Đại gia vàng lớn nhất Việt Nam có 11 tháng trả nợ thuế
Để được hoạt động trở lại, Công ty vàng Phước Sơn sẽ phải trả 30,4 tỷ đồng tiền nợ thuế mỗi tháng cho cơ quan thuế, theo chứng thư bảo lãnh trả nợ vừa được Cục Thuế Quảng Nam chấp thuận.
Theo thông tin từ cơ quan thuế tỉnh Quảng Nam, cơ quan này đã chấp nhận phương án bảo lãnh của Ngân hàng Việt Á đối với khoản nợ thuế 334 tỷ đồng của Công ty vàng Phước Sơn (Tập đoàn Besra).
Với thời hạn trả nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ thời điểm bị Sở Kế hoạch & Đầu tư ký quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ngày 11/7), đại gia vàng này sẽ có khoảng thời gian là 11 tháng để trả khoản nợ thuế, tương đương mỗi tháng 30,4 tỷ đồng.
Khoản trả nợ đầu tiên sẽ được thực hiện ngay từ tháng 8/2016. Cũng trong tháng này, đại gia vàng nợ thuế sẽ bắt đầu khôi phục lại sản xuất.
Công ty vàng Phước Sơn sẽ có 11 tháng để trả khoản nợ thuế 334 tỷ đồng. Ảnh: T.H
Dù đã được phía ngân hàng bảo lãnh, nhưng cơ quan thuế cho hay, vẫn tiếp tục theo dõi sát hoạt động, quá trình trả nợ hàng tháng của Phước Sơn.
Video đang HOT
Riêng với khoản nợ thuế gần 100 tỷ đồng của đại gia vàng nợ thuế khác – Công ty vàng Bồng Miêu, cũng thuộc Tập đoàn Besra, cho tới nay vẫn chưa có thông tin về việc trả nợ.
Công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu là những công ty khai thác, sản xuất vàng lớn nhất Việt Nam. Hai đại gia vàng này liên tục kinh doanh thua lỗ vài năm trở lại đây. Tổng cộng nợ ngắn hạn của hai công ty đạt gần 2.500 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 1.029 tỷ. Nợ thuế tính tới cuối tháng 6/2016 lên tới 434 tỷ đồng (Phước Sơn nợ 334 tỷ, Bồng Miêu nợ 100 tỷ).
Theo Vnexpress
Giải cứu hai đại gia vàng khỏi 'cửa tử'
Nợ thuế thuế đến hơn 384 tỷ đồng tính đến cuối tháng 5/2015, nhưng cuối cùng hai "đại gia" vàng là Công ty khái thác vàng Bồng Miêu và Công ty vàng Phước Sơn thuộc Tập đoàn Besra Việt Nam đã được ngành Thuế giải cứu.
Để thoát khỏi "án tử", UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu công ty khai thác vàng lớn nhất nước này phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, như xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường; quản lý chất thải nguy hại; chấm dứt ngay việc bơm nước tháo khô mỏ vàng Bồng Miêu xả trực tiếp ra sông,...
Đồng thời, cần cải tạo, phục hồi môi trường, hoàn thổ đối với diện tích đất đã khai thác và tiến hành xử lý, tiêu hủy 20 tấn hóa chất cyanua giả tại kho của 2 nhà máy theo đúng quy định hiện hành.
Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết đã có văn bản yêu cầu Cục Thuế tỉnh làm việc trực tiếp với hai công ty khai thác vàng là Bồng Miêu và Phước Sơn thống nhất phương pháp kê khai, xác định số thuế VAT, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp, còn nợ phải nộp và phương án thanh toán dần nợ thuế.
Nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu
"Nếu hai công ty không thống nhất với phương pháp xác định số thuế của Cục Thuế tỉnh thì làm việc với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để được hướng dẫn thực hiện. Quan điểm của UBND tỉnh là ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục để công ty khôi phục sản xuất, kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính" - ông Thu nói.
Trước đó, ngày 14/8, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn đã ký văn bản số 3289 gửi UBND tỉnh Quảng Nam sau khi Bộ Tài chính đồng ý giải cứu cho hai công ty khai thác vàng Bồng Miêu và Phước Sơn thuộc Tập đoàn Besra Việt Nam.
Phương án giải cứu cho hai "đại gia" vàng này ngay sau đó được thực thi, đến nay, cả hai nhà máy đã khôi phục sản xuất trở lại. Cục thuế Quảng Nam có trách nhiệm thông báo từng hóa đơn có giá trị sử dụng cho Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu.
Để hưởng cơ chế giải cứu này, Tổng cục Thuế yêu cầu công ty khai thác vàng phải có trách nhiệm cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với phát sinh cho từng lần bán hàng. Cơ quan này xác định, số tiền thuế nợ tính đến ngày 31/7/2015 (384 tỷ) hai công ty sẽ phải nộp cho mỗi lần xuất hóa đơn, cho tới khi trả hết.
Luyện vàng thành phẩm tại nhà máy Bồng Miêu
Ngoài ra, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế Quảng Nam giám sát tiến độ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo đúng cam kết của hai công ty khai thác vàng tại Quảng Nam. Nếu không, Cục Thuế sẽ áp dụng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng ngay thời điểm công ty vi phạm cam kết.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Cục Thuế tỉnh rà soát, kiểm tra số liệu để xác định rõ từng khoản thiệt hại vật chất tính được bằng tiền mà hai công ty khai thác vàng tại Quảng Nam phải chi do bão lụt gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và các chi phí khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đây là lần thứ hai hai công ty khai thác vàng Bồng Miêu và Phước Sơn được hỗ trợ để trả nợ thuế. Vào đầu năm 2014, Tổng cục Thuế đã từng giải cứu công ty khai thác vàng này trước những khó khăn do thiên tai và giá vàng giảm.
Hiện Ngân hàng TMCP Việt Á đang có dự định cung cấp nguồn vốn tín dụng cho Công ty khai thác vàng Phước Sơn để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, việc đàm phán giữa Tập đoàn Besra Việt Nam và ngân hàng này vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng.
Điều dư luận quan tâm là việc xuất hóa đơn bán vàng của Công ty TNHH vàng Bồng Miêu cho Công ty TNHH MTV Vàng bạc Nghĩa Tín (đường Phan Châu Trinh, TP. Tam Kỳ) vào tháng 12/2014, với giá thanh toán trên hóa đơn hơn 107,4 tỷ đồng nhưng không có vàng kèm theo.
Vụ việc đã bị phát hiện và cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng về việc xuất hóa đơn bán khống vàng này nhằm mục đích gì?
Vũ Trung
Theo VNN
Quảng Nam loay hoay với 60 tấn cyanua giả bị đối tác Trung Quốc lừa Gần 5 năm kể từ khi Tập đoàn Besra nhập phải 60 tấn cyanua giả từ Trung Quốc, người dân địa phương lo ngại ảnh hưởng đến môi trường nên nhiều lần gửi đơn đề nghị tiêu hủy, nhưng chính quyền vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Ngày 28/3, tại buổi họp báo thường kỳ, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch...