Đại gia tuổi Hợi ngồi tù, QCGL mượn tiền lãnh đạo
Đại gia ngân hàng tuổi Hợi ngồi tù, thiếu gia, ái nữ tuổi Hợi kế nghiệp gia đình, Quốc Cường Gia Lai mượn tiền người thân lãnh đạo…
Đại gia tuổi Hợi ngồi tù
Hàng loạt những ông chủ ngành ngân hàng vướng vòng lao lý và đưa ra xét xử trong năm Mậu Tuất, trong đó có một số đại gia tuổi Hợi như Trầm Bê, Trần Phương Bình…
Liên quan đến những sai phạm của Phạm Công Danh, không thể không nhắc đến Trầm Bê, “ông trùm tuổi Hợi” trong ngành tài chính ngân hàng sinh năm 1959 tại Trà Vinh. Khi bị bắt, Trầm Bê đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng tín dụng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank.
Đại gia ngân hàng Trầm Bê
Trong vụ án liên quan Phạm Công Danh giai đoạn II, ông Trầm Bê lĩnh án 4 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” vào tháng 9/2018.
Mặc dù đang ở tù song những tháng cuối năm Mậu Tuất 2018, cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can Trầm Bê để điều tra hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, liên quan tới “siêu lừa” Dương Thanh Cường.
Một trong những cựu lãnh đạo ngân hàng tuổi Hợi khác bị khởi tố và xét xử trong năm Mậu Tuất là ông Trần Phương Bình, Phó Chủ tịch HĐQT DongABank.
Theo đó, ông Bình đã gây thiệt hại lên tới 3.600 tỷ cho ngân hàng này.
Tháng 12/2018, bị cáo Trần Phương Bình bị tòa tuyên án chung thân cho hai tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX đánh giá bị cáo Trần Phương Bình là người chủ mưu, chỉ đạo các nhân viên dưới quyền và các công ty sân sau thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm nên phải chịu trách nhiệm hình sự lớn nhất đối với các hành vi này. Đồng thời, ông Bình cũng phải chịu trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại mà ông và các đồng phạm gây ra.
Sau đó đúng 1 tuần, ông Trần Phương Bình và 9 cựu cán bộ Ngân hàng Đông Á tiếp tục bị khởi tố tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, liên quan đến việc ngân hàng này chi lãi ngoài cho một số tổ chức gửi tiền tại ngân hàng Đông Á.
Thiếu gia, ái nữ tuổi Hợi kế nghiệp kinh doanh gia đình
Những cái tên có thể kể ra ở đây là Minh Nhựa, Louis Nguyễn, Nguyễn Ngọc Huyền My…
“Minh Nhựa” tên thật là Phạm Trần Nhật Minh, Phó Tổng giám đốc Nhựa Long Thành, được biết đến là một thiếu gia nổi tiếng tại TP. HCM với việc sở hữu nhiều siêu xe trị giá hàng chục tỷ đồng khiến cho giới chơi xe tại Việt Nam kiêng dè.
Video đang HOT
Doanh nhân này sở hữu một bộ sưu tập siêu xe thuộc hàng “khủng” nhất cả nước, có thể kể đến như Bugatti Veyron, Lamborghini Murcielago LP670-4 SV, Lamborghini Aventador SV, McLaren 650S Spider, Maserati Granturismo MC Stradale, Ferrari 488 GTB, Rolls-Royce Ghost và Rolls-Royce Phantom…
Góp mặt trong danh sách các thiếu gia, ái nữ tuổi Hợi còn có Louis Nguyễn, sinh năm 1983, có tên Việt Nam là Nguyễn Quốc Khánh. Cha của Louis là ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), mẹ là bà Cristina Serrano, cháu họ của phu nhân cựu Tổng thống Philipines Imelda Marcos.
Louis Nguyễn biết nói 4 thứ tiếng: Anh, Tây Ban Nha, Philipines và Việt Nam, là một doanh nhân bản lĩnh và được chứng minh năng lực khi đảm nhận vai trò quản lý và điều hành nhiều công ty thành viên thuộc tập đoàn IPP.
Tài giỏi, giàu có, nhưng với tính cách trầm lặng, Louis Nguyễn chỉ thực sự được dư luận chú ý khi chính thức sánh đôi cùng “ngọc nữ” Tăng Thanh Hà.
Nguyễn Ngọc Huyền My, ái nữ của bà Nguyễn Thị Như Loan, dù không giữ chức vụ chủ chốt tại Quốc Cường Gia Lai, cũng không nổi đình nổi đám như anh trai mình là Nguyễn Quốc Cường, song cô được coi như “cánh tay phải”, cố vấn cho bà Như Loan trong những vấn đề lớn.
Huyền My cũng là cổ đông lớn thứ hai (sau bà Loan), nắm 39,4 triệu cổ phần, tương đương 14,3% vốn Quốc Cường Gia Lai, so với vỏn vẹn 0,2% của người anh trai.
Bản thân Huyền My hiện đứng tên một số doanh nghiệp quan trọng trong hệ sinh thái Quốc Cường Gia Lai, nổi bật là Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc Cường Land với vai trò phát triển và phân phối các dự án bất động sản cho Quốc Cường Gia Lai.
Ngoài những cái tên kể trên còn có Đỗ Minh Đức, sinh năm 1983, là một trong hai người con của ông Đỗ Minh Phú, ông chủ của Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, cũng là Chủ tịch HĐQT TPBank. Hiện anh là Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Kinh doanh, Marketing Tập đoàn DOJI.
Doãn Chí Thanh (sinh năm 1983) là con trai ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV). Nam Việt có lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh.
CEO SeABank Lê Thu Thủy sinh năm 1983, có thâm niên làm việc hơn 10 năm tại nhà băng này và nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế.
Quốc Cường Gia Lai mượn tiền người thân lãnh đạo
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) cho biết, nợ phải trả tại thời điểm cuối năm đã giảm hơn 350 tỷ đồng, còn chưa đến 6.900 tỷ đồng. Chiếm hơn 70% trong số này là các khoản phải trả ngắn hạn. Bên cạnh thực hiện các khoản vay ngân hàng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động, doanh nghiệp này còn mượn tiền của các cá nhân và tổ chức hơn 580 tỷ đồng.
Trong năm 2018, Quốc Cường Gia Lai đã tất toán nhiều khoản tiền mượn của Công ty Bất động sản Hiệp Phú, Nhà Hưng Thịnh, CVH Sparkle… nên danh mục giảm 1.140 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Dù chưa giải quyết hết tiền mượn của bà Nguyễn Ngọc Huyền My – con gái Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Như Loan, nhưng công ty cũng đã hoàn trả gần 130 tỷ đồng. Bù lại, số tiền mượn từ bà Loan lại tăng lên gần 310 tỷ đồng.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Toàn cảnh xét xử đại án Ngân hàng Đông Á: Vũ 'nhôm' kêu oan, Trần Phương Bình xin lỗi cấp dưới
Gần 1 tháng xét xử đại án Ngân hàng Đông Á, bị cáo Phan Văn Anh Vũ liên tục kêu oan, không nhận tội còn ông Trần Phương Bình nhận tội và xin lỗi cấp dưới vì kéo họ vào lao lý. Vũ "nhôm" kêu oan, đưa tính mạng vợ con ra đặt cược
Ngày 27/11, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản"; "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB).
Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, Vũ "nhôm" liên tục kêu oan. Vũ xin giấy bút ghi tổng cộng 9 trang tài liệu viết tay cho rằng hành vi của mình nêu trong bản cáo trạng truy tố là oan.
Thậm chí khi trả lời thẩm vấn của luật sư nói: "Với tư cách công dân bị cáo có trách nhiệm trả lời các câu hỏi được đặt ra. Bị cáo đem tính mạng của mình, cùng vợ và 6 con ra đặt cược".
Vũ "nhôm" kêu oan, đưa tính mạng vợ con ra đặt cược trong phiên xét xử.
Vũ "Nhôm" phủ nhận cáo buộc chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của DAB và khẳng định số tiền này cùng 13,4 triệu USD là khoản vay cá nhân với ông Bình.
Quá trình xét xử Vũ cho rằng có sự vi phạm tố tụng thể hiện qua việc điều tra viên, kiểm sát viên không cho đối chất là vô căn cứ.
Khi bị VKS đề nghị HĐXX xem xét thái độ của Vũ "nhôm" có ý vu khống cơ quan tố tụng, Vũ nhắc lại các hành vi mà VKS lấy làm căn cứ buộc tội Vũ.
Khi trình bày về biên bản đối chất, Vũ nói mình có "ăn gan trời" cũng không dám nói sai sự thật. Vũ xin HĐXX cho Vũ trình bày hết nội dung buổi đối chất vì nếu Vũ không nói sẽ bị cho là vu khống. Vũ khẳng định nếu có chứng cứ Vũ nói không đúng thì có thể khởi tố Vũ thêm tội Vu khống. Ngược lại, Vũ đề nghị xem xét trách nhiệm những người liên quan.
Nộp 203 tỷ đồng, Vũ 'nhôm' được đề nghị giảm án phạt còn 15-17 năm tù
VKS cho rằng đã thấy rõ Trần Phương Bình với vai trò là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB, là đối tượng chính đã thực hiện các hành vi: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái luật Kế toán, luật các Tổ chức tín dụng và Điều lệ DAB trong quá trình chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ, tín dụng, đầu tư,...
Các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nêu trên là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng Ngân hàng TMCP Đông Á tại thời điểm ngày 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.
Dựa vào hồ sơ vụ án, lời khai các bị cáo và quá trình tranh tụng tại tòa, VKS nhận định hầu hết bị cáo đã thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.
Phan Văn Anh Vũ (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79) với hành vi ký chứng từ nộp khống 200 tỷ đồng để mua cổ phần DAB. Sau khi tăng vốn không thành, DAB trả lại cho Vũ 600 tỷ đồng, bao gồm cả 200 tỷ đồng nộp khống. Số tiền này không phải của Vũ nhưng bị cáo này vẫn chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích riêng.
Tại tòa, Vũ kêu oan không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng dựa vào lời khai của ông Bình và Vinh thì đủ cơ sở khẳng định Vũ biết số tiền này được thu khống. Từ đây, có đủ cơ sở xác định Vũ phạm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Vũ "nhôm" lẽ ra phải chịu mức án trong khung từ 20 năm đến chung thân nhưng Vũ đã tác động gia đình khắc phục 203 tỷ và hứa khắc phục 13,4 triệu USD nên xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Vũ.
VKS đề nghị tuyên phạt Trần Phương Bình chung thân về tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, 20 năm tù tội Cố ý làm trái, tổng hợp là chung thân.
Phan Văn Anh Vũ bị đề nghị 15-17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, tổng hợp bản án cũ là 23-25 năm tù.
Đại diện VKS khẳng định bị cáo Phan Văn Anh Vũ, có hành vi ký chứng từ nộp khống 200 tỷ đồng để mua cổ phần của DAB, sau đó chiếm đoạt. Quá trình điều tra và tại tòa, Vũ không nhận tội, khẳng định mượn tiền ông Bình vì mối quan hệ thân thiết cá nhân, quan hệ dân sự. Tuy nhiên, ông Bình không thừa nhận cho Chủ tịch Công ty Bắc Nam 79 mượn tiền mà hướng dẫn viết và ký giấy tờ khống. Lời khai của ông Bình được cho là phù hợp kết quả điều tra và lời khai của các bị cáo khác.
VKS đánh giá và đề nghị HĐXX tuyên phạt Vũ mức án 15-17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tổng hợp với mức án 8 năm tù của TAND Cấp cao tại Hà Nội là 23-25 năm.
Trần Phương Bình trào nước mắt xin lỗi gia đình, đồng nghiệp
Quá trình xét xử, ông Trần Phương Bình (59 tuổi, nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á - DAB), thừa nhận toàn bộ hành vi cáo trạng truy tố.
Mặt khác ông Bình cũng thừa nhận có lỗi với Vũ "nhôm".
"Bị cáo bản thân là một giáo viên, bị cáo thấy có lỗi với Vũ ở chỗ không thông báo cho Vũ đầy đủ thực trạng hoạt động của DAB. Bị cáo không cho Vũ biết nguồn tiền ở đâu vì muốn ông ấy tin vào khả năng của DAB. Tuy nhiên, ngày 17/1/2014, tại phòng làm việc riêng, bị cáo giải thích cho Vinh lý do ứng quỹ 200 tỷ đồng. Lúc đó Vũ có ở đó nên bị cáo nghĩ Vũ biết rõ nguồn tiền này", bị cáo Bình trình bày trước HĐXX.
Ông Bình cho biết 2 năm ở trại tạm giam và tham dự tòa, ông luôn ân hận về những hành vi phạm tội của mình.
Ông Bình nói có lỗi với Thành ủy, UBND TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước và gửi lời xin lỗi đến các tổ chức, cá nhân. Bị cáo 59 tuổi nhận thức mình có lỗi với cổ đông của DAB, thành viên HĐQT, ban kiểm soát DAB và hơn 3.000 nhân viên DAB.
Đặc biệt, ông thấy có lỗi với 25 bị cáo có mặt trong phiên tòa này. Trong đó, có những bị cáo là cựu cán bộ chiến sĩ. Với mục đích muốn họ có công ăn việc làm nên ông đã cho những người này vào làm việc.
"Bị cáo xin phép HĐXX cho bị cáo được cúi đầu xin lỗi 25 bị cáo, bị cáo tự nguyện kiếp sau, kiếp sau nữa làm thân trâu ngựa để chuộc lỗi này", ông Bình cúi đầu nói.
Trần Phương Bình nhận tội, xin lỗi cấp dưới.
"Bị cáo đã làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của DAB, đã làm ảnh hưởng cổ đông và tập thể DAB. Bị cáo thật lòng gửi lời xin lỗi chân thành đến cổ đông DAB, nhân viên cán bộ DAB. Bị cáo thấy mình có lỗi với gia đình, với vợ vì đã sử dụng tên tuổi họ, làm hoen ố danh dự gia đình bị cáo", ông nghẹn lời rồi trào nước mắt.
Ông Bình cũng xin đề đạt 3 nguyện vọng: Xin HĐXX ra phán quyết xác định Phan Văn Anh Vũ phải chuyển trả 13,4 triệu USD vào Cục thi hành án dân; Xin xem xét những hoàn cảnh cụ thể là cán bộ nhân viên DAB để có sự khoan hồng nhất định với các bị cáo đó; Xin phép được quay lại phía các bị cáo, cúi đầu xin lỗi các nhân viên.
QUANG ANH
Theo VTC
Xử vụ Vũ "nhôm": VKS bác nội dung tự bào chữa của Phan Văn Anh Vũ Ngày 13.12, TAND TP.HCM tiếp tục phần tranh luận vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm"), Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc Nam 79, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á - DAB và 24 bị cáo, gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ cho DAB. Trước đó, trong phần tự bào chữa,...