Đại gia xài 500 con cá Anh Vũ mỗi tháng để lấy may
Nhiều người làm ăn tin rằng ăn cá anh vũ sẽ gặp may mắn, thuận lợi vì vậy họ sẵn sàng chi vài ba triệu để mua cá anh vũ.
Thời gian gần đây, trên mạng xuất hiện nhiều quảng cáo nóng rao bán cá anh vũ với những lời giới thiệu có cánh (Ảnh minh họa)
Vùng Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) – vùng sinh sống chủ yếu của cá anh vũ đã từng có những câu chuyện về một “đại gia” ở TP.HCM bay ra Bắc, đến Việt Trì tìm cho được một con cá anh vũ để thưởng thức.
Nghe đâu có một chủ quán hét giá đến 20 triệu đồng một con cá nặng gần 3kg nhưng “đại gia” này vẫn đồng ý mua ngay vì muốn thưởng thức cho ngày đẹp trời.
Liên hệ một nhà cung cấp ở Hà Nội, chúng tôi nhận được những lời khẳng định chắc nịch về chất lượng và đảm bảo luôn cung cấp đủ số lượng theo yêu cầu của khách hàng, kể cả số lượng lớn cho các nhà hàng với mức giá 3,5 triệu đồng/kg, chỉ cần đặt trước một ngày.
Nhân viên nhà cung cấp này cho biết ở cửa hàng cá anh vũ là loại cá sang nhất chuyên để tiếp khách: “Chỉ có các sếp tiếp khách, hoặc những đại gia lắm tiền nhiều của ăn, vì cá vừa ngon và mang ý nghĩa đem lại may mắn”.
Liên hệ với chủ cửa hàng chuyên cung cấp cá anh vũ ở Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội được anh này cho biết: “Cá anh vũ không to, vào mùa lễ hội chính như lễ hội vua Hùng, bắt cá ở ngã ba sông Bạch Hạc, sông Đà, Việt Trì, Phú Thọ cũng có thể có con cá nặng hơn một cân, như những vụ trái mùa, hoặc mới vào mùa thì chỉ có những con cá nặng từ 3 đến 5 lạng…”
Loài cá này chỉ sống ở nơi nước trong, trong những hang đá sâu và khi nước lạnh mới mò ra tìm mồi, vì vậy, việc bắt được một con anh vũ là cả một kỳ công.
Video đang HOT
Chủ cửa hàng cho biết thịt cá anh vũ rất ngon: “ Thịt trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Tuy nhiên, với người bình thường chẳng ai ăn con cá anh vũ này làm gì, nhìn nó như con cá trôi, thịt mặc dù rất thơm ngon nhưng giá thì quá đắt…
Đối với những đại gia lắm tiền nhiều của, ăn đủ các món sơn hào hải vị thì thịt cá anh vũ cũng chỉ bình thường. Họ sẵn sàng bỏ tiền triệu ra để ăn cá chủ yếu là thưởng thức cái khối sụn môi như cái mõm lợn – điểm đặc biệt nhất của loài cá này. Sụn rất giòn, thơm ngon mà nhiều người cho rằng còn có thể chữa bệnh”.
Nhân viên cửa hàng còn cho biết đã từng thấy một đoàn quan chức tiếp khách, đặt món cá anh vũ hấp, nhưng khách chỉ ăn sụn môi, còn thịt cá gần như để nguyên.
Dù có chế biến theo cách nào, thì cách ngon nhất vẫn là hấp cá. Khi bắt được, người ta thường mổ và rửa sạch cá, sau đó ướp gừng và một vài loại gia vị vào bụng, thêm chút nước mắm ngon. Cuối cùng cuốn cả con cá vào một tấm lá gừng và hấp cách thuỷ.
Cá hấp sẽ giữ được nguyên các chất bổ và thơm ngon hơn bất cứ kiểu cách chế biến khác, bởi vậy, cũng là món được ưa thích hơn cả. Thịt cá anh vũ thơm ngon và cực kỳ giàu đạm.
Vị giám đốc công ty phân phối này cho biết mỗi tháng công ty xuất ra thị trường khoảng 400 đến 500 con, chủ yếu là cung cấp cho các nhà hàng sang trọng, bán vào Sài Gòn, và xuất khẩu ra nước ngoài.
Cá này hầu như toàn các quan sếp ăn để tìm đến sự may mắn nên lượng tiêu thụ rất ổn định.
Chủ cửa hàng còn khẳng định chắc chắn rằng cá anh vũ của cửa hàng là cá thật, được đánh bắt tự nhiên nên mới quý và có giá cao như thế: Cá anh vũ người ta mới chỉ cho vào nuôi nhân tạo thí điểm thôi, nên chưa thể bán ra được.
Theo xahoi
"Cơn sốt" sừng tê của đại gia Việt trong mắt người nước ngoài
Với niềm tin rằng sừng tê giác có thể giúp trị bách bệnh, từ chóng mặt, mệt mỏi đến ung thư, nhiều "đại gia" Việt đang sẵn sàng chi ra cả trăm triệu đồng cho 100g sừng tê giác. Hiện tượng này khiến người nước ngoài cũng bị "sốc".
Thâm nhập thị trường kinh doanh sừng tê giác Hà Nội, một phóng viên ảnh người nước ngoài đã không khỏi ngỡ ngàng khi được mắt thấy tai nghe những gì người ta đồn thổi về công dụng của sừng tê giác cũng như mức giá ngất ngưởng của nó.
Một chiếc sừng tê giác đang được mài trong một chiếc đĩa chuyên dụng (Ảnh: ITV)
Theo tìm hiểu của anh, dù việc buôn bán sừng tê giác bị cấm nhưng khách hàng có thể dễ dàng tìm được mặt hàng này ở rất nhiều cửa hàng trên phố thuốc bắc Lãn Ông của Hà Nội. Theo một chủ cửa hàng, 100g sừng tê giác có thể được bán với giá từ 4.300 - 6.100 USD (tương đương từ 90 - 130 triệu đồng/lạng).
Loại đắt nhất, có giá 6100 USD/100g, loại trung bình khoảng 4600 USD/100g và loại rẻ nhất cũng được bán với mức 4300 USD/100g. Giá của các loại sừng này tùy thuộc vào xuất xứ của chúng. Trong đó sừng tê giác châu Á là được "hét giá" cao hơn cả.
Một thương nhân chụp lại hình ảnh mỗi chiếc sừng tê mà ông đã bán (Ảnh: ITV)
Đây không phải lần đầu tiên các phóng viên nước ngoài bị "choáng váng" bởi mức độ chịu chi của giới nhà giàu Việt Nam cho sừng tê giác, một thứ mà đông y xem như thần dược, có tác dụng giải độc, chữa được cả ung thư trong khi khoa học hiện đại lại chứng minh nó không tốt hơn sừng trâu, sừng bò.
Mới đây nhất, hôm 1/3 vừa qua, kênh truyền hình trả tiền lớn nhất tại Anh ITV thậm chí còn thực hiện cả một phóng sự ngay tại Hà Nội. Trong vai một người tìm mua sừng tê giác, phóng viên Angus Walker của ITV đã được tiếp cận được một tay buôn lậu sừng tê giác lớn.
Tại nhà của người này, Walker được cho xem đủ loại sừng tê giác, từ những chiếc sừng còn nguyên đến những miếng nhỏ đã được cắt ra. "Nếu anh đến nhà tôi sớm hơn, lúc nào tôi cũng có sẵn 60 - 70kg sừng. Nhưng ngay lúc này tôi chỉ còn vài cân thôi", người đàn ông vừa nói vừa đặt ra bàn những chiếc sừng tê giác còn nguyên và cả những miếng đã được cắt nhỏ.
Mức giá Walker được chào là 5000 bảng Anh/100g (tương đương 160 triệu đồng/100g). Khi được hỏi về chuyện không sợ bị bắt hay sao, tay buôn này còn khẳng định: "Ở Việt Nam chỉ cần làm luật là xong?!".
Trên các đường phố của Hà Nội, Walker cũng dễ dàng tìm thấy các loại thuốc được quảng cáo làm từ sừng tê giác với mức giá rẻ hơn, khoảng 1 triệu đồng cho một viên lớn.
"Viên thuốc làm từ sừng tê giác này được bán để chữa được mọi bệnh, từ mệt mỏi tới ung thư và nó được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam đến mức quốc gia này bị xem như tâm điểm của sự gia tăng chóng mặt các vụ săn trộm tê giác tại châu Phi cách xa hàng nghìn dặm", phóng viên của ITV bình luận.
Trong phóng sự dài hơn 2 phút rưỡi này, thậm chí ngay cả một bác sỹ đông y có tên Toanh Van Xuan cũng khẳng định những tác dụng kỳ diệu của sừng tê giác. "Theo kinh nghiệm của tôi thì sừng tê giác đã chứng tỏ tác dụng tuyệt vời, giúp giải độc cơ thể, lọc máu và tăng cường hệ miễn dịch. Tôi đã dùng nó cho bệnh nhân của mình và thấy họ khỏe hơn", vị bác sỹ khẳng định trong đoạn phóng sự.
Khi được hỏi về phản ứng ra sao trước việc các nước phương Tây cho rằng không có bằng chứng khoa học để nói rằng các loại thuốc làm từ sừng tê giác có thể trị mọi bệnh, vị bác sỹ này còn quả quyết: "Cho dù không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sừng tê giác có tác dụng, lịch sử đã chứng minh điều đó".
"Nhu cầu sừng tê giác tại Việt Nam, nếu cứ tiếp tục với tốc độ này, sẽ đe dọa đến sự tuyệt chủng của một loài động vật tuyệt vời đã có mặt trên trái đất gần 50 triệu năm qua", phóng sự kết luận.
Việt Nam là nước đã tham gia Công ước về cấm buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). Tuy nhiên với những hình ảnh và phóng sự trên, có lẽ không khó để hiểu vì sao tại hội nghị CITES Bangkok hồi tuần trước, đã có nhiều ý kiến chỉ trích các nỗ lực của Việt Nam trong việc ngăn chặn nạn buôn lậu sừng tê giác.
Clip phóng sự về "cơn sốt" sừng tê giác của đài ITV:
Theo Dantri
Chốt tiến độ hàng loạt tuyến đường huyết mạch Ngày 19-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nghe báo cáo về một số dự án giao thông trọng điểm. Hiện nay, dự án xây dựng đường vành đai I (đoạn Ô Đống Mác - đê Nguyễn Khoái) được phê duyệt từ năm 2005 (dự án này đã có quy hoạch từ những năm 1990) song đến nay vẫn...