Đại gia Vũ “nhôm” bị khởi tố, tài sản “khủng” xử lý thế nào?
Trước khi bỏ trốn, đại gia Vũ “nhôm” đã sớm thoái vốn khỏi hàng loạt công ty do mình làm chủ sở hữu. Dư luận đặt ra câu hỏi, vậy sau khi ông Vũ “nhôm” bị khởi tố, nhiều khối tài sản còn lại sẽ bị xử lý thế nào?
Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ “nhôm”) với tội danh Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263, Bộ luật Hình sự. Ông Vũ “nhôm” cũng đã bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã sau khi xác định ông không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Ông Phan Văn Anh Vũ.
Được biết, ông Vũ “nhôm” là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 và là cổ đông của nhiều công ty khác. Theo thống kê của Sở Xây dựng Đà Nẵng, Bắc Nam 79 chính là công ty mua nhiều nhà công sản hóa giá nhất ở Đà Nẵng trong thời gian qua.
Ngoài ra, đại gia Vũ “nhôm” cũng là chủ nhiều lô đất vàng tại khu vực trung tâm Đà Nẵng và là chủ đầu tư các nhà hàng nổi ven sông Hàn. Trong đó, có nhà hàng sắp hoàn thiện trước mặt khách sạn Novotel (Đà Nẵng).
Mới đây, khi Bộ Công an công bố điều tra việc mua, chuyển nhượng 9 dự án và 31 nhà, đất công sản thì Vũ “nhôm” được cho là có liên quan đến hầu hết các dự án. Điều đáng lưu ý, trước khi bỏ trốn Vũ “nhôm” đã sớm thoái vốn khỏi hàng loạt công ty do mình làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tài sản có giá trị khác của đại gia Vũ “nhôm” để lại.
Dư luận đặt ra câu hỏi, vậy khi ông Vũ “nhôm” bị khởi tố, khối tài sản sẽ bị xử lý thế nào? Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng VP Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho hay, hiện nay, ông Vũ “nhôm” đang bị khởi tố và bị truy nã về tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước. Vì vậy nếu ông này đang không bị xem xét về hành vi khác liên quan đến kinh tế, tài sản thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không áp dụng biện pháp nào để phong tỏa, quản lý tài sản của ông Vũ.
Video đang HOT
Luật sư Cường phân tích, về quy tắc, sau khi khởi tố bị can, để tránh việc bị can có thể tẩu tán tài sản, trốn tránh trách nhiệm dân sự hoặc tẩu tán các tài sản do phạm pháp mà có thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc chuyển dịch tài sản bất hợp pháp.
Một giao dịch dân sự để chuyển quyền sở hữu tài sản chỉ được coi là hợp pháp nếu hình thức phù hợp với quy định pháp luật, nội dung không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Không nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ dân sự với bên thứ 3…
Luật sư Đặng Văn Cường.
“Trong vụ việc này, ông Vũ “nhôm” không bị điều tra về các tội phạm kinh tế, tội phạm xâm phạm quyền sở hữu nên biện pháp kê biên, phong tỏa tài sản sẽ chưa được áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay, ông Vũ “nhôm” đang bị truy nã nên bất cứ ai cũng có thể bắt giữ nếu phát hiện ra ông ấy, đồng thời các cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản sẽ không bao giờ thực hiện việc đăng ký sang tên sở hữu đối với tài sản của ông này trong khi ông này đang bị truy nã. Những tài sản có đăng ký quyền sở hữu của Vũ “nhôm” sẽ không thể thực hiện được giao dịch cho đến khi vụ án này được giải quyết.
Nếu sau này các cơ quan tiến hành tố tụng buộc tội ông Vũ “nhôm” về các tội danh liên quan đến tài sản và xác định những tài sản của ông Vũ “nhôm” do phạm tội mà có thì sẽ tiến hành các biện pháp để thu hồi tài sản. Các giao dịch tuy đã thực hiện trước đây nhưng nhằm mục đích tẩu tán tài sản, nội dung giao dịch vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội… thì cũng có thể bị tòa án tuyên hủy bỏ để thu hồi lại cho chủ sở hữu thực sự”, luật sư Đăng Văn Cường nhấn mạnh.
Theo V.Hương (Người Đưa Tin)
Tại sao khởi tố Vũ "nhôm" về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước?
Dư luận đang thắc mắc, vì sao ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") thường được biết tới là đại gia bất động sản ở Đà Nẵng lại bị khởi tố tội "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 263 Bộ luật Hình sự ?.
Như Dân trí đã phản ánh, Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ "nhôm") với tội danh Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 263 Bộ luật Hình sự. Ông Vũ "nhôm" cũng đã bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã sau khi xác định ông không có mặt tại nơi cư trú, số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Từ đây nảy sinh nhiều thắc mắc trong dư luận: Vì sao một doanh nhân, đại gia bất động sản như ông Vũ "nhôm" lại bị khởi tố về tội này?
Luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng luật An Phát Phạm (Hà Nội) cho biết, Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về "Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước":
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 (tội gián điệp) của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo luật sư Phất, "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" có thể được hiểu là hành vi cố ý để cho các bí mật nhà nước bị tiết lộ ra bên ngoài (dùng lời nói, chữ viết, miêu tả, kể lại, cho người khác xem tài liệu ...).
Thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cả 4 tội quy định tại Điều 263 (tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt bí mật nhà nước; tội mua bán bí mật nhà nước; tội tiêu hủy bí mật nhà nước) đều xâm phạm đến sự an toàn của bí mật nhà nước, xâm hại đến an ninh quốc gia, an toàn về đối nội cũng như đối ngoại của đất nước.
Theo Pháp lệnh số 30/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bảo vệ bí mật nhà nước (sau đây gọi tắt là "Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước") thì "Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật (Điều 4 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước).
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch nhà nước.
Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 20 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước).
Tuy vậy, luật sư Phạm Văn Phất cho rằng, đến nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về tính chất, mức độ vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước như thế nào thì bị xử lý vi phạm hành chính, khi nào thị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thế nào thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM phân tích, Cố ý làm lộ bí mật nhà nước là làm cho người khác biết được bí mật bằng mọi hình thức (lời nói, chữ viết, hình vẽ...). Tội phạm hoàn thành khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí mật đó.
Luật sư Hậu khẳng định, chủ thể của tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước là người có trách nhiệm quản lý bí mật nhà nước, nhưng cũng có thể là người dân bình thường như người bỏ tiền ra để trao đổi, mua bán thông tin bí mật nhà nước nhằm trục lợi...
"Phải bắt được Vũ "nhôm" thì mới biết được bí mật nhà nước đó có được mua - bán hay không, truy ngược lại tại sao lại có được tài liệu này?. Và hơn hết sẽ làm rõ được việc ai đã thông báo để Vũ "nhôm" biết đường bỏ trốn trước thời điểm bị khởi tố như vậy?"- luật sư Hậu phân tích.
Thế Kha
Theo Dantri
Vũ 'nhôm' bỏ trốn như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, lỗ hổng ở đâu? Việc bị can Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") bỏ trốn khỏi nơi cư trú trước khi Cơ quan điều khởi tố khiến dư luận băn khoăn đặt vấn đề tại sao một đối tượng đã có những dấu hiệu sai phạm từ lâu lại có thể bỏ trốn? Đối tượng Phan Văn Anh Vũ (ảnh IT) Việc đối tượng Vũ "nhôm"...