Đại học Trung Quốc từ chối tiếp nhận sinh viên Triều Tiên
Trong một động thái có thể gây căng thẳng trong quan hệ song phương, một số trường đại học tại Trung Quốc đã từ chối tiếp nhận các sinh viên Triều Tiên, đặc biệt trong các ngành về vật lý và khoa học.
Các sinh viên đại học Triều Tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời cán bộ tuyển dụng tại một đại học ở Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết trường này đã cắt giảm số lượng sinh viên Triều Tiên đăng ký theo học, đặc biệt trong các ngành về vật lý và khoa học vật liệu.
Tất cả các cán bộ tuyển dụng đều nói rằng việc họ hạn chế tuyển dụng sinh viên Triều Tiên là theo chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc, song từ chối tiết lộ về cơ quan đưa ra chỉ đạo này.
Ngoài ra, các sinh viên Triều Tiên đang theo học tại các trường đại học ở Trung Quốc cũng bị giám sát chặt chẽ hơn từ sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hồi đầu tháng này.
“Đối với những sinh viên (Triều Tiên) đang ở trong kí túc xá, chúng tôi không thể bắt họ về nước. Tuy nhiên, từng người trong số họ sẽ bị giám sát chặt chẽ và nằm trong diện theo dõi của các nhân viên an ninh, hoặc thông qua các biện pháp kỹ thuật, để ngăn họ tiếp cận với các tài liệu nhạy cảm”, một cán bộ tuyển dụng cho biết.
Đợt tuyển sinh tiếp theo dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm sau, tuy nhiên cán bộ tuyển sinh Trung Quốc cho biết trường của ông dự kiến sẽ tạm dừng việc tuyển tất cả các sinh viên Triều Tiên vì lo ngại họ có thể mang “rắc rối” tới trường này.
Video đang HOT
Theo một cán bộ tuyển sinh tại Đại học Khoa học và công nghệ Harbin có liên kết với quân đội Trung Quốc, trường này đã nhận được thư khiếu nại ngoại giao từ Triều Tiên, trong đó phàn nàn về chính sách từ chối tiếp nhận các sinh viên Triều Tiên vào học.
“Một số ứng viên (Triều Tiên) rất giận dữ vì hồ sơ xin học bổng chính phủ Trung Quốc của họ bị từ chối. Các thư khiếu nại đã được gửi tới Đại sứ quán Triều Tiên ở Trung Quốc và các nhân viên sứ quán đã thắc mắc rằng liệu chính sách không tiếp nhận sinh viên Triều Tiên có phải là sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch hay không”, cán bộ tuyển sinh thuộc Đại học Khoa học và công nghệ Harbin cho biết.
“Chúng tôi phản hồi lịch sự, nhưng cũng rất kiên quyết, đối với các khiếu nại này. Chúng tôi nói rằng năng lực học thuật của các ứng viên Triều Tiên chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn chương trình đại học của chúng tôi”, cán bộ tuyển sinh cho biết thêm.
Đại học Khoa học và công nghệ Harbin (Ảnh: SCMP)
Trung Quốc đã khởi động một chương trình đào tạo cho các nhà khoa học Triều Tiên từ năm 2013. Chương trình này đã cấp các học bổng tiến sĩ trong một số ngành nhất định tại một số viện nghiên cứu và các trường đại học chuyên về công nghệ quốc phòng như Viện Công nghệ Harbin. Những học viên đầu tiên của chương trình này đã tốt nghiệp hồi tháng 7 năm nay.
Số lượng sinh viên Triều Tiên tại Trung Quốc ước tính khoảng vài nghìn người. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính thức con số này. Một giáo sư Trung Quốc từng hướng dẫn các nghiên cứu sinh tiến sĩ Triều Tiên cho biết ông đã gặp rất nhiều người Triều Tiên theo học tại Trung Quốc.
“Hầu hết họ ở độ tuổi ngoài 30, tất cả đều đã kết hôn và có con ở quê nhà. Vợ và con họ bị giữ lại ở Triều Tiên, do vậy họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở về nước sau khi học xong”, giáo sư Trung Quốc cho biết.
Mặc dù kết quả học tập của các sinh viên Triều Tiên đều được các giáo viên hướng dẫn Trung Quốc đánh giá cao, tuy nhiên trong bối cảnh căng thẳng leo thang gần đây, nhiều người Trung Quốc tỏ ra lo ngại về sự hiện diện của các nhà khoa học Triều Tiên tại các viện nghiên cứu quan trọng của Trung Quốc.
Thành Đạt
Theo SCMP
Hé lộ dấu hiệu quan hệ Trung - Triều đang xấu đi
Việc truyền thông nhà nước Triều Tiên chỉ đề cập tới điện mừng Quốc khánh của Nga và Cuba mà không nhắc tới Trung Quốc đã làm dấy lên đồn đoán rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa hai nước đang xấu đi.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: AP)
Theo NHK, trong bản tin phát đi sáng nay 10/9, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã không đề cập tới việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có gửi điện chúc mừng ngày Quốc khánh Triều Tiên 9/9 hay không.
Trong khi đó, Rodong Sinmun cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã gửi điện chúc mừng Quốc khánh Triều Tiên. Bài viết trên Rodong Sinmun cũng nhấn mạnh quan hệ hữu nghị giữa Triều Tiên với Nga và Cuba sẽ vẫn tiếp tục được duy trì, thậm chí cả sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6.
Trong bài viết đăng tải ngay trên trang nhất, Rodong Sinmun đã trích dẫn thông điệp của Tổng thống Putin nói rằng quan hệ đang tiến triển giữa Nga và Triều Tiên là mối quan tâm chung của người dân hai nước, và mối quan hệ này sẽ góp phần vào việc duy trì an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như tại khu vực Đông Bắc Á.
Việc truyền thông nhà nước Triều Tiên chỉ đề cập tới điện mừng Quốc khánh của Nga và Cuba mà không nhắc tới Trung Quốc đã làm dấy lên đồn đoán rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa hai nước đang xấu đi.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy quan hệ Trung - Triều có thể đang diễn biến theo chiều hướng không mấy tích cực, Trung Quốc chỉ cử một quan chức cấp thấp hơn so với thông thường tới dự lễ mừng Quốc khánh Triều Tiên tại Đại sứ quán Triều Tiên ở thủ đô Bắc Kinh hôm 7/9. Vị quan chức này là ông Kong Xuanyou, trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc kiêm Đặc phái viên về vấn đề bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết ngoài ông Kong Xuanyou, không có quan chức Trung Quốc nào cấp cao hơn tới dự lễ mừng Quốc khánh Triều Tiên. Điều này trái ngược với các sự kiện tương tự từng diễn ra 2 năm trước đây.
Theo giới quan sát, quan hệ Trung - Triều có chiều hướng xấu đi từ sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 đúng vào ngày Trung Quốc khai mạc hội nghị thượng đỉnh của nhóm BRICS (gồm các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) hôm 3/9.
Trước đó, hồi tháng 5, Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa tầm xa chỉ vài giờ trước khi Diễn đàn Vành đai và Con đường diễn ra, trong khi Sáng kiến Vành đai và Con đường vốn được xem là dấu ấn về chính sách đối ngoại của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thành Đạt
Theo NHK
Ông Tập Cận Bình có sẵn sàng trả giá cao để bảo vệ Kim Jong-un? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn để duy trì sự bảo vệ cho đồng minh ruột Triều Tiên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang "đau đầu" vì căng thẳng Triều Tiên. Trong suốt nhiều tuần qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế...