Đại học Thương mại tiếp tục hỗ trợ 5 triệu đồng/sinh viên đến từ Hà Tĩnh
Sau khi đã hỗ trợ cho các sinh viên đến từ vùng lũ tại 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế, mới đây, Đại học Thương mại tiếp tục hỗ trợ cho sinh viên đến từ vùng lũ Hà Tĩnh.
Những ngày qua, tình hình lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế… đã gây ra thiệt hại lớn về người và của cho người dân. Hàng nghìn ngôi nhà bị ngập, sập đổ, hư hỏng; hoa màu bị ngập, vùi lấp; thủy sản thiệt hại, gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều nơi bị chia cắt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập.
Ngoài Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trận lũ mới đây cũng khiến tỉnh Hà Tĩnh bị thiệt hại vô cùng nặng nề. UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, những ngày qua nhân dân ở TP.Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc đã gánh chịu những thiệt hại rất lớn.
Ảnh minh họa. Ảnh: Tiền Phong
Thông tin trên Dân Trí cho biết, xuất phát từ thực tế mức độ thiệt hại do bão lũ gây ra đối với nhân dân các địa phương trên, lãnh đạo trường Đại học Thương mại quyết định hỗ trợ cho 105 sinh viên đại học chính quy của Trường có hộ khẩu thường trú tại các địa phương gồm: TP.Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/sinh viên.
Cụ thể, các bộ phận chức năng của Trường có trách nhiệm phối hợp lập danh sách và chuyển tiền vào tài khoản của từng sinh viên. Sinh viên không phải làm bất kỳ thủ tục hành chính nào. Trường Đại học Thương mại hy vọng với số tiền hỗ trợ trên sẽ là nguồn động viên kịp thời, giúp các em sinh viên giảm bớt phần nào khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.
Trước đó, ngày 19/10, Đại học Thương mại quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên có hộ khẩu và thường trú tại các tỉnh miền Trung tại 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên – Huế đang chịu thiệt hại nghiêm trọng về lũ lụt số tiền 10.000.000đ (mười triệu đồng). Trường Đai học Thương Mại cho biết đây là hoạt động hướng về miền Trung ruột thịt, phát huy truyền thống nhân văn, tương thân tương ái của nhà trường.
Video đang HOT
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tập trung chống hạn cây trồng vụ hè thu và phòng, chống cháy rừng
Nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh tiếp tục kéo dài đến ngày 2/7/2020, nguy cơ hạn hán xảy ra trên diện rộng, đặc biệt trên cây ăn quả có múi, cây trồng cạn, chè.
Nhiều diện tích lúa vụ hè thu ở xã Điền Mỹ (Hương Khê - Hà Tinh) đã nứt nẻ. Ảnh Hữu Trung.
Nguy cơ hạn hán sẽ xảy ra trên diện rộng
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, vụ hè thu năm 2020, toàn tỉnh gieo cấy 44.413/44.514 ha lúa, đạt 99,8% kế hoạch. Hiện nay, lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh rộ.
Hiện tại, diện tích lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước là 650 ha (Hương Sơn 400 ha, Hương Khê 200 ha, Kỳ Anh 20 ha, Can Lộc 30 ha); khoảng 1.500 ha đậu, ngô có nguy cơ chết cục bộ do hạn và 120 ha cam, bưởi ở Hương Khê thiếu nguồn nước ảnh hưởng đến sinh trưởng, một số vườn bắt đầu chết cục bộ.
Trong những ngày qua, khu vực Hà Tĩnh xảy ra nắng nóng gay gắt diện rộng với nhiệt độ các khu vực phổ biến 38-390C, riêng Hương Khê trên 400C, độ ẩm thấp phổ biến 45-55%. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, nắng nóng gay gắt tiếp tục kéo dài đến ngày 2/7/2020, nguy cơ hạn hán sẽ xảy ra trên diện rộng, đặc biệt trên cây ăn quả có múi, cây trồng cạn, chè.
Hồ đập cạn kiệt không đủ nước tưới chống hạn cho cây trồng hè thu. Ảnh Hữu Trung
Chủ động phương án chống hạn, phòng chống cháy rừng
Để chủ động ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công điện số 12, yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Sở NN Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn: Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 45-CT/TU ngày 24/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020.
Huy động tối đa mọi nguồn lực để tổ chức rà soát nguồn nước tại các hồ, đập, sông, suối, tình hình, mức độ hạn hán xảy ra đối với từng loại cây trồng tại địa phương, chủ động các phương án, giải pháp chống hạn kịp thời. Trước mắt, thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật theo hướng dẫn tại văn bản số 1269/SNN-TTBVTV ngày 25/6/2020 của Sở NN&PTNT về việc tập trung chỉ đạo chống hạn cho cây trồng vụ hè thu năm 2020.
Tập trung chỉ đạo điều tiết, phân phối nguồn nước và bố trí đủ lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ dẫn nước, ép nước tưới cho các vùng cuối kênh, vùng cao, vùng xa đã thiếu nước và có nguy cơ thiếu nước. Phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở kiểm tra, chỉ đạo công tác chống hạn, đảm bảo nước phục vụ sản xuất.
Lãnh đạo xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc chè trong mùa nắng nóng. Ảnh Vũ Viễn
Địa phương nào để xảy ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã nào thiếu quyết liệt trong công tác chỉ đạo chống hạn, phòng chống, cháy rừng, để thiệt hại xảy ra đối với sản xuất phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm rà soát tình hình nguồn nước tại các hồ, đập, sông, suối, tình hình hạn hán xảy ra tại các địa phương; tham mưu các giải pháp, hướng dẫn địa phương chống hạn cho các đối tượng cây trồng và phòng, chống cháy rừng.
Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống hạn đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
Chỉ đạo các Công ty TNHH một thành viên thủy lợi: Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thị xã huy động nhân lực, vật lực, tập trung cấp nước chống hạn; tổ chức điều tiết, phân phối nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, tránh tranh chấp về nước.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình, kênh mương trong quá trình tải nước, kịp thời xử lý các sự cố công trình có thể xảy ra, đảm bảo an toàn công trình. Tổ chức đắp chặn các trục tiêu, kênh dẫn, khe lạch để trữ nước, bơm tát chống hạn. Lắp đặt máy bơm dã chiến, thực hiện phương án chuyển nước tạo nguồn từ các hồ chứa để chống hạn.
Các đơn vị quản lý cống ngăn mặn giữ ngọt phải thường xuyên kiểm tra độ mặn trong nước để có kế hoạch đóng mở cống hợp lý đảm bảo phòng, chống xâm nhập mặn; các chủ quản lý trạm bơm sử dụng nguồn nước ở những vùng có ảnh hưởng thủy triều phải kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước vào ruộng.
Nông dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã cải tiến các thiết bị không chuyên dụng làm máy bơm nước, tưới chống hạn cho cây chè. Ảnh Thanh Hoài
Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh ưu tiên nguồn điện phục vụ sản xuất; chỉ đạo các chi nhánh điện cấp huyện phối hợp tốt với các địa phương, đơn vị quản lý trạm bơm trên địa bàn cấp điện ổn định 24/24 giờ, đảm bảo cho các trạm bơm chủ động bơm nước phục vụ sản xuất vụ hè thu năm 2020.
Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã vận động, hỗ trợ Nhân dân thực hiện các biện pháp chống hạn cho cây trồng và phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả.
Yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh và các sở, ban ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung công điện này.
Doanh nghiệp ở thị xã Hồng Lĩnh giải thể, đất bỏ hoang trở thành bãi rác Nhiều người dân ở tổ dân phố 1, phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bức xúc trước tình trạng đổ rác thải gây ô nhiễm môi trường từ khu đất "bỏ hoang"... Sau khi Công ty cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Thuận Lộc thuộc tổ dân phố 1, phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh giải thể... ... Thì...