Đại hội lần VII Hội ND châu Á: Hội NDVN thành thành viên chính thức
Ngày 5.8, Đại hội lần thứ VII Hội Nông dân châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) đã diễn ra tại Hà Nội. Đại hội lần này do Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đăng cai tổ chức, có thông điệp “Chia sẻ kiến thức về sự tham gia của các tổ chức nông dân vào chương trình đầu tư công cho nông nghiệp bền vững để xóa đói nghèo đến năm 2030″ .
Tham dự Đại hội có ông Shimpei Murakami – Chủ tịch AFA; ông Lại Xuân Môn – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN; ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NNPTNT, cùng hơn 70 đại diện các tổ chức thành viên AFA.
Nâng cao năng lực cho nông dân
Ông Shimpei Murakami – Chủ tịch AFA chia sẻ, qua 5 chuyến trao đổi nông dân giữa các tổ chức trong 3 năm qua, chúng tôi nhận ra sự cần thiết để đi, chia sẻ, học hỏi và hành động cùng nhau, cùng hướng tới mong muốn chung – cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính chúng tôi, gia đình chúng tôi, và cộng đồng trang trại. AFA làm việc cùng các tổ chức phi chính phủ trong việc thúc đẩy sự hình thành các tổ chức nông dân quốc gia và tiếp tục nâng cao năng lực của họ…
Đại diện AFA trao chứng nhận Hội NDVN là thành viên của AFA cho ông Lại Xuân Môn -
Chủ tịch T.Ư Hội ND Việt Nam. Ảnh: Lê San
“Nhiệm vụ của Đại hội kỳ này hướng đến gia tăng tiếng nói và sức ảnh hưởng của nông dân sản xuất quy mô nhỏ châu Á; trao quyền cho họ; thảo luận các vấn đề liên quan đến chính sách và chương trình vận động chính sách vì quyền và phát triển của nông dân; tăng cường tình đoàn kết, trao đổi thông tin về nông nghiệp và sự phát triển của nông dân…” – ông Simpei Murakami khẳng định.
Phát biểu tại đại hội, theo ông Lại Xuân Môn, năm 2016 là năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Lần đầu tiên sau 30 năm đổi mới, trong 6 tháng đầu năm, nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng âm do ảnh hưởng của thiên tai như giá rét, mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu.
Hội Nông dân châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững-AFA có 13 quốc gia thành viên: Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Đông Timor, Bangladesh, Ấn Độ, Philippines.
“Đại hội là cơ hội tốt để tổ chức nông dân của mỗi quốc gia có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp tâm huyết, trí tuệ nâng cao năng lực hoạt động. Tôi tin với chủ đề này, Đại hội sẽ thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông dân, nông thôn của mỗi quốc gia trong khu vực…” – Chủ tịch Lại Xuân Môn bày tỏ.
Video đang HOT
Cơ hội để tam nông phát triển
Đại hội đã thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn của mỗi quốc gia trong khu vực châu Á và kết nạp thêm 4 thành viên mới là Hội NDVN, Hội Nữ ND Tự chủ Ấn Độ, Hiệp hội ND quốc gia Tajikistan, Mạng lưới ND Lào.
Hội NDVN đã tham gia làm quan sát viên từ năm 2002, ngay từ AFA mới được thành lập. Ngày 7.12.2015, tại cuộc họp Ban Chấp hành AFA lần thứ 33 tại Bangkok (Thái Lan), Hội NDVN đã đệ trình đơn gia nhập và được AFA kết nạp, trở thành thành viên chính thức sau 14 năm là quan sát viên.
Phát biểu sau khi Hội NDVN trở thành thành viên chính thức của AFA, Chủ tịch Lại Xuân Môn cam kết: “Tôi hy vọng việc trở thành thành viên chính thức của AFA sẽ mở ra cơ hội mới, góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam phát triển.
Về phần mình, chúng tôi sẽ nghiêm túc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của tổ chức thành viên, kiên trì bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của tổ chức; thúc đẩy sự hợp tác, đoàn kết giữa nông dân các nước trong khu vực; tích cực đóng góp, tham gia có trách nhiệm vào các công việc chung, phấn đấu xây dựng cộng đồng nông dân châu Á không còn đói nghèo, hạnh phúc, sống trong hòa bình và thịnh vượng”.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám:
Mục tiêu của AFA phù hợp chiến lược nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu dài hạn của AFA phù hợp với Chiến lược phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Việc Hội NDVN trở thành thành viên chính thức của AFA sẽ tạo ra nhiều cơ hội tham gia các sự kiện quốc tế quan trọng, qua đó có điều kiện thể hiện được tiếng nói của nông dân Việt Nam, giúp cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước và con người Việt Nam, tổ chức và hoạt động của Hội NDVN, qua đó tranh thủ sự ủng hộ, đoàn kết của bạn bè quốc tế đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Danviet
Cho thuê ruộng - làm cẩn trọng để bảo vệ lợi ích nông dân
Đó là quan điểm của Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Lại Xuân Môn khi trao đổi với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và Hội ND tỉnh Hà Nam trong chuyến thăm và làm việc tại địa phương này vào ngày 13.7.
Đoàn công tác T.Ư Hội NDVN do Chủ tịch Lại Xuân Môn dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UNDN, Hội ND tỉnh Hà Nam; thăm, nắm tình hình xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại quy mô hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh.
Đảm bảo thu nhập cho nông dân
Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN đã tới tìm hiểu dự án ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao tại xã Nhân Khang (Lý Nhân); mô hình vùng nuôi bò sữa tại xã Mộc Bắc (Duy Tiên).
Chủ tịch Lại Xuân Môn (thứ 2 trái) tìm hiểu dự án xản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao tại xã Nhân Khang (Lý Nhân).
Dự án sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao tại xã Nhân Khang do một doanh nghiệp trong tỉnh phát triển với sự hợp tác, tư vấn, chuyển giao công nghệ của một doanh nghiệp Nhật Bản. Dự án có quy mô hơn 21ha đã bước sang năm sản xuất thứ 2 với các sản phẩm rau, củ, quả thực phẩm an toàn.
Báo cáo với Chủ tịch Lại Xuân Môn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam Nguyễn Quốc Đạt cho biết, mặt bằng dự án được hình thành dựa trên sự vận động hàng trăm hộ dân có đất sản xuất nông nghiệp liền kề cho doanh nghiệp thuê với mức giá 120kg ngô/sào/năm. "Nhiều người cho thuê đất đã làm việc cho khu sản xuất với mức thu nhập từ 120.000-150.000 đồng/người/tháng đối với lao động thời vụ, và mức lương từ 4,5 triệu đồng trở lên đối với lao động hợp đồng..."- ông Đạt cho hay.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Nguyễn Đình Khang, hiện nay ở địa phương đã phát triển 4 khu sản xuất nông nghiệp hiện đại, trong đó có sự tham gia đầu tư của 1 số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn VinGroup và doanh nghiệp Nhật Bản.
Chủ tịch Lại Xuân Môn (thứ 2 phải) thăm khu đóng gói rau quả của dự án sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao tại xã Nhân Khang.
Các khu sản xuất nông nghiệp hiện đại phần lớn đều hình thành mặt bằng từ việc vận động nông dân tự nguyện cho thuê ruộng, trở thành công nhân của doanh nghiệp. Về tình hình phát triển chung của địa phương, trao đổi với Chủ tịch Lại Xuân Môn, ông Nguyễn Đình Khang cho biết, tốc độ phát triển kinh tế của Hà Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt tới 11% so với cùng kỳ năm 2015, nông nghiệp đạt giá trị sản xuất hơn 4.300 tỷ đồng, tăng 2,7%, xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt được những kết quả tích cực.
Chủ tịch Lại Xuân Môn đã chia sẻ với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương. Về mô hình nông dân cho thuê ruộng để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại, Chủ tịch Lại Xuân Môn đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương cần có cách làm cẩn trọng, chắc chắn thành công. Bởi dự án có thành công, hiệu quả thì mới khuyến khích được nông dân tích tụ ruộng đất, liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong sản xuất. Các dự án thuê đất cần đảm bảo việc làm, ổn định đời sống, thu nhập tăng cho nông dân tại chỗ.
Hỗ trợ để Hội hoạt động hiệu quả
Về tình hình nông dân, Hội ND, báo cáo với Chủ tịch Lại Xuân Môn, bà Khổng Thị Thảo - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, các cấp Hội ND địa phương đã tập trung vào thực hiện có hiệu quả môt số lĩnh vực công tác. Trong đó ra mắt câu lạc bộ nông dân giỏi cấp tỉnh; xây dựng 113 mô hình dân vận khéo; thực hiện đề án tuyên truyền, vận động nông dân dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất; duy trì tốt 140 tổ, nhóm nông dân chăn nuôi lợn theo hình thức liên kết 4 nhà...
Chủ tịch Lại Xuân Môn (trái) trao đổi tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn với Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Nguyễn Đình Khang.
Bên cạnh những kết quả tích cực, bà Khổng Thị Thảo cũng thừa nhận, việc thực hiện Kết luận số 61/2009 (KL61) của Ban Bí thư và Quyết định số 673/2011 (QĐ 673) của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn chậm, kết quả thấp, qua đó chưa tạo được động lực thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân, thu hút hội viên khó khăn.
Trao đổi với Bí thư Nguyễn Đình Khang về những kiến nghị của Hội ND tỉnh, Chủ tịch Lại Xuân Môn đề nghị Tỉnh ủy Hà Nam cần thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong thực hiện KL 61 của Ban Bí thư và QĐ 673 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thực hiện KL 61 và QĐ 673, đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam quan tâm 2 nội dung Hội ND được giao trực tiếp thực hiện là xây dựng, phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND); xây dựng, vận hành, sử dụng Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân. Chủ tịch Lại Xuân Môn cho rằng, các tỉnh lân cận, hoặc các tỉnh có điều kiện tương đương Hà Nam đến nay đều đã thực hiện khá tốt KL 61 và QĐ 673.
Chủ tịch Lại Xuân Môn (thứ 2 phải) trao đổi với nông dân nuôi bò sữa xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên.
"Tỉnh Hà Giang khó khăn như vậy mà vẫn bố trí cấp ngân sách 5,5 tỷ đồng bổ sung Quỹ HTND cùng cấp, lẽ nào Hà Nam lại không làm được? Vốn cấp sang Quỹ HTND đều để ở địa phương để hỗ trợ nông dân xây dựng, nhân rộng, mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ngành nghề nông thôn. Lợi ích thuộc về nông dân địa phương, vốn Quỹ bảo toàn và phát triển tăng trưởng..."- Chủ tịch Lại Xuân Môn phân tích.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Nguyễn Đình Khang nhất trí với những kiến nghị của Hội ND tỉnh cũng như đề nghị của T.Ư Hội ND và khẳng định, trong thời gian tới sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn việc xây dựng, phát triển Quỹ HTND, tạo điều kiện để Hội ND hoạt động hiệu quả hơn...
"Hà Nam đang phát triển mô hình nuôi bò sữa hàng hóa. Bên cạnh thuận lợi, tỉnh đang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sữa nguyên liệu. Đề nghị T.Ư Hội NDVN có tiếng nói, kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, cá c Bộ, ngành có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sữa nguyên liệu cho nông dân. Về phía mình, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam sẽ làm việc với 3 doanh nghiệp để việc tiêu thụ sữa nguyên liệu cho nông dân thuận lợi và đảm bảo có lãi..." - ông Nguyễn Đình Khang - Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam.
Theo Danviet
Tăng nặng chế tài, truy trách nhiệm tới cùng Sau khi đăng chuyên đề "Thông tin thất thiệt làm hại nhà nông" (ngày 17.5), Báo NTNN nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, trao đổi. Trong đó, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lại Xuân Môn đã từ Bạc Liêu - nơi ông đang tiến hành vận động bầu cử đại biểu...