Đại hạ giá mùa Covid-19, ô tô cũ vẫn vắng khách mua
Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô cũ gần như “đóng băng”, cả tháng không bán được xe nào. Gánh nặng nợ ngân hàng mỗi tháng trôi qua vắt kiệt tài chính của những salon ô tô không có sẵn nguồn vốn.
Nhiều showroom kinh doanh ô tô cũ “đóng bụi” vì thời gian dài không có khách đến xem
Thị trường ô tô đang chịu tác động của đà sụt giảm chung của nền kinh tế. Với mảng kinh doanh xe cũ, thời gian thực hiện giãn cách ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM khiến hoạt động mua bán, giao dịch gần như “đóng băng”, có nơi cả tháng không bán được chiếc nào. Nơi bán được vài chiếc thì phải chịu cảnh khách hàng giữ lại một số tiền để chờ rút hồ sơ, công chứng sang tên khi hết giãn cách.
Hoạt động mua bán chậm lại khiến các chủ đại lý kinh doanh ngần ngại nhập xe, thậm chí không còn mặn mà tìm xe để mua. Các cá nhân sở hữu ô tô nếu gặp khó về tài chính trong mùa dịch bệnh này cũng khó bán được xe dù “đại hạ giá”, thấp hơn cả giá mua thông thường của các salon buôn bán ô tô cũ.
Ở thị trường xe mới, nhiều hãng xe liên tục tung ra ưu đãi, giảm giá để kích cầu trong giai đoạn này. Điều đó cũng tác động mạnh đến thị trường xe cũ. Nguồn cung ô tô đã qua sử dụng tăng mạnh so với năm ngoái do lượng hàng tồn kho nhiều. Cụ thể, số lượng xe đăng bán trên một kênh mua bán trực tuyến tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những năm trước giao dịch mua bán xe cũ rât sôi động thời điểm sau Tết Nguyên đán, năm nay nhiều lĩnh vực kinh tế bị tác động, thu nhập bị ảnh hưởng, vì vậy lượng khách mua xe đi lại hay phục vụ kinh doanh sụt giảm.
Trước tình thế đó, nhiều cửa hàng kinh doanh xe cũ chỉ tập trung bán hàng sẵn có, hạn chế không “ôm hàng” mới. Đồng thời, để đảm bảo dòng tiền kinh doanh, nhiều chủ cửa hàng xe cũng mạnh tay giảm giá các mẫu xe phổ biến để kích cầu, mặc dù giá ô tô cũ cuối năm 2020 đã giảm giá kịch sàn. Trước kia, giảm giá trên thị trường xe cũ diễn ra mạnh ở dòng xe hatchback và sedan, nhưng nay chuyển sang cả xe SUV, MPV từ 5 đến 7 chỗ.
Nhiều mẫu xe đang “đại hạ giá” so với 2-3 tháng trước nhưng vẫn không có khách mua
Quan sát nhiều mẫu tin đăng bán xe cũ gần đây, hầu hết xe giảm giá ít nhiều tùy vào từng phiên bản, đời xe và tình trạng xe. Những mẫu xe dân dụng phổ biến nhất như KIA Morning, Hyundai Grand i10 hay các mẫu xe SUV và MPV của Toyota giảm giá trung bình từ 30 – 80 triệu đồng so với thời điểm 2 tháng trước Tết.
Video đang HOT
Chẳng hạn như, KIA Morning được nhiều người Việt ưa chuộng bởi thiết kế nhỏ gọn, di chuyển linh hoạt, giá mềm bán ra với mức giảm kịch sàn. Cuối năm ngoái, mức giá phổ biến của KIA Morning phiên bản số sàn 12.25 AT đời 2016 vào khoảng 305 triệu đồng, nay bán lại với giá dưới 280 triệu đồng nhưng không tìm được người mua.
Nhu cầu sử dụng xe chạm đáy trong thời gian giãn cách xã hội khiến thị trường xe cũ đóng băng
Toyota Fortuner – một trong những mẫu xe đa dụng 7 chỗ bán chạy nhất phân khúc nhiều năm liền, có tính thanh khoản cao và giữ giá cực tốt, hao hụt mỗi năm từ 20 – 50 triệu đồng, đặc biệt ở phiên bản số sàn 2.5G. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mẫu xe này cũng phải giảm giá 30 -50 triệu đồng so với thời điểm 2 tháng trước.
“Ở thời điểm hiện nay, cả giá nhập xe và bán ra đều giảm trung bình khoảng 10%. Đối với những xe đã nhập trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, anh em chấp nhận cắt lỗ để thu hồi vốn. Nếu không thì chỉ có nước chờ hết 15 ngày giãn cách rồi tính tiếp”, anh Cương, đại diện Chợ ô tô Việt Nam trên đường Phạm Hùng cho biết.
Với các showroom ô tô nhập khẩu, khó khăn ngày càng thêm lớn và nan giải. Khách hủy đặt xe tại showroom này rất nhiều. Nhiều trường hợp khách hàng đặt cọc 200 – 300 triệu đồng để lấy xe, nhưng khi xe về đến Việt Nam thì khách báo không nhận bởi dịch bệnh nên không đủ tiền. Trong những trường hợp này, có khách gửi xe lại showroom nhờ bán giúp, có khách thậm chí chấp nhận bỏ cọc.
Khách bỏ cọc hay gửi xe nhờ bán hộ thì cũng khiến showroom phải “ôm” xe. Mỗi chiếc xe có giá vài tỉ đồng dẫn đến tồn đọng vốn lớn khó giải quyết. Nếu không dày vốn mà còn phải đi vay ngân hàng nữa thì sẽ lâm vào tình cảnh khốn đốn.
Các showroom kinh doanh xe nhập khẩu/xe sang phải “ôm” hàng, mỗi chiếc trị giá hàng tỉ đồng gây áp lực kinh tế lớn nếu phải vay ngân hàng
Một đại diện showroom kinh doanh xe sang đã qua sử dụng cho biết, trước đây showroom này mỗi tháng bán ra hàng chục xe hạng sang, trong đó có những mẫu xe rất hút khách và liên tục cháy hàng, chẳng hạn như chiếc Mercedes-Benz C250 Exclusive màu trắng, nội thất màu kem có giá trên dưới 1,3 tỉ đồng. Nhưng hiện tại, đến một khách đặt xe cũng không có.
Tại TP.HCM, tình trạng ô tô cũ “đóng bụi” còn nghiêm trọng hơn trong thời gian giãn cách xã hội. Người dân hầu hết đều ở nhà, không có nhu cầu sử dụng ô tô nên gần như không quan tâm đến việc mua xe di chuyển trong thời gian này.
Lần đầu mua ô tô: Mò mẫm trên mạng, tôi vớ ngay phải taxi 'hoàn lương'
Sau khoảng 5 phút xem xét và đi thử, người bạn đi cùng phán một câu xanh rờn: Xe này vừa đăng ký lại, đổi màu xe, đồng hồ công tơ mét đã tua lại khá nhiều, trước đây đã từng chạy taxi,... khiến tôi choáng váng.
LTS: Với mỗi người, chiếc ô tô không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là tài sản lớn sau bao nhiêu năm tích cóp. Do vậy, quyết định mua loại xe gì với khoảng tài chính bao nhiêu? Mua xe mới hay xe cũ?... luôn là những bài toán với nhiều lời giải.
Sau bài viết "Lần đầu mua ô tô, nên chọn xe cũ hay xe mới?", rất nhiều độc đã giả quan tâm, bình luận và chia sẻ những câu chuyện của mình với VietNamNet xung quanh vấn đề này.
Dưới đây là chia sẻ của anh Vũ Hoàng Hải (35 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tình huống "éo le" của chính mình cách đây gần 5 năm.
Vào cuối năm 2016, khi vừa sở hữu tấm bằng lái xe hạng B2, tôi quyết định dốc hết tiền tiết kiệm để "tậu" một chiếc ô tô cho thoả ước mơ có xe bốn bánh, cũng là phục vụ gia đình và công việc của mình được tốt hơn. Mục tiêu mà tôi nhắm đến chính là những mẫu xe cũ số sàn trong tầm giá dưới 300 triệu đồng.
Với sự háo hức của người sắp được mua xe lần đầu, tôi lục tung khắp các diễn đàn, các trang bán xe cũ, theo dõi trên zalo của nhiều salon ở Hà Nội. Càng gần Tết, thị trường xe cũ càng trở nên "rộn ràng" hơn bao giờ hết với vô số sự lựa chọn.
Trong một lần lướt web, tôi thấy một chiếc xe Kia Morning màu xanh cốm sản xuất năm 2010 được rao với giá khá "mềm", chỉ 260 triệu. Chiếc xe được người bán giới thiệu là chính chủ, gia đình đang sử dụng, xe mới đi được 5 vạn km,...
Như bị mê hoặc bởi Kia Morning chính là mẫu xe mà tôi hướng đến bởi sự nhỏ gọn, dễ sử dụng và thời trang. Xanh cốm cũng là màu tôi thích vì khá hợp với mệnh hoả của tôi. Ngay trong chiều hôm đó, tôi đã liên lạc với người bán và hẹn nhau ở một khu đô thị của quận Hà Đông.
Khi đến nơi, người này đã cho tôi xem qua xe kèm theo những lời rót mật vào tai. Vì quá thích chiếc xe, cộng với giá hợp lý, tôi chỉ lên đi vài vòng rồi "chốt" luôn giá 255 triệu với anh này. Buổi hôm đó, tôi đặt cọc 5 triệu để làm tin và hẹn 2 hôm sau sẽ qua văn phòng công chứng làm thủ tục mua bán, giao xe.
Háo hức vì sắp có xe mới, khi về nhà, tôi đã gửi mấy bức ảnh chiếc xe vừa chụp cho nhóm mấy người bạn thân để khoe. Không ngờ, một trong những người bạn của tôi đưa ra lời cảnh báo "Cẩn thận không lại dính taxi", làm tôi chột dạ.
Tìm hiểu trên mạng, thời điểm đó thì Kia Morning là mẫu xe được sử dụng làm taxi nhiều nhất. Không ít trường hợp xe taxi sau nhiều năm sử dụng được tút tát lại rồi bán cho người dùng, hay còn gọi là taxi "hoàn lương". Xe bán ra được "mông má" khá tinh vi mà với người ít kinh nghiệm như tôi khó có thể biết được.
Nhiều chiếc xe đã chạy qua taxi được "hoàn lương" để bán cho người dùng . (Ảnh minh hoạ)
Đến ngày hẹn lấy xe, tôi rủ một cậu bạn khá am hiểu về ô tô đi cùng cho yên tâm. Khi gặp người bán xe tại cửa văn phòng công chứng, người này lấy cớ đang có việc gấp nên giục tôi vào làm thủ tục luôn. Tuy nhiên, người bạn đi cùng tôi đã ngăn cản và đề nghị được xem lại chiếc xe.
Sau khoảng 5 phút xem xét và đi thử, bạn tôi phán một câu xanh rờn: Xe này vừa đăng ký lại, đổi màu xe, đồng hồ công tơ mét đã tua lại khá nhiều, trước đây đã từng chạy taxi... khiến tôi choáng váng.
Người bán lập tức "cãi", tuy nhiên bạn tôi đã chỉ tận nơi những "dấu vết" trên xe như vô lăng và ghế da khá mòn, keo chỉ đã bị đi lại, một số chỗ bị hở màu sơn cũ, trên táp-lô còn vết keo ở vị trí đặt đồng hồ tính tiền của taxi,...
Người bạn này một mực khuyên tôi "huỷ kèo" không mua xe này nữa, đồng thời đề nghị người bán trả lại tiền đặt cọc. Tuy nhiên, người bán xe lại nói không biết những lỗi này, xe chỉ có vậy và tôi đã xem xe rồi mới đặt cọc và không muốn trả lại tôi tiền. Cuối cùng, bên thoả thuận "cưa đôi", người này trả lại tôi 2,5 triệu và... ai về nhà nấy.
Mất 2,5 triệu nhưng thú thật là tôi thấy rất nhẹ nhõm vì đã không bị lừa. Nếu mua phải xe từng chạy taxi, chắc chắn tôi sẽ phải trả một cái giá đắt vì sự hấp tấp, vội vàng của mình.
Sau đó vài ngày, tôi đã đến hẳn một showroom bán ô tô cũ để chọn mua một chiếc xe khác hiệu Daewoo Lacetti với giá gần 300 triệu do một người quen giới thiệu. Giá này hơi cao so với thị trường một chút nhưng tôi rất yên tâm. Và đến bây giờ, tôi vẫn rất hài lòng với chiếc xe này.
Tôi rút ra một kinh nghiệm, với lần đầu tiên mua ô tô, nếu có điều kiện hãy mua xe mới để yên tâm về chất lượng. Còn nếu ngân sách hạn hẹp thì có thể mua xe cũ ở những địa chỉ uy tín hoặc người quen, đừng ham rẻ mua trên mạng kẻo "tiền mất, tật mang".
Honda Jazz RS 2018 sau 3 năm bán lỗ hơn 200 triệu Chiếc hatchback cỡ B Honda Jazz phiên bản cao cấp RS sản xuất 2018 sau 3 năm có giá bán lại khiến chủ xe lỗ khoảng hơn 200 triệu đồng, dù lúc mua tương đương Toyota Yaris và đắt hơn Suzuki Swift. Phân khúc xe cỡ B tại Việt Nam hiện nay vẫn là phân khúc "hot" nhất thị trường với lượng tiêu...