Đại học Australia hứng sức ép Trung Quốc
Các trường đại học Australia tìm chiến lược ứng phó, khi các du học sinh, học giả được cho là chịu nhiều sức ép từ Trung Quốc.
39 trường thành viên thuộc Hiệp hội Đại học Australia đang xem xét kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới trong bảo vệ tự do học thuật, khi nhận ra áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc đối với các chủ đề học thuật liên quan đến nước này.
Một số trường đang cân nhắc cho sinh viên giấu danh tính thật khi nộp bài luận về các vấn đề nhạy cảm. Việc sinh viên tự ý ghi hình trong giảng đường mà không có sự cho phép của nhà trường, sau đó chia sẻ hình ảnh ra ngoài, có thể chịu hình thức kỷ luật.
Tại Mỹ, Đại học Princeton cho phép sinh viên dùng bí danh thay cho tên thật để giữ kín danh tính trong các đề tài nghiên cứu. Ở Anh, Đại học Oxford cũng tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu chuyên sâu về Trung Quốc được gửi bài luận khuyết danh. Trường Kinh doanh Harvard cho phép sinh viên không tham gia thảo luận những chủ đề chính trị nhạy cảm nếu họ lo ngại.
Những biện pháp này đang được giới quản lý giáo dục cao cấp ở Australia thảo luận vì một nghiên cứu đáng báo động mới đây của tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW).
Đại học New South Wales tại Sydney đón du học sinh trở lại vào tháng 12/2020 sau giai đoạn Australia siết kiểm soát nhập c ảnh để chống dịch Covid-19. Ảnh: AP.
Nghiên cứu dài 102 trang được HRW công bố vào giữa tuần trước, cho rằng sinh viên ở Australia nếu chỉ trích Bắc Kinh hoặc bày tỏ quan điểm chính trị ủng hộ phong trào biểu tình Hong Kong có nguy cơ bị quấy rối và đe dọa. Nghiên cứu cũng cho hay một số học giả tại Australia bị gây áp lực và hăm dọa khi giảng dạy hoặc hướng dẫn thảo luận nội dung có liên quan đến Trung Quốc.
Sau khi phỏng vấn hàng chục sinh viên, cựu sinh viên và học giả tại các trường đại học Australia, tác giả báo cáo Sophie McNeil ghi nhận nhiều người bị bạn học Trung Quốc quấy rối, đe dọa hành hung hoặc miệt thị trên mạng xã hội. Các bạn học của du học sinh Trung Quốc thậm chí có thể báo cáo thông tin về cơ quan chức năng ở đại lục.
Video đang HOT
“Các hành vi này diễn ra trong nhiều môi trường gồm trên mạng, gặp trực tiếp, trong lẫn ngoài khuôn viên nhà trường”, McNeil cho biết.
Báo cáo của HRW nêu ra ba trường hợp cho thấy người thân của du học sinh Trung Quốc đã được mời làm việc với cảnh sát ở đại lục liên quan đến hoạt động của con em mình tại Australia. Phần lớn du học sinh trả lời phỏng vấn cho hay họ lo sợ bố mẹ ở quê nhà gặp rắc rối vì mình.
“Đây là mối lo thường trực mỗi khi họ muốn phát ngôn, tham gia hoạt động, thậm chí khi quyết định kết bạn với ai đó”, McNeil lưu ý.
Trả lời truyền thông Australia vào tháng 7/2020, một du học sinh Hong Kong cho biết cô bị người Trung Quốc đại lục tại Perth ghi hình khi tổ chức biểu tình và đến tận nhà theo dõi, thậm chí nhận được tin nhắn dọa giết.
Học giả tại một số trường đại học Australia còn đối mặt nguy cơ bị quấy rối trên mạng xã hội nếu thể hiện lập trường chỉ trích Bắc Kinh hoặc thảo luận những đề tài “nhạy cảm” như Đài Loan, Tây Tạng, Hong Kong, Tân Cương. HRW phát hiện du học sinh và người dùng mạng xã hội có lập trường ủng hộ Bắc Kinh sẽ tạo áp lực lên các học giả này bằng cách quấy rối, đe dọa hoặc phát tán thông tin cá nhân.
Trong số 22 học giả đến từ Trung Quốc hoặc nghiên cứu về Trung Quốc trả lời phỏng vấn của HRW, hơn một nửa thừa nhận họ thường “tự kiểm duyệt” khi phát ngôn về Trung Quốc. Một số học giả nhận định tâm lý dân tộc ngày một lớn trong nhóm du học sinh đại lục khiến việc giảng dạy về những đề tài chính trị nhạy cảm thêm khó khăn.
“Nhiều nội dung không thể đụng đến. Ngay cả việc nhận định Đài Loan là một chủ thể chính trị cũng đủ khiến du học sinh Trung Quốc khiếu nại về diễn giả khách mời”, một học giả chia sẻ.
“Các trường đại học không giải quyết kịp thời vấn đề này. Họ không có chiến lược ứng phó”, một học giả khác trả lời HRW.
Du học sinh từ Trung Quốc đại lục tranh cãi với du học sinh Hong Kong tại Adelaide, Australia vào năm 2019. Ảnh: The Australian .
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra quyết liệt bác bỏ mọi cáo buộc. Họ gọi báo cáo từ HRW là “rác rưởi” và chỉ trích tổ chức quốc tế này “luôn thành kiến với Trung Quốc”, là “công cụ chính trị để phương Tây công kích và bôi nhọ những nước đang phát triển”.
Catriona Jackson, giám đốc điều hành Hiệp hội Đại học Australia, phủ nhận các trường thành viên làm ngơ trước tình trạng trên trong nhiều năm qua. Bà nhấn mạnh “đây là vấn đề toàn cầu” và các trường đã tích cực phối hợp với các cơ quan an ninh chính phủ. Australia đã thành lập Nhóm chuyên trách Chống can thiệp nước ngoài vào trường đại học từ năm 2019.
Báo cáo của HRW đặt các trường đại học Australia vào tình thế khó xử khi hệ thống giáo dục bậc cao tại nước này có mối liên hệ chặt chẽ về ngoại giao lẫn kinh tế với Trung Quốc. Trước đại dịch Covid-19, hơn 40% du học sinh quốc tế tại Australia đến từ Trung Quốc.
Nguồn thu của các trường đại học Australia vốn phụ thuộc rất nhiều vào học phí từ du học sinh quốc tế. Năm 2019, 27% doanh thu của trường đại học Australia đến từ nguồn này. Khi chính phủ Australia quyết định đóng cửa biên giới vì đại dịch, các trường thất thu đến 1,4 tỷ USD trong năm 2020. Thiệt hại dự kiến trong năm 2021 có thể tăng lên 1,5 tỷ USD.
Quan hệ Bắc Kinh – Canberra liên tục xấu đi trong thời gian qua trên nhiều phương diện, từ chính trị đến an ninh và thương mại. Từ năm 2018, Australia đã thông qua nhiều bộ luật ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính trị, trường đại học và các tổ chức tại nước này.
Bộ trưởng Giáo dục Alan Tudge tuần trước xác nhận ông sẽ làm việc cùng Ủy ban Liên ngành Tình báo và An ninh thuộc quốc hội Australia nhằm làm rõ rủi ro và tìm hướng ứng phó trước những cảnh báo từ HRW.
“Nhiều vấn đề gây quan ngại sâu sắc đã được trình bày trong báo cáo này. Mọi sự can thiệp bởi chủ thể nước ngoài vào các trường đại học của chúng ta đều là vấn đề không thể chấp nhận”, ông nhấn mạnh.
Bang New South Wales của Australia chuẩn bị đón sinh viên quốc tế trở lại
Bang New South Wales của Australia ngày 10/6, thông báo kế hoạch thí điểm tiếp nhận sinh viên quốc tế trở lại học tập tại địa phương, trong vòng từ 6 - 8 tuần tới.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Sydney, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, nếu được chính phủ liên bang chấp thuận, đợt thí điểm đầu tiên sẽ cho phép 250 sinh viên quốc tế được nhập cảnh vào bang New South Wale hai tuần một lần. Chính quyền sẽ bố trí những chuyến bay đặc biệt, và toàn bộ sinh viên sau khi hạ cánh đều phải cách ly bắt buộc 14 ngày ở những khu vực cách ly tập trung dành riêng cho sinh viên quốc tế, dưới sự giám sát của lực lượng cảnh sát và y tế địa phương.
Quan chức phụ trách ngân khố của bang New South Wales, Dominic Perrottet, cho biết giáo dục quốc tế là lĩnh vực xuất khẩu quan trọng có giá trị cao thứ hai của bang. Vì vậy, việc mau chóng giúp sinh viên quốc tế có thể quay trở lại học tập là ưu tiên cần giải quyết, để hỗ trợ ngành giáo dục phục hồi nhanh nhất có thể.
Bang New South Wales là địa phương tập trung đông dân nhất của Australia. Đây cũng là nơi có nhiều sinh viên quốc tế nhất đang theo học. Trung bình mỗi năm, bang này tiếp nhận 250.000 sinh viên quốc tế, góp phần tạo ra thu nhập không chỉ cho ngành giáo dục mà còn cả các ngành kinh doanh phụ trợ khác như dịch vụ lưu trú, mua sắm, du lịch... Ngoài ra, sinh viên quốc tế cũng là lực lượng lao động đóng góp tích cực cho địa phương. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, sinh viên quốc tế đã trực tiếp hỗ trợ 95.000 việc làm trong rất nhiều ngành nghề khác nhau.
Ngoài bang New South Wales, hiện một số bang khác của Australia cũng đang đẩy nhanh kế hoạch xây dựng chương trình đưa sinh viên quốc tế trở lại học tập tại địa phương. Cuối tháng 5, chính quyền bang Nam Australia đã đồng ý phê duyệt kế hoạch đón sinh viên quốc tế trở lại. Theo kế hoạch, các sinh viên sau khi nhập cảnh sẽ phải thực hiện cách ly hai tuần ngay tại khu vực sân bay Parafield ở phía bắc của thành phố Adeilaide.
Trước đó, quyền Thủ hiến bang Victoria James Merlino, ngày 27/4, đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Australia Scott Morrison yêu cầu phê chuẩn kế hoạch đón thêm khoảng 120 sinh viên quốc tế, nghệ sĩ và doanh nhân được phép nhập cảnh mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tháng Năm. Tuy nhiên, do bang này đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch bệnh mới nên kế hoạch đã phải tạm hoãn.
Cũng trong ngày 10/6, truyền thông Australia đưa tin cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Scott Morrison và Thủ tướng Lý Hiển Long diễn ra cùng ngày nhiều khả năng sẽ ấn định "bong bóng đi lại" giữa 2 nước.
Thủ tướng Morrison hiện đã lên đường tới Singapore, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du tới Anh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G7 vào cuối tuần này.
Tháng 4/2021, Australia đã mở thành công một "bong bóng đi lại" với quốc gia láng giềng New Zealand. Tuy nhiên, thỏa thuận với Singapore sẽ là một dấu mốc quan trọng mang lại tín hiệu tích cực cho ngành du lịch, giáo dục và giới kinh doanh của Australia, hiện gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và các lệnh đóng cửa biên giới quốc gia.
Tháng 10 năm ngoái, chính phủ Singapore đã đệ trình một số đề xuất hợp tác mở cửa biên giới chung với Canberra. Các quan chức Australia kỳ vọng cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất sẽ đạt được các bước tiến bộ đáng kể, để "bong bóng đi lại" có thể được thiết lập sớm nhất.
Trên thế giới, việc thiết lập các "bong bóng đi lại" đặc biệt dựa trên cơ sở tỷ lệ tiêm chủng phổ cập từ 50 - 60% dân chúng đang được một số quốc gia áp dụng. Hãng hàng không Singapore Airlines cho biết tốc độ tiêm chủng ngày càng tăng của nước này và nhiều quốc gia khác mở ra nhiều hy vọng về sự phục hồi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không quốc tế.
Giết kẻ trộm, sống với thi thể 15 năm Một người đàn ông ở Sydney đã giết kẻ trộm và giấu thi thể trong nhà 15 năm, dùng hơn 70 chai nước hoa xịt phòng để che giấu mùi. Bruce Roberts bắn chết kẻ đột nhập Shane Snellman, khi đó 39 tuổi, vào cuối năm 2002 và giấu thi thể anh ta tại phòng ngủ tối tăm trong nhà, theo kết quả...