Đại hội ĐCS TQ lần thứ 18: Người trẻ mong gì?
Hơn 2.200 đại biểu thuộc 38 đoàn đại biểu đại diện cho hơn 82 triệu đảng viên Trung Quốc đã tề tựu tại Bắc Kinh để tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu chính thức từ ngày 8/11.
Hai đề tài giới trẻ Trung Quốc quan tâm nhất hiện nay, theo Tân Hoa xã, là Đại hội Đảng 18 của Trung Quốc và kết quả bầu cử Mỹ. Họ cho rằng hai sự kiện chính trị này sẽ “quyết định tương lai của thế giới”.
Đảng cần mạnh tay với tham nhũng
Theo Thời Báo Hoàn Cầu, kết quả khảo sát mới nhất cho thấy 8/10 thanh niên cho rằng điều họ quan tâm nhất ở đại hội lần này chính là “sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân”. 81,4% cho biết họ ủng hộ cải cách chính trị tại nước mình. Chính quyền cần tiếp tục chịu sự giám sát của người dân thông qua công luận và các phương tiện truyền thông, cần chống tham nhũng quyết liệt và tăng cường tính minh bạch trong thông tin của chính phủ.
Khảo sát này do Thời Báo Hoàn Cầu thực hiện với hơn 1.200 thanh niên trên 18 tuổi tại bảy thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Trường Sa, Tây An và Thẩm Dương.
Nhà kinh tế trẻ Đường Tế Cường, giám đốc Sở kế hoạch phát triển Khu phát triển công nghệ cao của Thành Đô, Tứ Xuyên, nhận định Đại hội Đảng 18 và bầu cử Mỹ là cơ hội tốt để giới trẻ Trung Quốc soi lại các vấn đề nội địa và quốc tế của nước mình. “Người trẻ sẽ được tiếp cận tốt hơn về thông tin và những nền tảng giáo dục khác nhau từ thế hệ đi trước. Toàn cầu hóa và thông tin hóa đang đưa ra những thử thách mới cho đảng cầm quyền. Sự kiện chính trị lần này sẽ quyết định tương lai của Trung Quốc” – Tân Hoa xã dẫn lời ông Đường nói.
Cảnh sát Trung Quốc tuần tra trước quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh – Ảnh: Getty Images
“Dù đang có một số yếu tố bất ổn trong mối quan hệ Mỹ – Trung, song thế giới đang sẵn sàng chứng kiến một mối quan hệ song phương thân thiện và chắc chắn hơn. Tôi tin lãnh đạo hai nước sẽ đủ khôn ngoan để đưa ra những quyết định đúng đắn hơn – Tân Hoa xã dẫn lời nhà kinh tế trẻ này – Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, điều này yêu cầu Trung Quốc phải tăng cường giao thiệp nhiều hơn và sâu sắc hơn với các nước khác để tăng lòng tin cậy lẫn nhau”.
“Trung Quốc và Mỹ cuối cùng sẽ nhận ra ưu điểm của việc cùng tồn tại sau một thời gian dài cạnh tranh” – Tân Hoa xã dẫn lời nhà văn Trần Thu Phàm, hiện làm việc cho Tập đoàn Google.
Trao đổi với Pv, anh Cao Văn, thạc sĩ luật tại một trường đại học ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, cho biết trí thức Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến đại hội, bởi đây là sự kiện trọng đại của đất nước. Giới học thuật, đặc biệt là những nhà nghiên cứu luật pháp, luôn hi vọng sự chuyển giao quyền lực lần này sẽ đem đến nhiều cải cách mới đối với hệ thống pháp luật Trung Quốc. Ông Hồng Lâm, hiện đang công tác tại một tòa án ở thành phố Quảng Châu, nhận định hai lãnh đạo Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đều là những nhân vật được đào tạo về ngành luật và am hiểu luật học. Hi vọng thế hệ lãnh đạo tiếp theo sẽ đem đến nhiều thay đổi.
Theo Tân Hoa xã, những người trẻ Trung Quốc đang kỳ vọng thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ thực thi hàng loạt giải pháp để tháo ngòi những thử thách đã xuất hiện ở Trung Quốc suốt 30 năm qua do phát triển kinh tế quá nhanh. Cụ thể đó là nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, sự phân phối thu nhập không công bằng và vấn đề đảm bảo ổn định xã hội.
An ninh thắt chặt tối đa
Theo CTV tại Bắc Kinh Chu Quỳnh, trong những ngày qua an ninh khắp Trung Quốc được siết chặt, đặc biệt là ở thủ đô Bắc Kinh.
Theo Chu Quỳnh, người dân bình thường ở Trung Quốc gần như không thể cảm thấy gì nhiều cho đến trước đại hội ngoài việc đường phố được trang hoàng và an ninh ở Bắc Kinh được tăng cường. Chính quyền Bắc Kinh cấm bán máy bay điều khiển từ xa, người dân không được thả bong bóng và chim bồ câu. Mới đây là thêm quy định taxi không được mở cửa ở những khu vực nhạy cảm, gần nơi diễn ra đại hội.
Trước đó ngày 5/11, thường vụ Bộ Chính trị kiêm trưởng Ban Chính pháp trung ương Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã yêu cầu Bắc Kinh và các tỉnh lân cận phối hợp bảo đảm an ninh tuyệt đối cho kỳ đại hội này. Ít nhât 1,4 triêu tình nguyên viên đã đăng ký làm viêc cho đại hội lần này, tương đương sô tình nguyên viên phục vụ Thê vân hôi năm 2008 tại Bắc Kinh.
Video đang HOT
Các đội xe cứu thương và cứu hỏa túc trực 24/24 giờ gần nơi diễn ra đại hội tại Bắc Kinh. Sở Cảnh sát Bắc Kinh đã mua môt trực thăng mới đê giám sát vùng không phận thủ đô và lân cận trong thời gian đại hội.
Cuộc chiến chống tham nhũng
Ngày 7/11, người phát ngôn Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 18 cho biết một trong những nội dung chính của đại hội là tập trung thảo luận về cuộc chiến chống tham nhũng.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn cho biết Ủy ban Thanh tra kỷ luật trung ương (CCDI) của CPC đang soạn thảo một bản kế hoạch làm việc về trừng trị và phòng chống tham nhũng trong giai đoạn 2013-2017.
Trả lời báo giới về vụ việc liên quan đến cựu ủy viên Bộ Chính trị kiêm bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai và cựu bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân, người phát ngôn cho biết đây là các vụ tham nhũng nghiêm trọng trong các cán bộ hàng đầu của đảng và bài học rút ra rất sâu sắc. Việc giải quyết hai vụ việc này cho thấy thái độ giải quyết mạnh mẽ và quyết liệt của đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Tại phiên họp trù bị ngày 7/11 cho Đại hội 18, các đại biểu đã thành lập ban thư ký đại hội với các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời chỉ định ông Tập Cận Bình làm tổng thư ký đại hội.
Theo 24h
60% chiến hạm Mỹ ở châu Á TBD, tướng TQ: đối thủ sẽ phải kinh hồn!
Điều này thể hiện sự lo ngại thực sự của Trung Quốc rằng mục đich chính của Mỹ là "bao vây", "kiềm chế" Trung Quốc, bằng cách giương cánh xù lông đề cập tới khả năng chiến tranh và dọa sẽ đánh cho đối thủ kinh hồn bạt vía, thực sự chỉ là võ loa, thực tế đâu có dễ dàng như ông Tuyền tưởng tượng
Xoay quanh những động thái của giới chức Lầu Năm Góc trong mấy ngày qua, trước, trong và sau đối thoại Shangri-La tổ chức tại Singapore từ 1~3/6 vừa qua, mặc dù Trung Quốc đột ngột hạ cấp bậc cấp độ trưởng đoàn tham dự đối thoại quan trọng này nhưng lại tỏ ra đặc biệt quan tâm đến nội dung, kết quả của nó, nhất là "hành tung" và phát biểu của giới chức quốc phòng Mỹ.
Mọi phát ngôn, "hành tung" của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đều trở thành tâm điểm chú ý của giới chức Bắc Kinh và truyền thông Trung Quốc (báo TQ đăng ảnh ông Panetta thăm cảng Cam Ranh - Việt Nam với lời bình: Trước sau Mỹ cũng phải tìm kiếm nơi neo đậu, đồn trú cho lực lượng tàu chiến ở châu Á - Thái Bình Dương, việc ông Panetta thăm Cam Ranh cho thấy có thể đây là một lựa chọn)
Dự đối thoại năm nay, đoàn Trung Quốc do trung tướng Nhiệm Hải Tuyền, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, một quan chức cấp cục - vụ dẫn đầu khiến dư luận đặc biệt chú ý và coi đó là một dấu hiệu lạ vì sự thay đổi đột ngột của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, đại diện đoàn Trung Quốc cũng đã có những phát biểu mang tính cứng rắn trước thông điệp tăng 60% chiến hạm hải quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Đúng như dự đoán, chuyến công du châu Á lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta đã chủ động đề cập đến quan điểm của Washington về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông, điều mà Trung Quốc thực sự rất lo ngại và đang xoay sở tìm cách đối phó.
Điều Trung Quốc lo ngại nhất, cuối cùng đã xảy ra theo dự đoán của không ít nhà phân tích: Mỹ tuyên bố điều chỉnh trọng tâm chiến lược quân sự về châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ quân sự với các nước, đồng thời nhấn mạnh lợi ích cốt lõi của Mỹ ở biển Đông - tự do hàng hải
Hai là, Mỹ không đứng về bất cứ nước nào trong các bên tranh chấp biển Đông, nhưng ủng hộ và nỗ lực thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, ngoại giao đa phương trên cơ sở tuân thủ luật pháp và trọng tài quốc tế.
Thứ 3, việc Mỹ tăng cường sự hiện diện của hải quân nước này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên 60% là vì trọng tâm kinh tế toàn cầu đã chuyển dịch về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ có quyền lợi lớn ở đây nên điểu chỉnh tập trung vào khu vực này là điều bình thường và không phải nhằm vào Trung Quốc.
Thứ 4, trong chuyến công du châu Á lần này ông Panetta khẳng định cam kết của Mỹ trong việc phát triển quan hệ hợp tác quân sự với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là Philippines, Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Đồng thời ông cũng mong muốn tăng cường các hoạt động hợp tác với quân đội Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gặp người đồng nhiệm phía Singapore, ông Ng En Hen
Ngoài những phát biểu nêu trên, trong chuyến đi lần này ông Panetta đã hội đàm với người đồng cấp Singapore và đạt được thỏa thuận cho phép hải quân Mỹ đưa 4 tàu chiến hạng nhẹ, tính cơ động cao đến đồn trú tại vùng biển của Singapore trong năm 2013.Mặt khác, sau khi đối thoại Shangri-La kết thúc, ông Panetta đã có chuyến thăm Việt Nam, thăm cảng Cam Ranh nơi 1 tàu vận tải hải quân Mỹ đang được sửa chữa tại đây, đồng thời tiếp kiến và trao đổi với các nhà lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và làm việc với Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Trong khi đó, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey đã có cuộc hội kiến 20 phút với Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Philippines trước giờ 3 vị này lên máy bay đi thăm Anh từ 4/6 đến 6/6, sau đó thăm Mỹ từ 6/6 đến 8/6 để thúc đẩy hợp tác song phương.
Trước lúc lên đường đi Anh, Mỹ, Tổng thống Philippines Aquino III vẫn dành ra 20 phút gặp gỡ Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tướng Martin Dempsey
Điều này khiến Trung Quốc lo ngại, điển hình là giới truyền thông nước này liên tục cáo buộc Philippines và các bên liên quan "lôi kéo, dụ dỗ" Mỹ quay trở lại, cố tình "quốc tế hóa vấn đề biển Đông", đánh đồng vấn đề tự do hàng hải trên biển Đông với việc tranh chấp chủ quyền.Phản ứng trước những động thái trên của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Vị Dân cho rằng các bên nên nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ai đó đưa ra các nghị trình quân sự, an ninh nổi cộm, đẩy mạnh bố trí quân sự, tăng cường quan hệ đồng minh quân sự (thời điểm này) là không phù hợp.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Vị Dân có phản ứng được đánh giá là "nhẹ nhàng" hơn so với trước Shangri-La cũng như so với phản ứng từ giới chức quân sự Trung Quốc về việc Mỹ tăng sự hiện diện của hải quân tại châu Á - Thái Bình Dương lên 60%
Trung Quốc thừa nhận khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có nhiều đan xen lợi ích giữa Mỹ với Trung Quốc. Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ phát huy vai trò mang tính xây dựng, đồng thời tôn trọng lợi ích cũng như những vấn đề quan tâm của các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc.
Tuy nhiên, về phía giới chức quân sự Trung Quốc lại đưa ra những nhận xét và phản ứng mang tính cứng rắn hơn đối với động thái tăng cường 60% lực lượng hải quân tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như việc thắt chặt hợp tác quân sự với các nước trong khu vực của Lầu Năm Góc, thậm chí còn đưa ra một giả thiết chiến tranh.
Nhiệm Hải Tuyền, trung tướng, trưởng đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-La một mặt nói: "Cứ chờ xem!", mặt khác khẳng định quan điểm của Trung Quốc đối với chiến tranh (mặc dù không ai đề cập tới xung đột quân sự hay chiến tranh - PV), một là Trung Quốc phản đối, hai là không sợ.
Ông Nhiệm Hải Tuyền dẫn đầu đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-La mà không phải Bộ trưởng Quốc phòng như năm ngoái, hoặc chí ít là Phó tổng tham mưu trưởng như 4 năm về trước khiến dư luận đặt câu hỏi về mục đích, động cơ hạ cấp độ trưởng đoàn của Bắc Kinh vào phút chót
"Chúng ta cần phải hoàn thiện chiến lược quân sự, tăng cường xây dựng năng lực quốc phòng, nâng cao sức chiến đấu của quân đội tương ứng (với sự điều chỉnh trọng tâm chiến lược quân sự Mỹ?). Trong quá khứ, hiện tại và tương lai, Trung Quốc vĩnh viễn không xưng hùng, xưng bá" ông Tuyền cho hay.
"Tuy nhiên, một khi lợi ích quốc gia (Trung Quốc) bị xâm hại hoặc uy hiếp, chúng ta cũng có đủ năng lực và thủ đoạn đánh trả, mà một khi đã đánh trả sẽ đánh cho đối thủ kinh hồn bạt vía" - Nhiệm Hải Tuyền nhấn mạnh, trong khi chỉ câu trên thôi, ông ta vẫn còn nhắc tới hòa bình.
Giới chức quân sự Trung Quốc tỏ ra khá tự tin khi bình luận về sự chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ mà theo họ là vì Mỹ dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia cũng như tình hình tài chính khó khăn, các thách thức an ninh toàn cầu.
Sự hiện diện của tàu sân bay USS George Washington ở đâu thể hiện sức mạnh hải quân Mỹ ở đó
Do khó khăn của nền kinh tế nên trong 10 năm tới Mỹ sẽ phải cắt giảm khoảng 500 tỉ USD chi phí quân sự, trong bối cảnh đó lất lẽ Washington phải cắt giảm lực lượng, tập trung sức mạnh quân sự trọng điểm. Hiện tại người Mỹ cho rằng tình hình tại Afghanistan và Iraq đã tương đối ổn định, có thể rút khỏi đây.Trong bối cảnh phải giảm số lượng lớn các chiến hạm và chiến đấu cơ, việc Lầu Năm Góc điều chỉnh tỉ lệ đóng quân giữa Đại Tây Dương - Thái Bình Dương từ 50:50 sang 40:60, về mặt tổng thể sẽ tăng thực lực của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương 10%, nhưng nếu xét kỹ về khả năng cắt giảm, giới chức Trung Quốc cho rằng thực lực tổng thể căn bản không khác hiện trạng là bao.
Có thể thấy rằng phản ứng của Trung Quốc đối với động thái tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như củng cố và nâng cao quan hệ hợp tác quân sự với các quốc gia khác trong khu vực thể hiện một sự quan ngại và lúng túng trong đánh giá, nhận định.
Trước đó, tướng Lương Quang Liệt và kể cả người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích gay gắt, đổ lỗi cho Philippines gây ra căng thẳng trên bãi cạn Scarborough hôm 10/4
Phản ứng của giới chức quân sự Trung Quốc, đến thời điểm này mới chỉ dừng lại ở những bình luận, phát ngôn của Nhiệm Hải Tuyền. Không ai nhắc tới chiến tranh hay xung đột, mà là giới tướng lĩnh quân sự Trung Quốc tự đặt ra giả thuyết trong thời điểm nhạy cảm này, động thái đó có hơi hướng nhằm vào Mỹ.
Điều này thể hiện sự lo ngại thực sự của Trung Quốc rằng mục đich chính của Mỹ là "bao vây", "kiềm chế" Trung Quốc, bằng cách giương cánh xù lông đề cập tới khả năng chiến tranh và dọa sẽ đánh cho đối thủ kinh hồn bạt vía, thực sự chỉ là võ loa, thực tế đâu có dễ dàng như ông Tuyền tưởng tượng.
Phát biểu vừa rồi của Nhiệm Hải Tuyền xứng đáng để đưa viên tướng này vào danh sách những tướng Trung Quốc theo đuổi quan điểm hiếu chiến trên biển Đông: trái qua phải, hàng trên: Kiều Lương, La Viện, Kim Nhất Nam, hàng dưới: Lý Sỹ Hồng, Hoàng Thiện Xuân và Nhiệm Hải Tuyền
Quan điểm của Mỹ đã thể hiện rất rõ, và Bắc Kinh cũng có lẽ đã nhận ra, không thể đặt Mỹ bên ngoài cuộc chơi ở biển Đông, và có thể ở một giới hạn nào đó Bắc Kinh tác động và can thiệp vào nội khối ASEAN để thay đổi quan điểm của một số nước thành viên, nhưng khó có thể thay đổi quan điểm của 4 nước có tranh chấp cũng như các bên thứ 3 có lợi ích tại đây.Thương lượng hòa bình, đàm phán đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thông qua trọng tài quốc tế là xu thế tất yếu. Mặt khác, vấn đề an ninh hàng hải trên biển Đông gắn liền với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ khu vực này sẽ trở thành điểm mấu chốt.
Một số chuyên gia cho rằng các bên liên quan có tranh chấp trên biển Đông cần nắm chắc, kiên định quan điểm đàm phán song phương, đa phương tùy trường hợp cụ thể, tuân thủ luật pháp quốc tế và khi cần thiết đưa ra trọng tài quốc tế, đồng thời thường xuyên và liên tục gắn chặt vấn đề an ninh hàng hải với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên biển Đông.
Có như vậy, các bên mới tranh thủ tối đa được sự ủng hộ và can thiệp cần thiết của các bên thứ 3 vì điều đó gắn liền với lợi ích sát sườn và thiết thực của họ. Mặc dù về mặt quan điểm, Mỹ hay các nước khác không đứng về bên nào trong tranh chấp biển Đông, nhưng với quyền lợi của họ tại khu vực, họ tự biết phải làm gì để bảo vệ nó.
Theo GDVN
TG 24 giờ qua ảnh:Tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn Cảnh sát quân sự tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn, du khách đi dạo dưới hoàng hôn, thắp nến mừng sinh nhật nhà vua Thái Lan, ngựa đứng trong bão tuyết,... là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới trong 24 giờ vừa qua. Một vụ đánh bom tự sát nhà vào những người theo đạo Hồi dòng Shia bên...