Đại lễ Cầu siêu theo Truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa tại Đại Bảo tháp Tây Thiên, Vĩnh Phúc
Lễ cầu siêu là nghi lễ tâm linh được các truyền thống Phật giáo đặc biệt coi trọng.
Khóa lễ cầu siêu Changwa theo truyền thống Kim Cương Thừa do Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa cử hành tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh, 2011
Nhân dịp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ hội văn hóa Tây Thiên cùng công tác Phật sự hoàn thiện Đại Bảo tháp Tây Thiên, nhận lời mời của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đến từ Ấn Độ và Vương quốc Bhutan sẽ viếng thăm cầu nguyện quốc thái dân an và cử hành khóa Đại lễ cầu siêu đặc biệt theo truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa ngay tại ngôi Đại Bảo tháp linh thiêng này.
Cổ nhân có câu “Âm siêu dương thái”, chúng sinh cõi âm có siêu thoát thì cõi dương mới được thịnh vượng an khang. Bởi thế, lễ cầu siêu là nghi lễ tâm linh được các truyền thống Phật giáo đặc biệt coi trọng. Nghi lễ này thể hiện lòng hiếu kính hướng về cửu huyền thất tổ, tình yêu nước, sự tri ân hướng về các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền non sông và cũng là thực hành lòng trắc ẩn với vong linh những kẻ bỏ thân nơi đất khách quê người trong chiến tranh, trận mạc.
Video đang HOT
Đạo Phật dạy rằng khi bị mắc kẹt trong trạng thái trung ấm không thể siêu thoát, chúng sinh phải chịu đựng rất nhiều khổ đau, lang thang khắp nơi trong sợ hãi, đói khát, sân giận, tham luyến và hối tiếc về kiếp sống đã trôi qua. Họ phải trải nghiệm vô vàn khó khăn, uất hận, đau đớn khổ sở. Ngay lúc này, nếu có bậc Thượng sư thực chứng với tâm đại từ đại bi khai thị giáo pháp và ban gia trì thì sẽ lợi lạc vô cùng cho các vong linh; sự hộ niệm của ngài có thể giúp hương linh tức thời được siêu thoát, và nhờ đó người sống cũng được hạnh phúc, an lành.
Pháp hội này là dịp hiếm có để các Phật tử tiếp cận với các nghi thức cũng như không gian văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của Phật giáo Kim Cương thừa ngay tại Tây Thiên, nơi được coi là miền đất Kim Cương thừa của Việt Nam. Đặc biệt, đại chúng tham dự có thể chiêm ngưỡng vũ điệu Kim Cương Hộ Pháp. Không chỉ có công năng khiển trừ chướng ngại, việc chiêm ngưỡng vũ điệu này còn giúp chúng ta trải nghiệm sự thăng hoa, chuyển hóa của tâm thức để trở về bản tâm thanh tịnh. Toàn bộ khóa lễ cầu siêu được cử hành theo truyền thống Phật giáo Đại thừa – Kim Cương thừa, với sự tham gia của đông đảo chư Đại đức Thượng tọa Truyền thừa Drukpa và chư ni Drukpa Việt Nam từ chùa Tây Thiên Phù Nghì, Vĩnh Phúc.
Đại Bảo Tháp Tây Thiên là kỳ quan đặc trưng phong cách Kim Cương Thừa đầu tiên tại Việt Nam. Tọa lạc trên nền đất rộng 1.500 m2 với chiều cao 37m, Bảo tháp được xây dựng, yểm tâm theo đúng khai thị của Đức Phật về cách thức kiến lập Vũ trụ Đại Mandala.
Theo xahoi
700 vị tăng ni cầu nguyện quốc thái dân an
Sáng 2/4 (nhằm ngày 22/2 năm Quý Tỵ), tại chùa Long Hoa Thiên Bảo, Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, đã diễn ra đại lễ cầu siêu độ quốc thái dân an.
Đại lễ cầu siêu độ, cầu quốc thái dân an là ngày hội lớn diễn ra định kỳ hàng năm tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (quận 9, TPHCM), có ý nghĩa cầu siêu độ cho hương linh những người đã khuất và nguyện cầu cho đất nước yên vui, nhà nhà thịnh vượng.
Đại lễ diễn ra từ tối 1/4 (nhằm ngày 21/2 âm lịch) với lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, tụng kinh đại tạng. Tiếp đó, ngày 2/4 diễn ra các lễ cung nghinh chư tôn đức quang lâm chánh điện, lễ cầu siêu độ, cầu quốc thái dân an, lễ cúng ngọ, tiến linh, lễ cúng dường trai tăng...
Năm nay, đại lễ có sự tham gia của 700 vị chư tôn giáo phẩm đến từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành Hội Phật giáo TPHCM, tỉnh Hội Phật giáo Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu cùng Phật tử, du khách thập phương
Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước cũng tham dự nghi lễ
Đúng 9h, lễ tụng kinh cầu nguyện quốc thái dân an bắt đầu
Ai ai cũng thành tâm cầu nguyện.
Theo Dantri
Những nữ thần "Made in Việt Nam" trong quan niệm cổ nhân (Kỳ 2) Trong quan niệm của cổ nhân xưa, có sự giao hòa giữa Phật pháp và tín ngưỡng bản địa. Điều đó thể hiện rõ nét qua kiến trúc độc đáo của một số chùa ở Bắc Ninh. Chùa Dâu - Nơi Phật Mẫu Man Nương từng trụ trì Khi nàng Man Nương sinh con gái, nhà sư đem gửi vào thân cây. Chi...