triệu Tăng Ni, Phật tử trong cả nước cùng tiến hành kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Phật Thích Ca theo truyền thống tín ngưỡng tôn giáo của mình, hưởng ứng Đại lễ Vesak trong tinh thần văn hóa quốc tế và hữu nghị của Liên Hợp quốc.
Đại biểu tham dự Đại lễ Phật đản LHQ – Vesak 2014 nhận quà lưu niệm tại lễ bế mạc chiều 10/5 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình
Thông qua Đại lễ này, chúng tôi hy vọng sự đoàn kết, gắn bó giữa chúng ta càng bền chặt để hành động có hiệu quả thiết thực hơn cho hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại.
Với thành tựu đạt được qua Đại lễ này, tôi tin tưởng sâu sắc rằng những ý nguyện tốt đẹp của cộng đồng quốc tế được thảo luận, thống nhất thể hiện tại “Tuyên bố chung Vesak 2014″ nhất định sẽ trở thành hiện thực.”,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Đại lễ Phật Đản LHQ – UN Vesak 2014 lần thứ 11 được tổ chức tại chùa Bái Đính từ ngày 7/5 – 10/5. Qua hơn 3 ngày làm việc, Đại lễ đã đồng thuận và chấp thuận “Tuyên bố chung Ninh Bình 2014″.
Trong khuôn khổ diễn ra đại lễ Vesak 2014, tối nay tiếp tục diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng thành công Đại lễ.
Kết thúc Đại lễ, sẽ là màn thắp nến cầu nguyện hòa bình với sự tham gia, tình nguyện của 1.500 tình nguyện viên của Trường Đại học Hoa Lư.
“Tuyên bố chung Ninh Bình 2014″ với 7 điều Điều 1: Cá nhân và tập thể có nghĩa vụ làm việc không mệt mỏi để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs), nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc thông qua một cam kết chung của tất cả các bên liên quan. Nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc thông qua một cam kết chung. Điều 2: Hồi ứng của Phật giáo để phát triển bền vững và thay đổi xã hội: Tăng cường khuôn khổ hoạt động quốc tế dẫn đến sự phát triển bền vững và phát triển xã hội toàn cầu. Đặt sự phát triển bền vững trên ba trụ cột chính là bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, và công bằng xã hội, nhấn mạnh các nguyên tắc bình đẳng, công bằng xã hội, bảo vệ quyền con người và thúc đẩy giáo dục. Điều 3: Xây dựng hòa bình và bình phục hậu mâu thuẫn 3.1. Thúc đẩy hòa giải các cuộc xung đột, phê phán các hình thức sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực; đồng thời tôn trọng sự sống, thực hành lòng từ bi và bất bạo động thông qua đối thoại và hợp tác giữa các bên. 3.2. Đôn đốc các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác thế giới. 3.3. Khuyến khích các Phật tử chủ động hơn trong việc thúc đẩy hòa bình, vốn là trọng tâm của những lời dạy của Đức Phật; và đặc biệt, truyền bá trí tuệ của Đức Phật về sự tương quan tương duyên của tất cả mọi người như một gia đình toàn cầu và cùng chia sẻ hậu quả của các hành động. 3.4. Đề cao hòa bình cả nội tại và ngoại tại, bằng cách động viên các tín đồ Phật giáo tham gia giải quyết các vấn đề đương đại về chiến tranh, bạo lực, không khoan dung và khủng bố đang đe dọa đến hòa bình và ổn định xã hội trên toàn giới. 3.5. Khuyến khích và đôn đốc các quốc gia chịu trách nhiệm về mặt đạo đức để đạt được lý tưởng hòa bình: thấu hiểu các giá trị phổ quát, đạo đức, quyền và trách nhiệm, và đặc biệt là văn hóa bất bạo động, từ bi và khoan dung của Phật giáo. 3.6. Kêu gọi thực hiện dự án giáo dục hòa bình thế giới, và dự án này sẽ trở thành mô hình mới cho việc quản trị hòa bình. 3.7. Tái khẳng định mong muốn chung và quyền con người cơ bản của tất cả mọi người sống trong hòa bình với nhau và tái khẳng định rằng mục đích chính của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 4: Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường: Thành lập đạo đức môi trường mới là cần thiết kết hợp với đạo đức và trách nhiệm Phật giáo, nhấn mạnh sự cần thiết phải cân bằng sự phát triển đó với bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường Phật giáo như là công cụ để phòng chống sự hâm nóng toàn cầu và gia tăng bảo vệ môi trường Điều 5: Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh: Diệt trừ bệnh tật, tử vong trẻ em và cải thiện dịch vụ chăm sóc trước khi sinh ở các nước đang phát triển. Điều 6: Giáo Dục Phật Giáo và Chương trình gỉảng dạy cấp Đại học: Kết hợp lịch sử và triết học Phật giáo vào chương trình giáo dục tiểu học và trung học, tập trung vào nghiên cứu xã hội và thế giới. Điều 7: Tuyên bố đạo đức Phật giáo có giá trị văn hóa để đóng góp vào sự phát triển của một xã hội từ bi hơn và có khả năng xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội bền vững, công bằng và nhân bản. Yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới phối hợp với các lãnh tụ Phật giáo trong việc phát triển các hệ thống để huy động toàn diện các năng lượng từ bi nhằm đạt đến nền kinh tế xã hội phát triển và tạo ra một thế giới trong đó tất cả chúng ta đều được sống hòa bình và hạnh phúc. Yêu cầu chính phủ các nước, các tổ chức dân sự, các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân, không phân biệt tôn giáo hay truyền thống, thực hiện lối sống luân lý và đạo đức
Vesak 2014 và những cái “nhất” 1. Nhiều đại biểu nhất với 5.000 đại biểu đến từ 95 Quốc gia và vùng lãnh thổ. 2. Vesak 2014 được tổ chức tại chùa lớn nhất Đông Nam Á. 3. Lá cờ Phật bằng hoa tươi lớn nhất Châu Á có kích thước 15m x 4m. Năm màu sắc thể hiện sự đoàn kết và thống nhất của Phật giáo năm châu. Được tạo nên từ 255.800 bông hoa tươi, biểu trưng Phật lịch 2558. 4. Ẩm thực “khủng” nhất với chi phí trên 15 tỷ đồng, ba tháng chuẩn bị bát đĩa gốm sứ Minh Long với lượng số nhiều nhất. Rau xanh được tuyển từ các trại rau sạch ở Đà Lạt, 2 container thực phẩm khô vận chuyển từ Sài Gòn. 80 món ăn khô, 40 món nước. 5. Với 4.000 tình nguyện viên phục vụ trẻ tuổi rất năng động, nhiệt tình và lịch sự . 6. Số lượng phục vụ hậu cần nhiều nhất: 600 đầu bếp, nghệ nhân ẩm thực đẳng cấp quốc gia và quốc tế (Đức). 7. Hội trường xây mới 80 tỷ có sức chứa 3.500 đại biểu và một nhà khách VIP hiện đại nhất. 8. Hơn 200 cơ quan truyền thông trong nước và 10 phóng viên báo chí nước ngoài tham dự, đưa tin. Đây là số lượng đông đảo nhất của một sự kiện Phật giáo sau 1975. 9. Liên hoan phim Phật giáo đầu tiên được tổ chức trong đại lễ Phật đản Vesak 2014
Theo Dantri
Việt Nam - Sri Lanka tăng cường hợp tác và chia sẻ
Chiều 9.5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka D.M.Jayaratne đang thăm Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2014.
Ảnh minh họa
Tại buổi hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trên cơ sở tiềm năng hợp tác giữa 2 nước còn rất lớn, 2 bên cần trao đổi đoàn các cấp nhằm tăng cường tình cảm hữu nghị, sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa 2 nước, 2 dân tộc; ủng hộ lẫn nhau ở các diễn đàn đa phương, đặc biệt là ở diễn đàn LHQ; thúc đẩy mạnh mẽ hơn hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch; sớm ký Hiệp định song phương về thương mại ưu đãi, ký kế hoạch hợp tác tài chính giữa Bộ Tài chính 2 nước...
Bên cạnh đó, Thủ tướng D.M.Jayaratne đề nghị 2 bên quan tâm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: tôn giáo; phòng chống tội phạm; thực hiện chính sách dân tộc... Thủ tướng D.M.Jayaratne cũng mong muốn được Việt Nam ủng hộ, chia sẻ những kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong xây và phát triển đất nước với Sri Lanka.
Đề cập tới vấn đề biển Đông, Thủ tướng D.M.Jayaratne cho rằng việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông phải bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các bên liên quan không tiến hành các hành động đơn phương gây căng thẳng tình hình.
Liên quan tới vụ việc cụ thể về giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, Thủ tướng D.M.Jayaratne khẳng định quan điểm của Sri Lanka là ủng hộ lập trường, quan điểm chính đáng của Việt Nam là: yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc chấp hành luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về luật Biển 1982, DOC; rút ngay giàn khoan HD-981 đang hoạt động phi pháp ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực.
Theo TNO
Đại lễ cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới Tối 9.5, trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản LHQ - Vesak 2014, tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) đã diễn ra đại lễ cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới và thả đèn hoa đăng với sự tham gia của các sư thầy đến từ các quốc gia trên thế giới và khoảng 5.000 phật tử. Các đoàn Phật giáo...