Đại kị phòng ngủ chớ dại “phạm” vào kẻo hao tài, tán lộc, cả đời không được thần Tài ghé thăm
Theo phong thuỷ, đây là những đại kị trong phòng ngủ mà gia chủ cần tránh:
Trong phòng ngủ có góc nhọn
Phòng ngủ phải tránh kê giường ngủ trúng phải góc tường nhô ra sẽ khiến cho gia chủ gặp nhiều điều bức bối.
Ngoài ra, nếu đặt phòng ngủ ở nơi có góc nhọn giấc ngủ thường khó sâu và dễ mộng mị. Bạn cần kê giường tránh khỏi góc nhọn này để tránh nguồn năng lượng hung hãn khiến tài lộc hao tổn.
Đao, kiếm, cung nỏ, súng ống và những vật dụng sát khí
Rất nhiều người có sở thích sưu tầm cổ vật quý giá và treo nó ngay trong phòng ngủ. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Đao, kiếm, cung nỏ và những vật dụng sát khí thông thường sẽ có một loài quỷ trấn giữ món vật đó, vì vậy ông bà xưa hay nói “chơi dao có ngày đứt tay” hoặc “chơi dao bị cô hồn giục” là như vậy.
Ban ngày chúng sẽ là những món vật trưng bày, trang trí phòng ngủ của bạn nhưng vào ban đêm các vật này sẽ tỏa ra những luồng “âm khí” bao trùm không gian ngủ nghỉ của bạn, làm cho bạn có những giấc ngủ không ngon và thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng chém giết lẫn nhau hoặc nằm mơ thấynhững điều quái đản gây hại cho sức khoẻ và tinh thần.
Đặt nhiều gương soi trong phòng ngủ
Nếu bạn đặt quá nhiều gương trong phòng ngủ khi gia chủ nằm ngủ đối diện với gương sẽ làm bạn dễ rơi vào trạng thái mê man, ngủ không sâu, khó tập trung suy nghĩ về mọi chuyện.
Bên cạnh đó, gương còn là cánh của chiêu dụ những oan hồn, âm khí nên bạn dễ bị quấy rối hoặc gặp ác mộng khi ngủ.
Trong phòng ngủ nếu thực sự cần có gương soi, bạn chỉ nên bố trí gương ở hai bên đầu giường ngủ và không đặt gương chiếu vào giường nhất là đầu giường
Di ảnh, di vật của người đã khuất
Theo quan niệm người xưa, di ảnh di vật là những vật hiện thân đại diện cho một phần linh hồn của người đã khuất. Nếu bạn đặt chúng trong phòng ngủ bạn sẽ bị “bóng đè”, thường xuyên nằm mơ gặp ác mộng, mộng mị và thường xuyên ngủ mớ.
Một số trường hợp nặng nề hơn bạn sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mình, vì nơi nào có người âm nơi đó sẽ suy giảm về dương khí.
Cách giải quyết: hãy mang di ảnh và di vật của người đã khuất, mặc dù là người thân của mình bạn cũng phải đặt ở nơi trang nghiêm, được tôn sùng thờ cúng bày tỏ lòng tôn kính.
Chuông gió treo cửa sổ phòng ngủ
Theo quan niệm người xưa, chuông gió là một vật xua đuổi tà ma hóa giải âm khí trong nhà. Tuy nhiên chính những âm thanh vang vọng đó, làm cho loài “ma đói” tưởng là tiếng chuông cúng cơm của chùa làm cho chúng chạy đến, ngóng cổ vào trong phòng của bạn.
Hoặc những vong linh vất vưởng ngoài đường phải chựng lại và nhìn vào nhà bạn, điều này là hoàn toàn không tốt vì người xưa có câu “đừng để quỷ dòm nhà”.
Cách giải quyết: nếu để trang trí thì bạn hãy dùng những khoanh cao su để cố định không cho chúng va chạm vào nhau tạo ra tiếng kêu hoặc tốt nhất là cất chúng đi, thay vào đó là một chiếc bầu hồ lô có công dụng hút bệnh và tà ma trong nhà sẽ hay hơn.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo Mộc/khoevadep.vn
Chuông gió phong thủy: Tất tần tật những điều bạn cần biết để nghênh cát khí, đón quý nhân khi sử dụng
Không chỉ là vật dụng dùng để trang trí cho ngôi nhà thêm phần sống động, chuông gió phong thủy còn mang lại rất nhiều lợi ích tích cực về mặt phong thủy cho người sử dụng. Nắm được các thông tin cần thiết về vật phẩm phong thủy này sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách, tránh vô tình chiêu họa cho gia đình.
1. Chuông gió là gì?
Chuông gió ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến
Chuông gió (hay còn gọi là "phong linh" trong tiếng Hán và "furin" trong tiếng Nhật) là một đồ vật trang trí phổ biến và rất quen thuộc với nhiều người hiện nay.
Chuông gió là sự kết hợp hài hòa của phần chuông và gió để tạo ra những âm thanh trong trẻo, vui tai như âm thanh của thiên nhiên, đất trời. Nhờ vậy mà người nghe sẽ cảm thấy tâm hồn bình yên, thoải mái.
Thông thường, chuông gió được làm bằng rất nhiều chất liệu như kim loại, thủy tinh, gỗ... Song được ưa chuộng và dùng nhiều hơn cả là loại chuông làm bằng gốm sử bởi tiếng kêu tinh tế, nhẹ nhàng của chúng.
Loại chuông gió thường thấy nhất là chuông kim loại hoặc ống tre được cấu tạo từ những thanh kim loại hoặc thanh tre với độ dài ngắn khác nhau. Khi có gió thổi đến, các thanh này sẽ va chạm với nhau hoặc va chạm với con lắc ở giữa tạo nên âm thanh rất vui tai.
Trong khi đó, loại chuông hình úp ngược (chuông gió Nhật Bản) có gắn con lắc ngay bên trong mỗi chiếc chuông. Bên dưới treo một mẩu giấy ghi lại những lời ước nguyện tốt lành.
Khi có gió, con lắc bên trong sẽ va chạm với chiếc chuông thủy tinh úp bên ngoài tạo nên âm thanh trong trẻo, còn mảnh giấy cũng đung đưa nhẹ nhàng theo gió.
Trong phong thủy, chuông gió còn là 1 vật phẩm phong thủy thu hút, phân tán nguồn năng lượng tích cực luân chuyển trong nhà đồng thời hóa giải khí xấu hiệu quả.
Ngoài chuông gió, quả cầu phong thủy cũng được biết đến là vật phẩm mang đến may mắn mọi mặt cho chủ sở hữu mà bạn không thể bỏ qua.
2. Ý nghĩa của chuông gió trong phong thủy
- Báo hiệu điều tốt lành:
Đạo Phật quan niệm rằng, những cái ở trạng thái tĩnh thì đại diện cho điềm xấu, sự chết chóc; còn những cái ở trạng thái động, phát ra âm thanh thì đại diện cho sự sống và điều tốt lành.
Bởi vậy, chuông gió đung đưa và tạo nên âm thanh là báo hiệu cho những điều may mắn, cát lành đến với người sử dụng.
Video đang HOT
- Biến hung thành cát:
Không chỉ là vật trang trí giúp ngôi nhà tăng thêm phần sống động, chuông gió phong thủy còn giúp điều hòa sự vận động của các nguồn năng lượng, xua đuổi những khí xấu, tiêu cực ra khỏi ngôi nhà.
Phong thủy nhà ở cho rằng, chuông gió còn biến hung thành cát, giúp phát tán, luân chuyển nguồn năng lượng tốt, đem lại sự bình an và may mắn cho gia chủ.
- Tượng trưng cho tình yêu đôi lứa:
Bên cạnh đó, vật phẩm này còn được cho là mang thông điệp yêu thương "anh mãi mãi bên em" nên còn tượng trưng cho sự gắn kết trong tình yêu đôi lứa.
Có lời tương truyền rằng, hai người yêu nhau nếu chẳng may lạc mất nhau, tiếng chuông sẽ đưa đường chỉ lối cho họ quay về bên nhau một lần nữa.
Cho nên nếu muốn tìm một vật phẩm tặng cho người yêu thương với lời cầu chúc hạnh phúc thì chuông gió thật sự là một món quà đầy ý nghĩa.
3. Tác dụng của chuông gió phong thủy
- Giúp hóa giải vận xui, xua đuổi sát khí âm tà:
Trong phong thủy, chuông gió được cho là có tác dụng biến hung thành cát, mang những nguồn năng lượng tốt đến những khu vực xấu trong không gian.
Theo quan điểm truyền thống, chuông gió nếu được đặt đúng chỗ có thể khắc chế các năng lượng xấu ở các góc bị phi tinh xấu chiếu tới, hóa giải năng lượng tiêu cực sinh ra từ những không gian khiếm khuyết về mặt phong thủy hoặc từ những đồ đạc lâu năm trong nhà.
- Hút tài lộc, may mắn:
Bên cạnh tác dụng hóa giải sát khí, chuông gió đồng thời còn luân chuyển và hòa tan các năng lượng trì trệ trong nhà. Vậy nên chuông gió mang lại tài lộc, may mắn cho cả nhà.
Ngoài ngụ ý cát tường, chuông gió còn gọi quý nhân, mời quý khí rất hiệu quả.
- Khả năng chữa bệnh:
Ngoài tác dụng kích thích, tăng cường nguồn năng lượng tốt cho không gian xung quanh, chuông gió còn được cho là có khả năng chữa bệnh.
Chúng ta thường có thể phản ứng tiêu cực hoặc tích cực với những âm thanh mà mình nghe được. Âm thanh tích cực sẽ làm giảm cảm giác buồn phiền, xua tan sự cô đơn, kích thích não bộ được thư giãn, hạn chế tức giận...
Khi có gió thổi tới, âm thanh vui vẻ, trong trẻo phát ra từ chuông sẽ giúp cho tâm trạng người nghe được nhẹ nhõm, thoải mái, bình an. Điều này rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giảm các triệu chứng về thần kinh như căng thẳng, áp lực, trầm cảm...
4. Cách chọn chuông gió phong thủy
Mỗi loại chuông gió lại có ý nghĩa và tác dụng không giống nhau tùy theo chất liệu, số thanh và biểu tượng. Tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng, mỗi người lại có một cách chọn các loại chuông gió với chất liệu và hình dáng khác nhau cho phù hợp với bản thân.
4.1. Chọn theo nhu cầu sử dụng:
Chuông gió thường được chia ra thành 2 loại là rỗng và đặc. Cả hai loại đều đem lại những tác dụng tốt trong phong thủy.
Tùy theo nhu cầu sử dụng của mình mà bạn có thể lựa chọn mẫu chuông gió phù hợp. Ví dụ như nếu muốn khắc chế, hóa giải sát khí thì bạn có thể chọn chuông loại thanh đặc, có 5 thanh.
Còn nếu muốn tăng cường năng lượng tốt trong nhà thì bạn có thể chọn loại chuông thanh rỗng, có 6 hoặc 8 thanh.
4.2. Chọn theo số thanh:
Số lượng thanh ống cấu tạo nên chuông gió có ý nghĩa khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là loại chuông được gắn 5, 6, 9 hoặc 9 thanh tương ứng với ý nghĩa là ngũ hành, lục, bát, cửu, tuyệt đỉnh. Đây đều là những con số đẹp và có ý nghĩa may mắn trong phong thủy.
Chuông gió 5 thanh: Mang lại nguồn sinh khí dồi dào cho ngôi nhà; ngăn chặn, xua đổi năng lượng xấu tiêu cực.
Chuông gió 6 hoặc 8 thanh: Mang đến tài lộc, may mắn, cát khí cho gia chủ; giúp việc làm ăn thuận lợi, công danh sự nghiệp thăng tiến.
4.3. Chọn theo ý nghĩa biểu tượng:
Mỗi loại chuông gió sẽ có một ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn.
4.4. Chọn theo mệnh, tuổi của gia chủ:
Khi chọn chuông gió cũng cần lưu ý tới màu sắc, chất liệu của chuông theo đúng quy tắc ngũ hành tương sinh để mang lại điều may mắn cho người sử dụng.
5. Cách treo chuông gió theo chuẩn phong thủy
Chuông gió ngoài việc là vật dụng trang trí nhà cửa còn có tác dụng rất lớn trong phong thủy. Do đó, không thể treo chuông gió một cách tùy tiện.
Việc treo chuông gió sai cách có thể mang tác dụng ngược, tức là đem đến những điều không may cho cả gia đình.
Do đó, tìm hiểu cách treo chuông gió đúng vị trí để không mang họa đến nhà theo chuẩn phong thủy là việc làm vô cùng cần thiết.
- Treo chuông gió theo vị trí:
Theo các chuyên gia phong thủy, chuông gió là loại pháp khí phong thủy thích hợp treo ở những không gian bên ngoài ngôi nhà như ban công, cửa sổ, mái hiên, sân vườn... Treo chuông gió ở những vị trí này vừa để trang trí vừa mang đến những giai điệu vui tai, khắc chế năng lượng xấu từ bên ngoài tràn vào nhà.
Ngoài ra, một số khu vực trong nhà vẫn có thể treo chuông gió như phòng ngủ, phòng làm việc nhưng cần lưu ý nhiều hơn.
Phong linh được làm từ kim loại
- Treo chuông gió theo chất liệu và hướng:
Mỗi hướng của ngôi nhà lại tượng trưng cho một mệnh ngũ hành khác nhau như: Hướng Đông - mệnh Mộc; hướng Tây - mệnh Kim; hướng Nam và Đông Nam - mệnh Hỏa; hướng Bắc và Tây Bắc - mệnh Thủy; hướng Đông Bắc và Tây Nam - mệnh Thổ.
Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết xác định phương hướng theo phong thủy
Mà mỗi loại chuông gió được làm bằng những chất liệu khác nhau lại có một hướng treo khác nhau. Cụ thể:
Chuông gió bằng kim loại (tượng trưng mệnh Kim): Nên treo ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc hướng Bắc.
Chuông gió bằng tre gỗ (tượng trưng mệnh Mộc): Nên treo ở hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam.
Chuông gió bằng đồng: Nên treo ở hướng Tây, Tây Bắc giúp trừ tà, tránh ma quỷ, hóa sát, mang lại bình an...
Chuông gió bằng sứ, đất nung (tượng trưng mệnh Thổ): Nên treo ở trung tâm ngôi nhà hoặc hướng Tây Nam, Đông Bắc.
6. Những điều cần biết khi treo chuông gió trong nhà
Nếu muốn treo chuông gió trong nhà, bạn có thể lựa chọn các vị trí khác nhau như cửa chính, cửa sổ, trước cửa phòng ngủ, trong phòng ngủ...
Mỗi không gian lại có một quy tắc về cách treo chuông gió khác nhau bởi mỗi vị trí, hướng treo theo tuổi, mệnh sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa và tác dụng của chuông gió phong thủy. Bởi vậy, khi treo chuông gió trong nhà bạn cần lựa chọn và tìm hiểu cách treo chuông gió đúng vị trí thích hợp.
6.1. Vị trí treo chuông gió trong nhà:
- Nơi thích hợp nhất để treo chuông gió trong nhà:
Nơi tốt nhất để treo chuông gió trong nhà là ở những nơi thoáng mát, sáng sủa, có gió thoáng thường xuyên, có ánh mặt trời chiếu để sinh dương khí. Bởi cơ chế hoạt động của chuông gió là nhờ sức gió để tạo chuyển động và phát ra âm thanh.
Những nơi có nắng có gió sẽ tạo ra nguồn năng lượng tích cực, giúp chuông gió hoạt động tốt và xua đuổi tà khí cho gia chủ. Đó chính là cách tăng vận may tài lộc cho gia chủ.
Ngoài ra, với những người làm kinh doanh, mở cửa hàng, treo chuông gió ở cơ sở buôn bán cũng giống như treo trong nhà. Nếu cửa hàng hướng thẳng ra dường chính cũng có thể treo chuông gió như ở cửa chính để tránh hao tài hao lộc.
Còn nếu muốn hóa giải Ngũ Hoàng, Nhị Hắc, gia chủ nên chọn loại chuông gió được làm bằng chất liệu bằng đồng và có 5 thanh.
Chuông gió với chất liệu bằng đồng
- Treo chuông gió ở cửa chính:
Cửa chính của ngôi nhà luôn là nơi đón nhận các luồng khí cả tốt lẫn xấu vào trong ngôi nhà và nơi luôn động. Tìm hiểu thêm: Phong thủy cho cửa chính: Những điều nên và không nên
Do đó, đây là nơi thích hợp để treo chuông gió nhất nhằm xua đuổi những điềm xấu, năng lượng tiêu cực và hút khí tốt vào nhà.
Trong trường hợp cửa chính đối diện với đường đi, đối cửa phụ khiến phong thủy ngôi nhà bị lộ sát, việc treo chuông gió ở vị trí này cũng giúp hóa giải lỗi đại kỵ phong thủy này. Và vị trí thích hợp là treo chuông gió ở góc bên trái của cửa chính sẽ giúp tránh tà, hóa sát cho ngôi nhà.
- Treo chuông gió ở cửa sổ:
Nếu cửa sổ của gia đình bạn nằm đối diện với cửa chính hoặc đối diện với cửa nhà khác cũng là một điềm không may trong phong thủy.
Treo chuông gió ở cửa sổ như vậy sẽ tránh cho gia chủ bị hao tài, tốn của và nên chọn loại chuông có 5 thanh.
Bạn có biết: Những vật cấm kị ngoài cửa sổ, nếu có đừng mong Thần Tài ngó tới nhà mình
Treo chuông gió ở cửa sổ rất tốt cho phong thủy ngôi nhà
- Treo chuông gió ở trong phòng ngủ:
Phòng ngủ được khuyến cáo là vị trí không nên treo chuông gió nhất trong ngôi nhà bạn.
Nguyên nhân là vì phòng ngủ là không gian tĩnh để nghỉ ngơi nên không thích hợp treo vật phẩm động như chuông gió.
Đối với phòng ngủ của đôi vợ chồng trẻ, nếu thích vẫn có thể treo chuông gió loại nhỏ hình trái tim sẽ giúp ích cho tình cảm của hai vợ chồng ngày càng keo sơn, hạnh phúc.
Tuy nhiên, nếu như cửa phòng ngủ của gia chủ phạm lỗi kỵ phong thủy thì vẫn có thể treo chuông gió và nên nhớ chọn loại phù hợp với bản mệnh của gia chủ.
- Treo chuông gió ở phòng bếp:
Phòng bếp là nơi có nhiều hỏa khí nhất trong nhà, treo chuông gió ở đây sẽ kích thích hỏa khí đó, gây ra các tai họa liên quan đến lửa như hỏa hoạn, cháy nổ... cho nên phòng bếp là không gian không nên treo chuông gió.
6.2. Kiêng kỵ khi treo chuông gió trong nhà:
- Không treo chuông gió ở "quỷ tuyến" (đường quỷ) của ngôi nhà
Đường quỷ được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng từ hướng Đông Bắc tới phía Tây Nam đối diện của ngôi nhà.
Bên cạnh những lợi ích phong thủy, tiếng chuông gió còn được cho là có tác dụng "chiêu âm". Do đó, nếu treo chuông gió nằm trên đường quỷ sẽ khiến gia chủ gặp rất nhiều điều xui xẻo, nguy hiểm, chiêu họa thay vì chiêu an.
- Không treo chuông gió ở nhà vệ sinh:
Nhà vệ sinh là nơi rất nặng khí âm. Chuông gió rung sẽ đồng thời "chiêu âm" nên sẽ dẫn tới điều không lành cho cả gia đình.
- Không treo chuông gió ở nơi có không gian tối tăm, quá kín bởi sẽ dễ khiến hung khí quy tụ.
- Không treo chuông gió làm bằng gỗ ngoài ban công để tránh tạo nên thanh sát.
- Không treo chuông gió ở ban thờ hay gần ban thờ vì như vậy sẽ khiến ban thờ bị động. Mà bàn thờ vốn là nơi trang nghiêm, cần phải hết sức yên tĩnh nếu không sẽ ảnh hưởng tới vận số cả gia đình.
7. Phương pháp khai quang chuông gió
Để sử dụng chuông gió như một vật phẩm phong thủy giúp hóa sát chiêu may cho gia chủ cần tiến hành khai quang cho chuông gió đúng cách trước khi treo. Việc khai quang này sẽ giúp chuông có thể phát huy trọn vẹn công dụng trong phong thủy.
- Chuẩn bị trước khi khai quang:
Trước khi khai quang cần chọn ngày giờ tốt. Ngày giờ này tùy thuộc vào bản mệnh của gia chủ, có thể tìm hỏi các thầy pháp có chuyên môn hoặc các vị sư thầy có đạo pháp trên chùa.
Cách tẩy uế cho chuông gió trước khi tiến hành khai quang: Giã nhỏ gừng rồi cho vào trong chai rượu trắng, khuấy đều và dùng nước rượu gừng này để tẩy uế cho chuông gió. Sau đó dùng nước sạch rửa lại một lần để tránh bám bụi bẩn và dùng khăn khô sạch (chưa qua sử dụng) lau khô chuông.
Chuẩn bị đồ lễ gồm vàng, hương, hoa quả, rượu, thịt... tùy theo điều kiện của gia chủ.
Xong các bước trên thì đặt chuông lên đĩa sạch để chuẩn bị tiến hành khai quang.
- Tiến hành khai quang cho chuông gió:
Để khai quang chuông gió tại nhà, cần làm lễ, xin phép thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà trước. Sau khi xin phép thì khấn theo bài sau:
Niệm "Nam mô a di Đà Phật!" (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ...
Ngụ tại ...
Hôm nay là ngày...... tháng...... năm...., tín chủ con thành tâm xin phép các vị thần linh được khai quang và treo chuông gió để trấn trạch trừ tà, hóa giải sát khí, rước tài lộc và mang lại may mắn bình an cho gia đạo.
Cúi xin các Ngài phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Thế là hoàn thành việc khai quang cho chuông gió.
Chờ hương hết hoặc hết 2/3 thì xin chuông xuống để chuẩn bị treo.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về vật phẩm chuông gió phong thủy (phong linh). Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được một chiếc chuông gió phù hợp với phong thủy ngôi nhà và mang lại những điều tốt lành đến với cả gia đình.
Lam Lam
Theo Lichngaytot.com
Diệt trừ tà khí trong nhà chuẩn phong thủy để gia đình ấm êm Diệt trừ tà khí và những nguồn năng lượng tiêu cực trong nhà là điều gia chủ nào cũng nên làm. Nến Nến đại diện cho nguyên tố lửa trong phong thủy. Nến gợi lên nguồn năng lượng tinh khiết và nguồn cảm hứng bất tận. Sử dụng nến hàng ngày luôn là một ý tưởng hay để thanh lọc không khí và...