Đại hội VII Đại biểu Phật giáo toàn quốc: “Kế thừa – Ổn định – Phát triển”
Chiều nay 16/11, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo công bố chương trình Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 21-24/11, với chủ đề “Kế thừa – Ổn định – Phát triển”.
Chủ trì buổi họp báo có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Tổng thư ký HĐTSTW GHPGVN cùng đông đảo các tăng ni và các cơ quan thông tấn báo chí tham dự.
Phát biểu tại buổi họp báo, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết: Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 21-24/11/2012) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của hơn 1.100 đại biểu, gồm Chư tôn Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đại biểu các Ban – Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo đại biểu Tăng ni, Phật tử Việt Nam ở hải ngoại. Đây là những tăng ni, phật tử tiêu biểu được đại hội các cấp giáo hội suy cử dự đại hội.
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ diễn ra trong 04 ngày từ 21-24/11/2012.
Khách mời của giáo hội gồm đại biểu khách quý đại diện các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức tôn giáo bạn các Đại sứ quán và đoàn ngoại giao tại Hà Nội Chức sắc lãnh đạo Giáo hội Phật giáo các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Srilanka, Nhật Bản.
Với Chủ đề “Kế thừa – Ổn định – Phát triển”, Đại hội VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ: Tổng kết công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007-2012) hoạch định chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017) thông qua sửa đổi Hiến chương lần thứ V suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự và một số Phật sự quan trọng khác.
Thực hiện tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp với giai đoạn phát triển mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều hành Phật sự của Giáo hội để thực hiện thành công phương châm: Đạo Pháp – Dân Tộc – CNXH. Kiện toàn hệ thống tổ chức Giáo hội từ cấp trung ương đến các cơ sở địa phương để công tác Phật sự được kịp thời nhằm đưa ánh sáng giáo lý Phật Pháp vào trong đời sống xã hội phục vụ nhân sinh, đặc biệt là các vùng miền núi, hải đảo.
Công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007 – 2012) đã giành được nhiều kết quả tốt. Giáo hội có khoảng 46.500 tăng ni và hàng chục triệu tín đồ phật tử thuần thành tu học thường xuyên tại các cơ sở tự viện trong cả nước.
Cả nước có khoảng 14.778 cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, trong đó gồm: 12.245 tự viện thuộc Hệ phái Phật giáo Bắc Tông 454 cơ sở tự viện thuộc Phật giáo Nam Tông Khmer 73 cơ sở tự viện thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh 541 Tịnh xá thuộc Hệ phái Phật giáo Khất Sỹ 467 Tịnh Thất và 998 Niệm Phật đường.
Trong nhiệm kỳ VI, công tác trùng tu, xây dựng chùa đạt được nhiều thành tựu, hàng trăm cơ sở tự viện được trùng tu tôn tạo với tổng kinh phí đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng khôi phục các di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể của đất nước góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc. Đặc biệt là sự kiện mộc bản chủa Vĩnh Nghiêm được thế giới công nhận là di sản ký ức của nhân loại, chùa Một Cột kỷ lục châu Á về kiến trúc đặc biệt.
Video đang HOT
Công tác từ thiện xã hội là một trong những công tác Phật sự trọng yếu của Giáo hội. Công tác từ thiện được Giáo hội chỉ đạo các thành viên thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và được xem như một nội dung tu tập thực hành giáo lý từ bi của Đạo Phật. Công tác từ thiện phong phú, đã thành lập các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật các trung tâm khám chữa bệnh, Tuệ tĩnh đường đông y và bệnh viện tây y. Giáo hội luôn có mặt đúng lúc và kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia tích cực ủng hộ phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng người có công với đất nước. Tổng kết công tác từ thiện của nhiệm kỳ VI của tăng ni, tín đồ phật tử đã làm từ thiện hàng ngàn tỷ đồng.
Theo Dantri
Rơi lệ đại lễ cầu siêu nạn nhân TNGT
Sáng ngày 10/11, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, hàng ngàn chư tăng, phật tử, người dân đã tham dự đại lễ cầu siêu tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông.
Tham dự đại lễ có Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng hơn 5.000 tăng ni, phật tử, quần chúng nhân dân.
Hàng ngàn người dân tham dự đại lễ cầu siêu
Chương trình do Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam và Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phối hợp thực hiện tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cùng các tăng ni tiến hành nghi lễ cầu siêu cho các nạn nhân xấu số
Cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân được siêu thoát
Gần 5.000 tăng ni, phật tử cùng tham gia tưởng niệm
Ngay trong những giây phút đầu tiến hành nghi lễ tổ chức đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử nạn vì tai nạn giao thông, nhiều gia đình có nạn nhân tử nạn đã rơi lệ, xót xa.
Bộ trưởng Đinh La Thăng dâng hương tưởng niệm nạn nhân tử nạn vì tai nạn giao thông
Gia đình bà Nguyễn Thị Tiếp (52 tuổi) ở xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn (HN) là một trong số hàng trăm gia đình có con em bị tử vong do tai nạn giao thông. Khi đến đại lễ, bà không khỏi xót thương cho người con trai của mình. Ánh mắt đỏ hoe, bà Tiếp nghẹn ngào nói: "Đến lễ cầu siêu ngày hôm nay, tôi mong linh hồn con ở suối vàng được siêu thoát. Cháu tử nạn khi còn quá trẻ nên hàng đêm lương tâm tôi luôn cắn dứt, thương nhớ con trai".
Bà Nguyễn Thị Tiếp, một trong hàng ngàn người mẹ phải chịu cảnh mất con
Năm 2005, tai nạn giao thông bất ngờ ập đến khiến con trai bà Tiếp tử nạn khi tuổi đời vừa tròn 25. Sống trong day dứt suốt 5 năm liền, bà Tiếp cùng nhiều người thân trong gia đình luôn mang tâm trạng thương nhớ.
Bà Tiếp cho biết, đến với lễ cầu siêu hôm nay, ngoài việc cầu siêu cho người thân trong gia đình mình, bà cũng muốn chia sẻ mất mát, gánh nặng với những người thân của các nạn nhân. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để bà nhắc nhở mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân khi lưu thông trên đường.
Gia đình của nhiều nạn nhân đã rơi lệ trong đại lễ cầu siêu
Nhiều em nhỏ cũng mang tâm trạng rầu rĩ khi tưởng nhớ về các nạn nhân tử nạn
Cùng chung tâm trạng với bà Tiếp, nhiều người thân của các nạn nhân đến từ Thái Nguyên cũng mang ánh mắt đau đáu, tâm trạng rầu rĩ khi nghĩ về những nạn nhân xấu số.
Bà Hoàng Thị Dung (54 tuổi) ở xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: Gia đình bà cũng phải chịu chung nỗi đau khi có người thân mất vì tai nạn giao thông. Nghe tin đại lễ cầu siêu, bà đã chủ động xin đi cùng đoàn với mong muốn cầu cho linh hồn các nạn nhân được siêu thoát ở nơi địa ngục tăm tối.
Theo bà Dung, ở quê bà là vùng dân tộc thiểu số, có rất nhiều người hành nghề mê tín dị đoạn. Do đó, qua đại lễ cầu siêu bà không chỉ hiểu được ý nghĩa thiết thực của buổi đại lễ mà qua đó bà cũng loại bỏ được nhiều thủ tục tâm linh ở quê nhà.
Nhiều cụ già đến tham dự đại lễ
Cùng với việc chia sẻ, nhấn mạnh vấn đề an toàn giao thông cho mọi người, mọi nhà, phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói: Ở Việt Nam mỗi ngày có hơn 30 người chết cùng hàng trăm người bị thương do tai nạn giao thông. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam phải gánh chịu mất mát, đau thương.
"Tôi xin chia sẻ với gia đình có nạn nhân mất vì tai nạn giao thông, mong rằng các gia đình nén đau thương mất mát, sớm vượt qua những khó khăn trước mắt để tiếp tục xây dựng cuộc sống. Đồng thời tôi kêu gọi các cơ quan, đơn vị, cá nhân hãy nâng cao ý thức khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân mình cũng như cho xã hội", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo 24h
Hàng nghìn người chen chân dự đại lễ Phật đản Tối 16/5, trong khuôn khổ tuần lễ Phật đản, hàng nghìn tăng ni phật tử tại Thừa Thiên - Huế đã tham dự lễ rước Phật từ quốc tự Diệu Đế lên chùa Từ Đàm để nguyện cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình. Đại lễ cầu nguyện tiến hành dưới sự minh chứng của Đại lão Hòa thượng Thích Đức...