Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua gói nghị quyết về Palestine
Ngày 2/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua 3 nghị quyết về các vấn đề của Palestine và khu vực Trung Đông, kêu gọi tôn trọng tính nguyên trạng lịch sử của các địa điểm linh thiêng tại thành phố Jerusalem, và tiến hành các cuộc đối thoại đáng tin cậy về các quy chế cuối cùng trong tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông.
Quang cảnh một phiên họp Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong nghị quyết mang tên “Giải pháp hòa bình cho vấn đề Palestine”, ĐHĐ LHQ tái khẳng định lời kêu gọi đạt được một nền hòa bình bao trùm, hợp lý và bền vững tại Trung Đông. ĐHĐ cũng kêu gọi Israel ngừng mọi hành động đơn phương tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của người Palestine và kêu gọi các nước không thừa nhận bất cứ thay đổi nào về các đường biên giới trước cuộc chiến năm 1967 và không hỗ trợ hay ủng hộ các hoạt động xây nhà định cư trái phép trên các phần đất chiếm đóng.
Trong nghị quyết có tên “Jerusalem”, ĐHĐ tái khẳng định mọi hành động mà Israeal – bên chiếm đóng – nhằm áp đặt luật pháp, quyền tài phán và hành chính của mình lên thành phố linh thiêng Jerusalem là bất hợp pháp. Nhắc lại thông cáo báo chí của Hội đồng Bảo an LHQ năm 2015 về Jerusalem, trong đó kêu gọi giữ nguyên trạng lịch sử quần thể al-Haram al-Sharif, ĐHĐ nhấn mạnh rằng một giải pháp bao trùm, chính đáng và bền vững đối với vấn đề thành phố Jerusalem cần tính đến các quan ngại chính đáng của các hai bên Palestine và Israel.
Trong nghị quyết mang tên “ Cao nguyên Golan”, ĐHĐ tuyên bố rằng quyết định của Israel nhằm áp đặt luật pháp, quyền tài phán và hành chính tại Cao nguyên Golan bị chiếm đóng của Syria là vô nghĩa và vô hiệu, đồng thời yêu cầu Israel rút khỏi vùng lãnh thổ này.
Trước khi ĐHĐ thông qua 3 nghị quyết, đại diện của Israel cho biết việc thông qua nghị quyết này đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế đang trực tiếp kéo dài xung đột. Phái đoàn của Mỹ cho rằng nên duy trì cách gọi “al-Haram al-Sharif/Núi Đền” để thừa nhận lịch sử chung của khu vực linh thiêng này. Trong khi đó, phái đoàn của Albania, vốn bỏ phiếu trắng, bày tỏ muốn “một cách diễn đạt cân bằng hơn” trong vấn đề nhạy cảm này. Đại diện của Australia cho biết nước này phản đối các giải pháp một chiều không tính đến Israel, đồng thời kêu gọi thay đổi từ ngữ trong các nghị quyết trên.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Palestine tại LHQ Riyad Mansour bày tỏ cảm ơn các quốc gia đã ủng hộ gói nghị quyết về Palestine, nhấn mạnh rằng nghị quyết này là cần thiết và thỏa đáng nhằm mang lại niềm tin và sự ủng hộ đối với nhân dân Palestine. Ông cũng kêu gọi LHQ chấp thuận cho Palestine là quốc gia thành viên và buộc Israel phải chịu trách nhiệm về việc đã từ chối rút khỏi đường biên giới trước năm 1967.
LHQ khẳng định quyền cơ bản của con người được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh
Ngày 8/10, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua một nghị quyết, trong đó công nhận quyền tiếp cận môi trường an toàn và lành mạnh là một quyền cơ bản của con người.
Trẻ em Palestine sinh hoạt trong điều kiện không có điện bên những ngôi nhà đổ nát sau các cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 25/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nghị quyết trên - do Costa Rica, Maldives, Maroc, Slovenia và Thụy Sĩ đề xuất - đã được thông qua với 43 phiếu thuận và 4 phiếu trắng.
Trong một động thái bất ngờ, Anh đã bỏ phiếu thuận, mặc dù trong các cuộc đàm phán gần đây, nước này luôn bác bỏ đề xuất trên. Mỹ không tham gia bỏ phiếu trên do không phải là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm 47 thành viên.
Ngoại trưởng Nga, Qatar thảo luận nhiều vấn đề Vùng Vịnh Quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga và Qatar đã nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng các cơ chế tập thể ứng phó với những rủi ro và mối đe dọa khác nhau tại Vùng Vịnh, đồng thời yêu cầu tái khởi động tiến trình đàm phán Israel-Palestine để có được một giải pháp toàn diện. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov...