Đại hội Đảng có dẫn đến cải cách lớn ở Triều Tiên?
Sau gần 40 năm, Bình Nhưỡng mới tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 7 để đề ra hướng đi mới cho CHDCND Triều Tiên trong những năm tiếp theo.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 6/5/2016, Đại hội Đảng lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) đã khai mạc tại “Nhà văn hóa 25/4″ ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Thủ đô Bình Nhưỡng trước thềm Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Ảnh AP
Đại hội Đảng vốn là cơ hội để thay đổi ban lãnh đạo, sửa đổi các văn kiện cơ bản và công bố kế hoạch cải cách kinh tế lớn. Trong trường hợp CHDCND Triều Tiên,Đại hội Đảng lần thứ 7 có thể chủ yếu nhấn mạnh tính liên tục trong quỹ đạo chính trị của đất nước. Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên gần đây nhất được tổ chức trong năm 1980, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), ông nội của nhà lãnh đạo hiện này Kim Jong-un.
Đại hội Đảng lần thứ 7 được dự kiến sẽ đề ra hướng đi mới cho CHDCND Triều Tiên trong những năm tiếp theo cũng như đề ra kế hoạch cho những thập kỷ tiếp theo. Đảng Lao động Triều Tiên có thể thay đổi đường lối quản lý, trong đó có việc sửa đổi Điều lệ Đảng.
Một số nhà phân tích bên ngoài tự hỏi liệu Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7 có thể là một bước ngoặt quan trọng, mang đậm “dấu ấn Kim Jong-un”: vừa theo đuổi chính sách răn đe hạt nhân vừa theo đuổi thịnh vượng kinh tế.
Cha của ông Kim Jong-un là cố lãnh đạo Kim Jong-il đã theo đuổi chính sách “tiên quân” (quân đội trên hết) và chính sách kinh tế kế hoạch tập trung. Chính sách này đã góp phần dẫn đến nạn đói lan rộng và thảm họa kinh tế trong những năm cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000.
Có một số dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un có thể công bố một đường lối kinh tế mới táo bạo cho đất nước. Trong bài phát biểu năm mới năm ngoái, ông Kim Jong-un đã nhấn mạnh phát triển kinh tế và hạ thấp vai trò của vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, trước Đại hội Đảng lần thứ 7, phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên đã đưa ra một loạt các khẩu hiệu, trong đó nhấn mạnh đến nông nghiệp và phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong bốn tháng đầu năm 2016, CHDCND Triều Tiên đã cho thấy nước này có tiến bộ vượt bậc trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã cho tiến hành vụ thử nghiệm thiết bị hạt nhân thứ tư trong tháng 1/2016 và sau đó là vụ phóng tên lửa mang vệ tinh vào tháng Hai. Bình Nhưỡng cũng đạt được nhiều tiến bộ trong việc chế tạo động cơ tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên đã dẫn đến việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết 2270, trong đó có một số các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất ban hành chống lại một nước thành viên của Liên Hợp Quốc trong hơn một thập kỷ qua.
Thông qua Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un có cơ hội để đề ra đường lối phát triển kinh tế và chứng tỏ chính sách “tự lực tự cường” vẫn phát huy hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn và một trong những thách thức đó là nạn đói đang lờ mờ hiện ra ở phía chân trời.
Trong những ngày tới, thế giới bên ngoài sẽ biết rõ hơn về Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Có một điều đáng chú ý là Bình Nhưỡng đã mời báo chí nước ngoài đến đưa tin về sự kiện trọng đại này. Điều đó làm gia tăng tính minh bạch và mở cửa của một trong những quốc gia vốn bị coi là bí ẩn và khép kín nhất thế giới.
Minh Châu (The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Động thái mới cho mưu đồ Biển Đông của Trung Quốc
Trung Quốc đang tiến hành cải cách Đại quân khu Quảng Châu thành lập chiến khu, kiểm soát chặt về biển Đông.
Trung Quốc lập chiến khu phụ trách Biển Đông
Trung Quốc đang tiến hành cải cách mạnh mẽ quân đội, trong đó đặc biệt chú ý tới Đại quân khu Quảng Châu nhằm thực hiện mưu đồ với tình hình biển Đông đang căng thẳng hiện nay.
Tài liệu công khai cho biết, Đại quân khu Quảng Châu là một trong 7 đại quân khu của Quân đội Trung Quốc, chỉ huy các lực lượng vũ trang của 5 tỉnh gồm Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam - trong đó, các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây có đường biên giới với Việt Nam và Biển Đông, còn Hải Nam là một hòn đảo lớn ở phía bắc Biển Đông.
Chuyên gia dự đoán, 7 đại quân khu hiện nay sẽ được tổ chức lại thành 5 chiến khu gồm: Chiến khu miền Nam đóng ở Quảng Châu (Quảng Đông), Chiến khu miền Đông đóng ở Nam Kinh (Giang Tô), Chiến khu miền Tây đóng ở Urumqi (Tân Cương), Chiến khu miền Bắc đóng ở Thẩm Dương (Liêu Ninh) và Chiến khu Trung tâm đóng ở Bắc Kinh.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông, sau khi tổ chức lại, Đại quân khu Quảng Châu sẽ đổi tên thành Chiến khu miền Nam và một trong những nhiệm vụ của nó là phụ trách tác chiến trên hướng Biển Đông, tiến hành hỗ trợ hậu cần cho Lực lượng đóng ở Hồng Kông.
Tính đến tháng 12/2015, tổng binh lực của Chiến khu miền Nam khoảng 280.000 quân. Trong thời chiến, sứ mệnh của chiến khu này là bảo vệ miền nam Trung Quốc, đồng bằng châu thổ sông Chu Giang, khu vực Hồng Kông, Ma Cao; phong tỏa Biển Đông, phong tỏa các tuyến đường hàng hải của nước thù địch và hỗ trợ xử lý vấn đề Đài Loan.
Hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc ngày càng tỏ rõ tham vọng ở biển Đông?
Những kế hoạch của Trung Quốc trong lần cải cách quân đội này tiếp tục thể hiện rõ tham vọng làm chủ biển Đông của chính quyền Bắc Kinh. Bất chấp những phản đối từ Mỹ, Nhật và các nước trong khu vực tranh chấp, hành động của nước này ngày càng táo tợn và làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng.
Trước đó, ngày 31/12/2015, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân thông báo nước này đang đóng tàu sân bay thứ 2 hoàn toàn bằng công nghệ trong nước.
Theo thông tin chính thức thì tàu sân bay đang được đóng sẽ có lượng rẽ nước 50.000 tấn và đang được đóng tại xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Ông Dương Vũ Quân khẳng định tàu sân bay mới có khả năng triển khai máy bay chiến đấu J-15 và có một đường dốc cho phép máy bay cất cánh kiểu nhảy cầu (ski-jump). Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc không cho biết lúc nào tàu sân bay mới sẽ đi vào hoạt động.
Trong báo cáo chiến lược công bố vào tháng 5/2015, Bộ Quốc phòng đã khẳng định quân đội Trung Quốc có tham vọng củng cố và phát triển lực lượng hải quân để tham gia vào các chiến dịch quốc tế.
Bản báo cáo chiến lược cũng gián tiếp nhìn nhận Bắc Kinh sẽ gia tăng ảnh hưởng trong khu vực châu Á khi ông Dương Vũ Quân nhấn mạnh vai trò của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ chống các nước láng giềng gây hấn và sự can thiệp của Mỹ.
Trước một loạt tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông, truyền thông phương Tây nhận định, Bắc Kinh sẽ gây ra những cơn "thịnh nộ" từ phía Mỹ và các quốc gia láng giềng.
Sự kiện Hải quân và Không quân Trung Quốc liên tục can dự vào những cuộc đối đầu tranh chấp biển đảo với Nhật và Philippines gây lo ngại sẽ xảy ra các cuộc xung đột vũ trang. Chính trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc đã loan báo những thay đổi cấu trúc quan trọng trong quân đội nước này.
Trung Quốc nhiều lần nói rằng sự bành trướng của hải quân nước họ không đe dọa tới các nước láng giềng. Họ cũng nói rằng tàu Liêu Ninh chủ yếu sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học và huấn luyện.
Tuy nhiên, mặc dù chưa hoạt động với đầy đủ chức năng, nhưng chiếc tàu này đã tiến hành những hoạt động huấn luyện ở Biển Đông và điều đó cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục có lập trường ngang ngược trong các vụ tranh chấp biển đảo.
Hồng Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ảnh Triều Tiên nã pháo dữ dội trước khi thử bom H Trước khi thử bom H vào rạng sáng ngày 6/1, Quân đội Triều Tiên đã tiến hành cuộc tập trận bắn pháo dữ dội với các loại pháo kéo, pháo tự hành hạng nặng. Cuộc tập trận bắn pháo của Quân đội Triều Tiên diễn ra vào ngày 5/1 với sự có mặt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đáng lưu ý, ngay...