Đại học gây tranh cãi vì huy động tiền từ sinh viên
Đại học Tây Bắc ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây kêu gọi sinh viên quyên góp tiền cho lễ kỷ niệm 119 năm thành lập.
Trong bài đăng trên Weibo ngày 14/10, Đại học Tây Bắc viết “Hội cựu sinh viên chân thành đề nghị mỗi cựu sinh viên và giảng viên quyên góp số tiền bằng một ly trà sữa (11,9 tệ, khoảng 1,96 USD), mỗi học sinh có thể tặng một ly sữa đậu nành (1,19 tệ)”.
Bài đăng được gửi từ tài khoản chính thức của trường cho biết thêm các nhà tài trợ cho dịp kỷ niệm 119 năm thành lập trường có thể quảng cáo bất cứ điều gì họ muốn. Để quá trình này được dễ dàng, nhà trường cung cấp hai mã QR dẫn đến các trang quyên góp – một dành cho cựu sinh viên, giảng viên và một mã khác dành cho sinh viên. Bài đăng nhằm mục đích huy động 1,1 triệu tệ (gần 4 tỷ đồng).
Đây không phải lần đầu tiên một đại học Trung Quốc cố gắng gây quỹ từ cựu sinh viên lần này nó đã gây ra sự chế nhạo trên mạng, bởi các trường đại học Trung Quốc theo truyền thống sẽ hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước. Lời kêu gọi trở thành một hashtag thịnh hành trên Weibo với hơn 2 triệu lượt xem.
Các trường như Đại học Bắc Kinh, Phục Đán trước đây từng đề nghị cựu sinh viên đóng góp những khoản nhỏ vào các ngày kỷ niệm của trường. Bản thân Đại học Tây Bắc đã huy động tiền theo hình thức trực tuyến trong hơn một năm qua. Nhưng bằng cách nào đó, chính bài đăng hồi giữa tháng 10 mới tạo ra nhiều suy luận, tranh cãi.
Đại học Tây Bắc có trụ sở ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: China Admissions
Yang Bingxin, sinh viên đang theo học Đại học Tây Bắc, người đã đóng góp 9,9 tệ, nói cô rất buồn vì trường phải sử dụng đến hình thức gây quỹ trực tuyến. “Trường thực sự quan tâm đến nhu cầu của học sinh: có giấy vệ sinh, nước nóng và phòng tắm ở mỗi tầng. Tôi hy vọng số tiền quyên góp sẽ giúp ích một phần cho trường”, Yang nói.
Video đang HOT
“Chúng tôi không hiểu tại sao đây là tin tức”, một nhân viên tại trường nói và cho rằng yêu cầu đóng góp không phải là hiếm trong các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc.
Nhân viên của trường nói thêm trang quyên góp trên nền tảng di động được thành lập vào năm ngoái, sau lễ kỷ niệm 118 năm thành lập. Từ đó đến nay, trang này đã có hơn 17.000 người quyên góp trực tuyến, nhiều trong số đó ủng hộ vượt số tiền mà trường yêu cầu. Nhà trường tuyên bố đã quyên góp được gần một triệu tệ từ hai nhóm cộng lại.
“Quỹ sẽ được sử dụng vào việc phát triển của trường hoặc kết nối với các cựu sinh viên”, nhân viên này cho hay.
Tọa lạc tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Đại học Tây Bắc là một phần của dự án giáo dục đại học “211″ ưu tú của Trung Quốc và nhận được tài trợ trực tiếp từ chính quyền tỉnh. Những trường khác trong dự án này bao gồm Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và Đại học Tôn Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông.
Ngân sách dành cho Đại học Tây Bắc năm 2021 là khoảng 1,42 tỷ tệ, theo trang web của trường. Con số này thấp hơn nhiều so với các trường đại học do trung ương tài trợ, chẳng hạn Đại học Giao thông Tây An, cũng nằm ở Thiểm Tây được ngân sách tài trợ 11,4 tỷ tệ trong năm nay. Trong khi đó, Đại học Thanh Hoa của Bắc Kinh đứng đầu cả nước với ngân sách hàng năm lên tới 31,7 tỷ tệ.
Tổng tài trợ của Trung Quốc cho giáo dục đại học năm 2021 chỉ là hơn 101 tỷ tệ, ít hơn 5,62 tỷ so với năm ngoái do “yêu cầu thắt lưng buộc bụng và giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng từ Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia”, theo một báo cáo ngân sách của Bộ Giáo dục công bố hồi tháng 3.
Nicole Chen, sinh viên đang theo học Đại học Tây Bắc, bày tỏ ủng hộ đối với trường và cho biết đã quyên góp số tiền bằng một ly trà sữa.
“Việc đó là tự nguyện, không bắt buộc. Chúng tôi có một ngân sách hạn chế từ chính quyền, vì vậy tôi nghĩ có lý do chính đáng để trường làm việc này”, cô nói.
Anh bán hàng rong đang nổi như cồn: Nhìn bình thường nhưng sở hữu học vấn cực khủng, có tấm bằng khiến nhiều người hết hồn
Lý do "vị nhân tài" này chọn bán hàng rong đơn giản đến không ngờ!
Mới đây, một anh bán hàng rong ở thành phố Tây An, Trung Quốc bỗng nổi như cồn trên mạng xã hội. Được biết, anh chủ xe hàng tên Vương Tích, hiện đang kinh doanh món lou-mei, món ăn chế biến từ thịt, nội tạng om với một loại nước sốt tên lou.
Anh Vương Tích nổi tiếng không phải vì ngoại hình đẹp trai, cũng chẳng phải do các món ăn của anh đạt đẳng cấp sao Michelin. Vậy điều gì khiến chủ xe hàng rong này trở thành cái tên gây bão mạng Trung Quốc?
Đó là bởi anh Vương có học vấn cực khủng, khiến ai nghe qua cũng kinh ngạc! Theo đó, người đàn ông này có bằng Thạc sĩ ngành Vật Lý tại Đại học Tây Bắc, Trung Quốc (Northwest University). Đây là một trường đại học trọng điểm ở Trung Quốc, nằm trong dự án 211 (dự án xây dựng khoảng 100 trường đại học mà chính phủ Trung Quốc tập trung xây dựng để phát triển kinh tế xã hội trong thế kỉ 21).
Xe bán hàng rong của anh Vương Tích.
Có tấm bằng của trường Đại học Tây Bắc, lại còn là bằng Thạc sĩ thì sinh viên tốt nghiệp không lo thiếu việc làm, thậm chí còn được các nhà tuyển dụng trải thảm. Vậy lý do nào khiến Vương Tích lại đi bán lou-mei? Phải chăng bằng cấp ngày càng mất giá trị?
Báo chí sau đó đã tìm đến phỏng vấn Vương Tích. Anh cho hay, mình và bạn đang làm việc bán thời gian tại một nhà máy điện tử và có thu nhập ổn định. Cả hai dự định sẽ khởi nghiệp cùng nhau và mọi việc đang tiến triển theo kế hoạch. Lý do Vương Tích bán lou-mei trên phố là bởi thích công việc này hơn và thu nhập cũng không hề kém hơn mức lương của các doanh nghiệp lớn.
Đồng thời, Vương Tích cũng cho biết, anh không phân biệt nghề nghiệp cao thấp và cũng không có suy nghĩ việc bán hàng rong là lãng phí nhân tài.
Anh Vương Tích chuẩn bị đồ để bán hàng.
Chia sẻ về công việc hiện tại, anh Vương cho biết, do không học về chuyên ngành thực phẩm nên anh đã dành ra 3 tháng để nghiên cứu công thức ướp của riêng mình. Sự độc đáo này giúp anh cạnh tranh với các quán ăn khác.
Sau khi biết câu chuyện của Vương Tích, nhiều ý kiến cho rằng, nếu vị Thạc sĩ này kinh doanh thành công thì không lãng phí nhân tài. Thực tế chuyện những người có học vấn cao nhưng không làm đúng ngành nghề, chuyển sang những công việc được cho là lao động chân tay không phải điều hiếm.
Với câu chuyện của Vương Tích, dù không đi làm văn phòng nhưng theo chia sẻ, anh vẫn có thu nhập ngang với làm việc ở doanh nghiệp lớn. Và nếu chuyện kinh doanh thành công thì rất có thể, tương lai anh cũng sẽ trở thành ông chủ lớn. Giống như vị Thạc sĩ này nói, công việc không có cao thấp. Chỉ cần chúng ta lao động chăm chỉ, biết phấn đấu thì ngành nghề nào cũng cao quý cả.
Doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang: "Phải chăng điều chúng ta cần là một đứa học trò nghe lời, chứ không phải là một con người biết suy nghĩ và hiểu lẽ phải?" "Câu chuyện mình thường nghe là, cho đến lúc vào đại học, tất cả các quyết định (bao gồm cả việc chọn ngành) đều đến từ người lớn. Những năm đại học đầy dằn vặt, âu lo, rồi cũng kết thúc. Những con đường vạch sẵn bỗng biến mất, và các bạn bị đẩy vào đời với những quyết định mà không biết...