Đại gia vứt đi trăm tỷ chỉ mong được nhẹ thân
Những thương vụ mua cổ phiếu giá rẻ rùm beng của nhiều đại gia trên TTCK gần đây cho thấy, gom cổ phiếu giá bèo thời khủng hoảng chưa hẳn đã thắng lợi. Nhiều “ông lớn” phải bỏ của chạy lấy người, mất tiền cùng đành để được nhẹ thân, đỡ đau đầu.
Ngày 25/2, HSX nhận được thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà – Sudico (SJS).
Theo đó, Phó Chủ tịch HĐQT Đỗ Văn Bình đăng ký bán 2,87 triệu cổ phiếu, dự kiến bằng phương thức thoả thuận từ 1/3/2013 đến 15/3/2013.
Thông tin đăng ký mua bán của cổ đông nội bộ là điều thường thấy và con số gần 3 triệu cổ phiếu đăng ký bán ra cũng không phải nhiều. Tuy nhiên, điều mà giới đầu tư quan tâm lại nằm ở chỗ cái tên Đỗ Văn Bình quá nổi trong năm vừa qua với thương vụ đổ vài trăm tỷ vào “nắm” SJS – một doanh nghiệp BĐS từng nổi tiếng trước đây nhưng đang rơi vào bất ổn và bê bết trong hai năm gần đây.
Trước đó, hồi cuối năm 2012 ông Bình cũng đã bán thành công 1,2 triệu cổ phiếu SJS để giảm số lượng nắm giữ từ gần 20 triệu đơn vị xuống số lượng như hiện nay.
Diễn biến này trái ngược với đầu năm 2012, TTCK xôn xao với thông tin một đai gia “âm thầm” đã mua hơn 15,4 triệu cổ phiếu SJS (tương đường gần 16% cổ phần). Số tiền bỏ ra khi đó không được tiết lộ nhưng với thị giá của SJS bấy giờ, tổng giá trị cổ phiếu SJS đại gia này nắm giữ tương đương hơn 500 tỷ đồng và thuộc ngay tốp 30 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam.
Đại gia đó được xác định là ông Đỗ Văn Bình, Chủ tịch của CTCP Đại Dương ở Bắc Ninh và là thành viên HĐTV kiêm TGĐ của Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Maritime Bank.
Thương vụ của đại gia này đã được đem ra mổ xẻ và nhiều nhà đầu tư cho rằng, doanh nhân này đã chộp đúng thời điểm TTCK “xuống đáy” để mua vào một tỷ lệ rất lớn, mang tính chi phối một doanh nghiệp BĐS từng nổi đình, nổi đám trên TTCK và đang sở hữu rất nhiều quỹ đất sạch. Nhiều khả năng, ông Bình sẽ kiếm được món hời lớn khi nhà đất ấm lại.
Tuy nhiên, diễn biến thực tế hiện nay lại khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao ông Bình cũng như nhiều đại gia khác lại đang dần thoái vốn cho dù giá cổ phiếu thấp hơn rất nhiều so với thời điểm khi họ mua vào?
Video đang HOT
Thực trạng thoái vốn ở mức giá thấp cũng đã và đang diễn ra ở rất nhiều đơn vị khác như: SGT của đại gia Đặng Thành Tâm thoái vốn khỏi Ngân hàng Westernbank Vinaconex thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp và đang tính thoái vốn tại xi măng Cẩm Phả
Đặc biệt, gia đình đại gia Đặng Văn Thành thoái vốn khỏi Sacombank ACBS thoái vốn tại tại 6 ngân hàng trong đó có cú thoái 53 triệu cổ phiếu Eximbank sau khi đã bỏ tiền tỷ, mất bao nhiều công sức để mua gom….
Bỏ của chạy lấy người
Một điểm chung có thể thấy trong hoạt động đầu tư thâu tóm của nhiều đại gia trên sàn chứng khoán là: Mua vào rất nhanh và bán ra cũng rất nhanh, vấn đề giá tại thời điểm giao dịch có lễ không phải quan trọng nhất.
Trong trường hợp ông Đỗ Văn Bình, chưa biết đại gia này sẽ bán ra bao nhiêu cổ phiếu SJS nhưng cú bán ra 1,2 triệu cổ phiếu hồi cuối năm ngoái và quyết định đăng ký bán gần 3 triệu cổ phiếu lần này có thể đem lại cho ông này một khoản lỗ đáng kể.
Trong phiên giao dịch 26/2, thời điểm thông tin ông Bình đăng ký bán được công bố ra thị trường, cổ phiếu đã có một phiên giảm sàn hết biên độ từ 22.000 đồng/cp xuống còn 20.500 đồng/cp.
Nếu chỉ tính với mức giá đóng cửa ngày 26/2 so với mức giá khoảng 30.000-35.000 đồng/cp thời điểm ông này mua vào thì mức lỗ đã lên tới khoảng 30%. Tính trên con số tổng 500-700 tỷ đồng mà ông này đã bỏ ra, khoản thua lỗ tất nhiên không hề nhỏ.
Hơn thế, TTCK trong những ngày đầu tuần thứ ba của tháng 2/2013 diễn biến khá xấu. Diễn biến này đang ảnh trực tiếp và có thể bẻ gãy xu hướng đi lên của thị trường vốn được xác lập gần đây.
Bất chấp TTCK đang bế tắc nhưng quyết định bán ra của ông Bình xem ra khá dứt khoát. Nó nằm trong bối cảnh viễn cảnh của Sudico khá đen tối, đặc biệt dòng tiền của DN này rất bi đát.
Báo cáo tài chính 2012 vừa được đưa ra vài ngày qua cho thấy, thay vì lời vài trăm tỷ đồng như kế hoạch, SJS bất ngờ bão lỗ hơn 300 tỷ đồng dư nợ lên tới gần 4.000 tỷ đồng. Doanh thu thuần quý IV/2012 của SJS chỉ đạt gần 31 tỷ đồng. Cùng với các vướng mắc của nhiều dự án, nhiều khả năng SJS sẽ đối mặt với một năm thua lỗ nữa và nguy cơ hủy niêm yết cận kề.
Không chỉ đại gia Bình, rất nhiều các ông lớn khác cũng đã chấp nhận cắt lỗ cổ phiếu rất nhiều trong thời gian vừa qua.
Báo cáo quý III/2012, doanh nghiệp SGT của đại gia Đặng Thành Tâm cho biết, đã chuyển nhượng hết toàn bộ 18,8 triệu cổ phiếu của Westernbank cho hai cá nhân với giá vỏn vẹn 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với số tiền hơn 300 tỷ đồng (tương đương 16.060 đồng/cp) mà doanh nghiệp này bỏ ra đầu tư trước đó.
Một thành viên khác của đại gia họ “Đặng” là Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) trong báo cáo quý III/2012 cũng cho biết đã công bố thoái toàn bộ 26,55 triệu cổ phần tại Ngân hàng Westernbank (trị giá theo mệnh giá là 265,5 tỷ đồng). Giá chuyển nhượng không được công bố nhưng kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012 cho thấy, KBC lỗ 233 tỷ đồng.
Phương án thoái 75% vốn tại xi măng Cẩm Phả của Vinaconex cũng là một ví dụ và có lẽ là một bài toán cắt lỗ mà đại gia BĐS và xây dựng này đang tính tới. Gánh nặng từ xi măng Cẩm Phả góp phần không nhỏ vào khoản nợ hợp nhất lên tới 22.000 tỷ đồng của Vinaconex.
Trước đó, VCG đã quyết định thoái vốn ở hàng loạt doanh nghiệp như 25% cổ phần tại Vinaconex Hoàng Thành (đơn vị tham gia xây dựng dự án BĐS ParkCity tại Hà Nội) 51% tại Công ty Xây dựng Số 3 toàn bộ 24% vốn tại Vinaconex – VCN và 15% trong số 51% vốn góp tại Công ty Vinaconex 6. Trong đó, riêng giá cổ phần tại Vinaconex Hoàng Thành, Vinaconex đã phải điều chỉnh giảm giá bán ba lần trước khi thành công.
Theo Dantri
Dân dựng lều ven quốc lộ chờ nhà tái định cư
Nhà tái định cư chưa xây xong trong khi nhà cũ đã bị đập, 69 hộ dân ở xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cực chẳng đã phải nhọc nhằn đi thuê nhà trọ, thậm chí dựng lều ven quốc lộ 1A để ở tạm.
Những ngày qua, 67 hộ dân với gần 220 nhân khẩu ở thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh tỏ ra hết sức bất bình trước việc cuộc sống của họ đang yên bình, ổn định bỗng dưng phải chịu cảnh nhọc nhằn, đảo lộn khi phải đi thuê phòng trọ hoặc đi ở nhờ, thậm chí nhiều hộ phải dựng lều ven quốc lộ 1A để sinh sống trong điều kiện thiếu thốn đủ bề, mất vệ sinh, mất an ninh trật tự.
Người dân chấp nhận đập nhà để giao mặt bằng cho dự án nhưng không có nhà TĐC để ở
Trước đó, tháng 8/2012, 67 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu của xóm Minh Huệ đã nhận tiền đền bù để di dời đến nơi ở mới trong thôn, nhường đất làm Khu TĐC cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Fomoras. Theo cam kết, những hộ này sẽ dọn đến nơi ở mới khi đơn vị thi công là Tập đoàn Hoành Sơn hoàn thành việc san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông... Tuy nhiên, khi khu TĐC còn ngổn ngang, người dân đã phải di dời vào ở khiến cuộc sống của dân khốn cùng.
Nhà TĐC vẫn chưa xong khiến người dân phải đi thuê phòng trọ, xin ở nhờ và có hơn 10 hộ gia đình phải dựng lều ven quốc lộ để ở
Trời nắng, con đường đi vào Khu TĐC đã như này, nếu mưa sẽ thế nào?
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại thời điểm này, cả khu TĐC có 67 hộ dân thì chỉ mới có gần chục ngôi nhà đang dừng lại ở công đoạn đổ bằng còn lại đều đang ở giai đoạn làm móng. Ngôi nhà của hộ ông Nguyễn Văn Út được xem là xây nhanh nhất nhưng cũng phải mất vài tháng nữa mới có thể dọn vào ở. "Đường sụt lún khiến xe chở nguyên liệu không thể vào được, nước dùng để trộn xi măng cũng không có. Thử hỏi lúc nào xây xong nhà", một người dân bức xúc.
Cuộc sống tạm bợ khiến người dân phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm
Chưa có nhà, 67 hộ dân phải dựng chòi tạm để ở. Huyện đội Kỳ Anh đã dựng 12 nhà bạt dã chiến ven quốc lộ 1A để người dân vào ở. Tuy nhiên, những nhà bạt này diện tích chật hẹp, nóng bức nên chỉ có một vài hộ dọn vào ở.
Để có nước phục vụ xây dựng, các hộ dân đã phải thuê máy xúc khoét hố sâu, chờ nước lắng lại. Nước sinh hoạt cũng không có. Hàng ngày, người dân phải về lại xóm cũ lấy nước. "Giếng cũ họ phá cũng gần hết rồi, mai mốt không biết lấy đâu ra nước mà dùng" - bà Nguyễn Thị Lợi lo lắng. Người dân cho biết, để khoan một cái giếng mất 16 - 18 triệu đồng, nhưng rất khó khăn. Số hộ khoan được giếng cũng rất hiếm hoi bởi đâu đâu cũng đầy rễ cây và đá tảng. Nguy hiểm hơn, sau một đêm mưa, hộ anh Bùi Văn Dương phát hiện một quả đạn ở cạnh lô đất nhà anh. Hộ bà Bùi Thị Lĩnh trong lúc đào móng làm công trình vệ sinh hốt hoảng khi phát hiện đạn rocket. 2 quả đạn này sau đó đã được bàn giao cho cơ quan chức năng.
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Đình Vin - Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam- cho biết, khu TĐC Minh Huệ xây chưa xong là do gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi. Dù khu TĐC chưa hoàn thiện nhưng vẫn phải đưa người dân vào ở vì phải bàn giao mặt bằng cũ lại cho đơn vị khác. "Giờ dân sống hết sức khổ sở. Dân nhận mặt bằng để làm nhà nhưng đến nay nước vẫn chưa có. Chúng tôi làm việc với bên nhà thầu, họ nói vấn đề nước không có cách nào khác. Giờ chúng tôi chỉ biết đề xuất lên Ban quản lý dự án, lên huyện để đẩy nhanh dự án TĐC, dân bớt khổ" - ông Vin cho biết.
Theo Dantri
Bộ trưởng Xây dựng: 'Chia nhỏ căn hộ là bất đắc dĩ' Cho rằng chia nhỏ căn hộ đã hoàn thiện không phải là giải pháp tối ưu, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, dự án cần cơ cấu chính là những công trình còn đang ở trên giấy, chưa triển khai. Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ với báo giới tại cuộc ngày phát động cuộc thi kiến...