Đại học Bách khoa lên tiếng về vụ 1 giáo sư bị tố gian lận
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) xác nhận đã nắm được sự việc và đang lên lịch tổ chức họp hội đồng khoa học khoa kỹ thuật hóa học.
Chiều 10-3, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) xác nhận trường đã nắm được sự việc và đang lên lịch tổ chức họp hội đồng khoa học khoa kỹ thuật hóa học liên quan đến vụ việc GS- TS Phan Thanh Sơn Nam bị tố gian lận.
Được biết, GS-TS Phan Thanh Sơn Nam hiện đang là Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa. Ông là người trẻ tuổi nhất được công nhận chức danh giáo sư vào cuối năm 2014 khi mới 36 tuổi.
Những ngày qua, sự việc ông bị tố gian lận trong nghiên cứu đang gây xôn xao trong giới khoa học và trên mạng xã hội.
Sự việc xuất phát từ bài viết được đăng tải trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có nội dung tố ông “gian lận kết quả nghiên cứu bằng cách tái sử dụng cùng một phổ cho nhiều bài báo khác nhau không liên quan”.
Ngay sau đó, ngày 8-3 vừa qua, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam đã có bài viết trên facebook cá nhân để trình bày sự việc và công khai xin lỗi mọi người.
Video đang HOT
Bài viết xin lỗi của GS.TS Nam trên facebook sau khi xảy ra sự việc. Ảnh chụp màn hình
Theo bài viết này, GS-TS Phan Thanh Sơn Nam cho rằng ông nhận được phản ánh về việc trong một số công bố SCIE của nhóm mình, xảy ra tình trạng trong phần phụ lục (SI) của bài này có một số phổ NMR giống với NMR trong SI của bài khác của chính nhóm mình. Nhóm đã rà soát lại, đang đặt hóa chất để lặp lại thí nghiệm và phân tích NMR lại, và cũng đã email xin tạp chí cho đăng bản đính chính cho phần SI của bốn bài báo.
“Chuyện bài báo này có hình ảnh hay dữ liệu giống bài báo khác trong chính nhóm của mình, kể cả trong phần SI, là sai…. Với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu và là người có kiểm tra lần cuối bài báo, mình thành thật xin lỗi cộng đồng vì nhóm mình đã để xảy ra chuyện này.
Cá nhân mình thành thật xin lỗi vì không đủ kiến thức và kỹ năng cũng như đã không tổ chức nhóm nghiên cứu thật tốt để ngăn chặn những lỗi nói trên. Cá nhân mình cũng thành thật xin lỗi vì đã không hướng dẫn học trò kỹ hơn nữa. Bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu kinh nghiệm thì mình cũng cần phải học thêm cách làm việc cho nghiêm túc hơn nữa” – GS Nam viết.
Sau khi đăng tải, bài viết xin lỗi của GS Nam thu hút sự quan tâm, chia sẻ rất lớn từ đồng nghiệp, giới nghiên cứu. Nhiều người đánh giá cao việc dám nhận sai và sửa sai này trong nghiên cứu khoa học.
Riêng phía nhà trường cho biết hiện cũng mới nắm sự việc qua facebook cá nhân và giải thích một phần từ GS Nam. Nhà trường đang tiếp tục tìm hiểu từ các bên và trường cũng đang lên lịch tổ chức họp hội đồng khoa học khoa kỹ thuật hóa học để xem xét cụ thể.
Chàng kỹ sư 9X đam mê... tiếng Việt
Lê Trọng Nghĩa (26 tuổi) cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hiện là kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Ít ai biết rằng Nghĩa có một niềm đam mê với... tiếng Việt.
Lê Trọng Nghĩa chàng kỹ sư 9X mê... tiếng Việt. - ẢNH: NVCC
Nghĩa cũng là chủ nhân trang Facebook mang tên Tiếng Việt giàu đẹp với hàng ngàn lượt tương tác.
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào.... tiếng Việt
Cơ duyên khiến chàng kỹ sư Trọng Nghĩa yêu thích tiếng Việt vì từ nhỏ Nghĩa đã được tiếp xúc với tạp chí Kiến thức ngày nay . Trong quyển tạp chí này, anh chàng ấn tượng với chuyên mục Chuyện đông chuyện tây của học giả An Chi. Cũng từ đây sau mỗi lần đọc anh lại thấy mình tìm được những cách giải nghĩa lý thú về các phong tục, tập quán và đặc biệt là nguồn gốc từ ngữ.
Nói về việc mê....tiếng Việt nhưng chọn học ngành công nghệ thông tin, Nghĩa cho rằng ứng dụng 4.0 hiện nay có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngôn ngữ.
Nghĩa nói: "Theo mình, ứng dụng công nghệ 4.0 rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Việt, vì đây có thể là nơi lưu trữ tài liệu, tư liệu, ngôn ngữ học là ngành có nhu cầu tra cứu rất lớn. Mình nhận thấy tại các nước trên thế giới, hầu như mỗi xã, phường, thị trấn đều có các thư viện. Và các thư viện đều có hệ thống tra cứu online. Qua tra cứu online, mọi người có thể tìm đến thư viện gần nhất để tìm cuốn sách mà mình cần".
Chia sẻ với Thanh Niên , Nghĩa cho hay tạo nên trang Tiếng Việt giàu đẹp trên mạng xã hội vào năm 2012 khi còn học THPT. Thời điểm đó trên Facebook đã có những trang chuyên về tiếng Anh, tiếng Nhật nhưng vẫn chưa có trang nào nổi bật về tiếng Việt. Chợt nhớ về ký ức thời thơ ấu, nên anh quyết định lập ra trang Tiếng Việt giàu đẹp để theo gương học giả An Chi, nhằm chia sẻ cái hay của ngôn ngữ đến với nhiều người.
Trọng Nghĩa bộc bạch: "Năm 2019, khi sắp kết thúc chương trình đại học tại Nhật, mình quyết định sắp xếp thời gian để đăng bài cho trang đều đặn mỗi ngày. Rồi dần dần trong quá trình mò mẫm, mình phát hiện được nhiều tư liệu quý và viết được nhiều bài chất lượng hơn".
Điều khó khăn nhất là việc tìm kiếm và tra cứu tài liệu, có khi đã biết được tên sách mà không sao tìm được. Khi tra cứu thì hầu như các tư liệu đều sẽ có những hạn chế nhất định, tuỳ theo điều kiện nghiên cứu của học giả. Vì vậy, cần phải so sánh, đối chiếu nhiều tư liệu thì mới có thể rút ra được kết luận chuẩn xác.
Trang "Tiếng Việt giàu đẹp" thu hút hàng ngàn lượt tương tác trên mạng xã hội. - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Người trẻ học được gì từ trang Tiếng Việt giàu đẹp ?
Từ sau những lần xem các bài viết trên trang Tiếng Việt giàu đẹp , Nguyễn Thị Vân Oanh (SV năm 3 ngành ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cảm thấy yêu thích hơn ngành mình lựa chọn. Vân Oanh nói: "Mình nhận thấy rằng Tiếng Việt giàu đẹp là một trang vô cùng bổ ích về tiếng Việt, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay. Không những vậy, trang còn cung cấp những thông tin khá hữu ích về từ vựng của tiếng Việt hiện nay".
Cảm nhận về trang Tiếng Việt giàu đẹp, Nguyễn Ngọc Yến (sinh viên năm 3, ngành Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) bày tỏ: "Mình nghĩ để giúp tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn, cần tạo ra nhiều sân chơi cũng như môi trường để mọi người, nhất là giới trẻ có cơ hội thêm yêu tiếng Việt. Từ đây mình nhận thấy bản thân có ý thức hơn trong việc tìm hiểu cũng như rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt của mình".
Lần đầu tiên biết đến trang Tiếng Việt giàu đẹp Nguyễn Ngọc Thanh Tùng, sinh viên khoa văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, không khỏi bất ngờ khi trang này giúp mọi người phân biệt được những từ ngữ tuy rất đơn giản, nhưng chúng ta lại phát âm hay viết sai. Tùng cho hay: "Những lời nói thường ngày mình quen miệng phát âm ra như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của nó thì quá rộng. Xem trang này giúp mình cải thiện vốn từ, hiểu chính xác nghĩa của những từ mình dùng hằng ngày".
Nghề livestream sân bóng phủi 'Kính thưa quý vị khán giả, sau đây chúng ta cùng theo dõi trận đấu giữa 2 đội... và được trực tiếp trên kênh..., mời quý vị cùng xem', đó là câu khởi đầu của một bạn trẻ làm nghề livestream bóng đá. Nhóm bạn trẻ làm nghề livestream tại các sân bóng phủi - ẢNH: PHẠM HỮU Đến với nghề livestream ......