Đại gia xổ số phải đi ăn mày sau khi tiêu hết 4,5 tỷ
Ngủ ngoài đường, ăn bánh mì bố thí… là những gì ông Bùi Hiền Hòa (45 tuổi – ngụ phường Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) phải trả giá cho những ngày ăn chơi.
Hơn ba năm trước (2010), nhờ trúng liền một lúc 3 tờ vé số, tổng giá trị lên đến 4,5 tỷ đồng, ông Hòa được đổi đời. Thế nhưng thay vì tìm cách để tiền sinh thêm tiền, ông lại ra sức tiêu xài hoang phí, ăn chơi đàn đúm. Tiền hết, ông Hòa quay về kiếp nghèo khó, thậm chí còn mạt vận hơn xưa.
“Lên đời” nhờ trúng số tiền tỷ
Hòa sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Mồ côi cha từ thuở nhỏ, Hòa và mẹ sống nương tựa nhau trong căn nhà tạm bợ thuộc một khu đất nhà nước sắp thu hồi. Nhà đã nghèo, mẹ Hòa lại thường xuyên đau ốm. Để có tiền lo cái ăn cái mặc, lo tiền thuốc thang cho mẹ, Hòa phải làm đủ thứ nghề. Vất vả là thế nhưng tiền Hòa kiếm được chỉ như “gió vào nhà trống”. Căn bệnh mẹ Hòa phải chịu đựng không có dấu hiệu thuyên giảm. Thương chàng trai hiền lành chịu khó, Phượng – người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu trú gần nhà, cũng thường xuyên đến nhà an ủi, chăm sóc mẹ già thay cho Hòa.
Ông Hòa đi lang thang khắp nơi
Vốn xuất thân từ gia đình khá giả, Phượng được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng. Tình cảm giữa Phượng và Hòa rất chân thành và ngày càng sâu đậm. Biết chuyện, gia đình Phượng ra sức cản ngăn. Họ lo con gái vất vả nếu lấy Hòa làm chồng. Nhưng cãi lời cha mẹ, Phượng quyết định cùng Hòa xây dựng hạnh phúc gia đình. Từ ngày có Phượng về chung sống, Hòa yên tâm lo đi làm kiếm tiền thang thuốc cho mẹ. Nhưng do bệnh tình quá nặng, mẹ Hòa đã không thể qua khỏi. Đang chịu tang mẹ, vợ chồng Hòa mất nốt chỗ che nắng che mưa vì mảnh đất đã đến hạn thu hồi. Không than vãn, vợ chồng Hòa nhanh chóng tìm căn hộ để ở trọ. Hai đứa con nhỏ lần lượt ra đời. Chị Phượng phải nghỉ làm để ở nhà trông con. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều do một tay Hòa đảm trách.
Chỉ có một người kiếm tiền, vợ chồng Hòa và hai đứa con bữa đủ, bữa thiếu. Vì thế, dù tiết kiệm đến đâu, vợ chồng Hòa vẫn sống cảnh thiếu trước hụt sau. Hoàn cảnh khó khăn, cùng quẫn càng thổi bùng lên trong Hòa ước mơ trúng số. Mỗi ngày đi làm về, anh lại chừa ra ít tiền để mua vé số với hi vọng được đổi đời. Sau thời gian dài kiên trì, vận may đã mỉm cười với anh. Hòa trở thành tỷ phú sau khi trúng liền 3 tờ vé số độc đắc tổng trị giá 4,5 tỷ đồng. Từ ngày ấy, cuộc đời Hòa chuyển theo một hướng khác. Có trong tay bạc tỷ, Hòa bắt đầu thay đổi tính tình, sinh ra nhiều tật xấu mà dẫu nằm mơ chị Phượng cũng không thể ngờ chồng sẽ mắc phải.
Thuở hàn vi, Hòa thuê căn nhà trọ nằm sâu hút trong con hẻm ngoằn nghèo cách bến xe buýt 91B khoảng 3km. Khi có lộc trời, Hòa sắm ngay căn nhà bạc tỷ nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ. Có nhà, Hòa đón vợ con về ở cùng nhưng mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay Hòa quản lý. Như để “tự đền bù” cho cái thời nghèo khổ, Hòa trở nên mê mệt hàng hiệu. Và tất nhiên, những cuộc đỏ đen sát phạt nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của vị đại gia mới nổi.
Lý lẽ của Hòa là làm vất vả mấy chục năm qua đã đủ rồi, giờ có tiền trong tay phải hưởng thụ “tới bến”. Hòa mong ước vận may sẽ tiếp tục đến, nên sáng nào cũng chi nhiều tiền để mua hàng chục tờ vé số. Sau đó, người đàn ông một thời chăm chỉ, ham làm lại “rung đùi” đợi tới trưa để đi đánh bạc. Tới chiều, Hòa chăm chú mở đài dò số, nhưng tuyệt nhiên vận số tốt đẹp không tái diễn lần thứ hai. Cuộc sống xa hoa kéo dài suốt cả năm trời, tài sản kếch xù của “đại gia” Hòa cứ theo những cuộc chơi trác táng vơi dần. Nhiều lần, chị Phượng nhỏ to khuyên nhủ chồng, Hòa chẳng những gạt phăng lời vợ mà còn la ó, chửi mắng thậm tệ.
Cái giá chơi bời
Giữa trưa nắng, người dân Ninh Kiều chứng kiến một gã đàn ông say bí tỉ nằm vạ trên vỉa hè, bên cạnh là một ổ bánh mì nhăn nhúm. Trên mặt hắn đầy rẫy những vết trầy xước, tím tái. Nằm một hồi lâu, người này lại lồm ngồm ngồi dậy như một ông già. Đôi mắt hắn liếc dọc liếc ngang. Miệng hắn bắt đầu lẩm bẩm rồi la hét to dần. Bên cạnh nơi hắn đứng có một số thùng giấy và mấy thanh mướp vụn. Hắn quơ tay với lấy và quăng tung tóe chúng ra đường giữa lúc trên đường đầy xe qua lại.
Căn nhà nhỏ vợ Hòa thuê lại.
Những người đi đường đều trố mắt nhìn hắn. Quăng xong đống giấy vụn ra đường, hắn bắt đầu bước cao bước thấp đi trên vỉa hè. Hắn đi loạng choạng, cứ hai ba bước lại té ngã một lần. Vô tình hắn ngã trúng ổ bánh mì, hắn với tay lấy ổ bánh mà ăn ngấu nghiến. Ăn hết ổ bánh mì vụn, hắn lại tiến đến vị trí những anh xe ôm gần đó và chỉ thẳng vào mặt từng người mà chửi rủa. Những người xe ôm ở đây dường như quá quen với những hành động nửa điên, nửa tỉnh này nên chẳng ai chấp nhất. Khoảng năm phút sau khi chửi rủa mọi người, hắn lại trơ tráo quay sang xin từng đồng tiền lẻ để mua rượu.
Video đang HOT
Đó chính là Hòa – người từng một thời “lên đời” nhờ trúng số độc đắc. Ngủ ngoài đường, ăn bánh mì vụng là việc làm thường nhật của người đàn ông này. Những ngày ăn chơi trác táng qua nhanh, hiện Hòa phải gánh chịu nhiều khoản nợ lớn. Căn nhà mới mua ở trung tâm thành phố cũng trở thành vật gán nợ. Đến hạn xiết nợ, Hòa cùng vợ con ngậm ngùi thu nốt những món đồ còn thuộc về mình rồi dắt díu nhau tìm một phòng trọ ở tạm. Những ngày sống xa hoa trở thành ký ức, khiến người đàn ông 45 tuổi trở nên thân tàn ma dại như trên.
Tiếp chuyện phóng viên, ông Trần Bửu Long – một người bạn thân của ông Hòa kể lại: “Ông Hòa trước đây là một người nghèo khó, mưu sinh với đủ thứ nghề, ai thuê gì làm đó. Ông Hòa bỗng trở thành người giàu có nhờ trúng số. Vốn dĩ, ông Hòa là người hiền lành, chịu khó làm ăn, dành dụm từng đồng bạc lẻ để chăm lo cho gia đình. Sau khi trúng số, tính tình ông đột nhiên trở nên thay đổi, tiêu tiền như nước, trong khi không chịu làm việc. Ông trở thành kẻ ham mê cờ bạc, cùng thói quen uống rượu như uống nước khiến số tiền trúng số nhanh chóng tiêu tan. Tiền hết, ông Hòa quay về kiếp sống bần hàn nơi đầu đường xó chợ, ngửa tay xin từng đồng bạc lẻ của những người xung quanh để mua từng ngụm rượu. Thiệt tình, tôi cũng thấy tiếc cho ông ấy, có tiền mà chẳng biết giữ, giờ ra nông nỗi này”.
Theo tìm hiểu, khi tài sản tiêu tán gần hết, Hòa cũng dồn tiền mua một chiếc xe cà tàng để hành nghề xe ôm. Chạy được dăm ba cuốc, người đàn ông này lại mang số tiền kiếm được “nướng” vào vé số. Hết tiền đổ xăng đưa rước khách, Hòa lại về nhà nã vợ tiền. Có bao nhiêu tiền trong tay, anh ta tiếp tục mua vé số. Sống trong cảnh nghèo, Hòa luôn hi vọng một ngày trời lại thương, rồi cuộc sống sung sướng từng được nếm trải sẽ quay về. Chạy xe ôm được dăm ba tháng, chiếc xe của Hòa bị hư hỏng. Vị “đại gia” một thời không sửa chữa nữa mà bỏ liều, từ đó tối ngày ôm chai rượu, lê lết khắp các đường phố ăn xin. Thế nhưng, hễ có men rượu trong người, Hòa lại ra sức chửi rủa những người xung quanh, chẳng chừ một ai. Thậm chí có lúc anh ta như điên cuồng, cởi áo chạy lông nhông khắp phố.
Trao đổi với phóng viên, chị Phượng tỏ rõ buồn rầu: “Phải chi trước đây, ổng chịu nghe lời tôi khuyên thì cuộc đời ổng đâu ra nông nỗi ngày. Ngày xưa, ổng hiền lắm, chỉ biết lo làm ăn, không biết ăn chơi là gì. Vậy mà từ ngày trúng số, ổng thay đổi hoàn toàn, tôi không nhận ra ổng nữa. Tiền từ trên trời rơi xuống, không phải vất vả kiếm ra nên ổng tiêu xài hoang phí như vứt qua cửa sổ. Giờ tiền bạc hết rồi, ổng lại lún sâu vào rượu chè, chẳng còn biết hay dở thế nào nữa. Tôi thương hai con thơ dại nên không đành lòng bỏ ông ấy. Tôi ước gì ngày xưa, ông ấy đừng trúng số. Có lẽ nếu vẫn nghèo, vẫn phải căng sức lao động, tính tình ổng sẽ không đổi thay. Và giờ này, có lẽ gia đình tôi vẫn hạnh phúc”. Dù giận chồng nghiện rượu, nhưng chị Phượng vẫn cắn răng chịu đựng. Mặc cảm với mọi người, một mình chị Phượng làm mọi việc để gánh vác gia đình, nuôi hai đứa con thơ dại. Chồng đã hoàn toàn đổi thay, nhưng chị Phượng không đành lòng rũ bỏ. Chị vẫn mong hai đứa con thơ có một gia đình đầy đủ, với cha mẹ yêu thương. Về phía người chồng, Hòa thường cảm thấy vô cùng mặc cảm và xấu hổ vì đã từng đối xử tệ bạc với vợ con. Đến mức, anh từng nhiều ngày không về nhà để tránh đối diện với ba mẹ con và để lương tâm thanh thản hơn.
Theo Đời sống Hôn nhân
Trúng 55 vé số độc đắc trong 60 ngày
Đang là người thợ sửa đồng hồ nghèo, một ngày ông Lộc trúng liên tiếp 55 tờ vé số độc đắc, tổng giải thưởng lên đến 7 tỷ đồng. Phút chốc thành tỷ phú, ông Lộc rũ bỏ hoàn toàn cuộc sống nghèo mạt trong quá khứ và mạnh tay vung tiền xài như rác.
Ba năm sau, khối tiền như núi ấy tiêu tan, cuộc sống quay lại nghèo hèn. Trong một lần chán đời, ông nốc cạn chai rượu, loạng quạng ra đường thì bị xe đụng chết thảm.
Gốc me ông Lộc từng ngồi sửa đồng hồ.
Vận may hiếm có
Ông Nguyễn Lộc (SN 1956, KP.1, P. Phú Lợi. TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vốn sinh ra ở Phan Thiết (Bình Thuận). Vì cuộc sống đói nghèo, năm 1980, ông sống đói nghèo, năm 1980, ông bỏ vợ con một mình xuôi vào Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) kiếm kế sinh nhai.
Sau một thời gian lăn lộn đủ thứ cách kiếm sống, ông Lộc quyết định gắn bó cuộc đời với nghề sửa chữa đồng hồ.
Nơi ông Lộc chọn ngồi đặt bàn sửa đồng hồ là trước thềm một ngân hàng thuộc thị xã Đồng Xoài, trong ngân hàng có cô gái tên Đặng Thị Cát (SN 1962, P. Phước Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đang làm kế toán.
Sau những buổi làm việc rảnh rỗi, Cát thường ra ngồi tán cuyện với anh thợ sửa đồng hồ. Chẳng hiểu sao, cô thiếu nữ lại xiêu lòng trước anh thợ sửa đồng hồ từng qua một đời vợ. Vài năm sau, hai người đưa nhau về Phan Thiết chung sống như vợ chồng, cùng sinh hạ một người con.
Năm 1985, ông Lộc lại đưa gia đình vào Bình Dương sống. Nghèo khó, vợ chồng ông chẳng thể kiếm được mảnh đất dung thân. Họ chỉ dựng được túp lều ở tạm khi một người quen của bà Cát thương tình cho hai vợ chồng mượn mảnh đất nhỏ.
Ông Lộc tiếp tục công việc của một người thợ sửa đồng hồ bên vỉa hè TP. Thủ Dầu Một, tằn tiện tích cóp từng đồng tiền lẻ nuôi gia đình. Rồi thêm đứa con ra đời, cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn nay càng thêm ngột ngạt.
Không muốn vợ phải khổ, ông Lộc chẳng ngại đi làm từ lúc mờ sáng tới tối mịt nơi gốc me vỉa hè ở ngã ba Chợ Đình. Ông Lộc ngồi mày mò sửa từng chiếc đồng hồ hỏng. Còn bà Cát, từ ngày theo ông làm vợ, bà đã quyết bỏ ngang cả tương lai "đếm tiền, ngồi phòng lạnh" ở một cơ quan danh giá mà khối người thèm muốn.
Gán cuộc đời với người thợ sửa đồng hồ, ngày ngày bà Cát phải đi hóc hạt điều mướn với đồng lương ba cọc ba đồng.
Cuộc sống ngày càng chật vật, ông Lộc càng mong sự đổi đời bằng vận may từ những tờ vé số. Vậy nên, ngày nào ông cũng mua một vài tấm lận túi.
Một buổi chiều năm 2000, ông Lộc đang cặm cụi làm việc thì một bà cụ tay cầm nguyên lốc vé số lọ mọ đến chào. Thương tình, ông Lộc mua giùm bà cụ 6 tờ vé số sau khi vét cạn túi được 30.000 đồng. Ông cũng chẳng hề nghĩ, đó là những tờ số định mệnh, sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình.
Tới khi trời nhá nhem, ông thủng thẳng đạp xe về nhà, vừa đến ngõ thì có tiếng người gọi như reo: "Chú Lộc ơi, mấy tờ vé chú mua của tôi hồi chiều giờ trúng độc đắc rồi nè".
Cầm tập vé vừa mới dò xong, tay ông Lộc run lên bần bật, hạnh phúc như vỡ hòa với ông thợ sửa đồng hồ nghèo.
Ông Triết, trưởng khu phố 1 và là hàng xóm đối diện nhà ông Lộc kể: "Ở thời điểm ông Lộc trúng độc đắc, mỗi tờ vé số có giá 5000 đồng, giải đặc biệt giá 125 triệu đồng. Như vậy, ông ấy có được 750 tiệu đồng vé số. Số tiền thật lớn chứ ít ỏi gì đâu".
Như linh cảm vận may đang mỉm cười, ông mua vé số suốt một tháng sau đó. Rồi ông trúng tiếp hai lần, đều là giải độc đắc. Chỉ trong 60 ngày ngắn ngủi, ông vụt trở thành "ông hoàng" của đất Thủ nhờ 55 tờ vé số độc đắc trị giá gần 7 tỷ đồng. Cũng từ đây, cuộc đời ông thợ sửa đồng hồ bước sang một trang khác.
Mạt vận sau 1000 ngày ngồi trên đống tiền
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà thuở hàn vi ông Lộc từng sống với vợ con. Ngôi nhà nằm sâu trong con hẻm nhỏ nay chỉ còn cụ Lê Thị Ba, mẹ vợ ông Lộc, đã ngoài 80 tuổi, sống cô độc.
Khi chúng tôi gợi lại chuyện người con rể, cụ lắc đầu ngán ngẩm: "Đó là của từ dưới đất chui lên, trên trời rơi xuống, phúc họa lẫn lộn. Lộc đến để gia đời tụi nó phải tan cửa nát nhà thì tôi cũng chẳng tiếc làm gì". Theo như những gì cụ Ba kể, từ ngày có tiền, ông Lộc thường đi thâu đêm suốt sáng. Có khi mấy ngày liền, ông Lộc không ghé lại ngôi nhà nhỏ lợp mái tôn tạm bợ này.
Căn nhà ông Lộc trước kia từng ở.
Quả thực, sức mạnh đồng tiền đã làm thay đổi quan niệm sống của ông thợ sửa đồng hồ. Ông đổi tính, chẳng còn thiết tha quá khứ nghèo khó, vợ con cũng như người thừa. Ông Lộc đã nhanh chóng "bắt nhịp" cuộc sống vương giả.
Tiền ông mang cho gái rồi ném vào những canh bạc đỏ đen ngày nối ngày. "Trước khi trúng số, tôi chưa bao giờ thấy ông ấy đánh bạc. Sau này có tiền, ông Lộc hết đánh bạc ở Sài Gòn lại sang tận Campuchia vào casino. Mỗi lần hết tiền, ông lại lò dò về rồi đi bật tăm cho đến lần sau quay về lấy tiếp", anh Nam (bạn ông Lộc) cho hay.
Không chỉ đắm mình trong cờ bạc, ông Lộc còn ngày ngày tìm tới các quán bar hay vũ trường làm bạn với dân chơi thứ thiệt và gái.
Trong một lần ra oai với bạn mới quen, "cay mũi" vì lời thách bao trọn quán bar một đêm, ông Lộc chẳng tiếc vung tay 300 triệu đồng, "mua" hẳn hàng tá chân dài và rượu hạng sang phục vụ. Giới ăn chơi đất Thủ đến giờ vẫn còn truyền tai nhau một "chiến tích" khét tiếng khác của Lộc "đại gia".
Tậu xe hơi, hàng nóng
Để cho ra dáng đại gia, ông Lộc cũng học đòi tậu ngay một chiếc xe hơi, rồi thuê hẳn một tài xế riêng chở ông "ngao du" đây đó.
Theo lời kể của anh Nam, có lần đi qua bên kia biên giới chơi, không biết ông Lộc kiếm ở đâu được một khẩu súng AK giắt kè kè bên mình. Đến khi bị công an bắt vì tội tàng trữ vũ khí trái phép. Ông Lộc chạy vạy khắp nơi mới thoát được cảnh tù tội.
Chuyện là, trong một dêm ăn chơi nơi đất Sài Gòn hoa lệ, ông đã phải lòng cô gái miền Tây trẻ đẹp. Chỉ sau một hồi nghe người đẹp tỉ tê, ông đã cho cô gái không phải một vài đồng bạc lẻ mà nguyên cả "nạm" vàng.
Người ngoài hào phóng là thế nhưng với vợ con, ông Lộc một "cắc" cũng chẳng muốn buông ra. Cụ Ba kể: "Hồi còn nghèo, vợ chồng nó có vay tín dụng 1 triệu đồng của ngân hàng ở phường Phú Hòa, nhưng khi trúng số, vợ xin tiền để trả nó cũng chẳng nói gì. Vợ nó phải ỉ ôi năm nỉ bao nhiêu lần nó mới chịu chi".
Cụ Ba còn nhớ, hồi nhận tiền trúng số về, người con rể liền cất hẳn vào tủ, chẳng hề đoái hoài tới vợ con đang đứng mừng khấp khởi trước cửa. Sợ vợ con "khoắng", ông Lộc liền kêu thợ đến thay ổ khóa. Sang ngày sau, ông đem ra tiệm vàng để... nhờ giữ hộ. Cứ mỗi lần đi chơi, ông lại "tạt" qua đó lấy tiền và vàng rồi mất hút mấy ngày mới về.
Thậm chí, khi vợ gợi chuyện muốn xin 20 triệu đồng để đưa cô con gái bị tật nguyền sau một cơn sốt bại liệt đi chạy chữa, ông lạnh lùng đáp: "Bệnh lâu rồi, giờ có bỏ tiền ra chữa cũng chẳng hết".
Hai bên nội ngoại góp ý rồi ông cũng gật đầu nhưng cứ lần lữa mãi. Lâu lâu có người đem chuyện ra nói, ông cũng làm thinh bỏ mặc. Nhưng ngược lại, ông không tiếc tiền mua hẳn một thùng vé số, hàng lốc mỗi cọc 100 tờ vì nghĩ vận may còn tiếp, tiền lại căng đầy túi. Suốt thời gian này, ông Lộc chỉ ăn chơi và ngồi dò số đợi lộc trời cho.
Thế nhưng, cuộc đời mấy ai đoán được chữ ngờ, "của thiên trả địa" hẳn là quy luật không tha cho những ai không biết quý trọng đồng tiền.
Sau đúng ba năm chỉ ăn và tiêu tiền, khối "lộc trời" tan biến, ông Lộc mạt vận quay lại với cuộc sống bần hàn xưa, trở lại thân phận người thợ sửa đồng hồ bên gốc me ngay trước nhà mình.
Quen chơi chẳng muốn làm, chán nản ông Lộc suốt ngày tìm đến rượu. Quá thất vọng vì ông, bà Cát và các con đã dắt díu nhau đi nơi khác sinh sống. Cũng từ đó, ông lang thang khắp nơi, lên tới tận Đồng Xoài (Bình Phước). Năm 2008, trong một lần say rượu ông đã bị xe tông chết giữa đường, cuộc đời của ông thợ đồng hồ kết thúc trong thê thảm.
Ông Lộc sinh năm 1956, lần trúng số độc đắc đầu tiên ông đã mua 6 tờ có hai số cuối 56. Chính vì vậy, những kẻ mê tín "luận" ra câu chuyện rằng, đã được ông báo mộng đánh con số 56 sẽ trúng bạc tỷ. Ông Triết (Trưởng KP.1, P. Phước Lợi) cho biết, trước đây có đông người đến gốc me nơi ông Lộc sửa đồng hồ cầu khấn xin số vào đêm khuya, khiến an ninh phố phải túc trực giải tán.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Chú cháu cùng tố nhau chiếm 4 tờ vé số độc đắc Sau khi mua 4 tờ vé số, ông O. tin tưởng giao cho ông M. (cháu vợ) dò giúp. Theo lời ông O., sau khi biết cả 4 tờ đều trúng giải độc đắc, người cháu vợ đã nổi lòng tham và lên kế hoạch chiếm đoạt. Dàn xếp đòi lại 4 tờ vé số bất thành, ông O. đành phải làm đơn...