Đại gia Trịnh Sướng cùng 38 bị can khác đã sản xuất xăng giả thế nào?
Công an tỉnh Đắk Nông đã kết thúc điều tra chuyển Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 39 bị can về tội “ Sản xuất, buôn bán hàng giả” do đại gia Trịnh Sướng cầm đầu.
Ngày 8/6, tin từ Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đã kết thúc điều tra, chuyển Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 39 bị can về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” do đại gia Trịnh Sướng cầm đầu.
Đại gia Trịnh Sướng.
Theo cơ quan điều tra, ngày 30/5/2019, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tổ chức bắt quả tang hành vi phạm tội của nhóm đại gia Trịnh Sướng.
Thời điểm này, tàu Gia Thành 7 của Công ty TNHH Gia Thành do Trương Như Tuyết làm Giám đốc (thực tế, Trịnh Sướng – Giám đốc Công ty Mỹ Hưng điều hành hoạt động) đang bơm 419.586 lít Toluene, MTBE đã pha trộn với 180.000 lít xăng A95 lên bồn chứa xăng A95 (T8) của Kho xăng dầu Ressol (thuộc Công ty Cổ phần Thương mại hóa dầu Ressol) để tạo thành 1,5 triệu lít xăng giả.
Video đang HOT
Hàng ngàn lít dung môi bị công an thu giữ.
Trước đó, Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện nhiều cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu trên địa bàn được các đối tượng chào bán xăng với chiết khấu cao hơn nhiều lần so với mặt bằng chung, từ 2.800 – 4.000 đồng/lít. Từ manh mối này, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức điều tra bóc gỡ từng “mắt xích” cho đến khi tổ chức bắt quả tang các đối tượng chế tạo xăng giả.
Quá trình điều tra, Công an tỉnh Đắk Nông xác định, Công ty Mỹ Hưng của đại gia Trịnh Sướng có 8 cửa hàng xăng dầu. Đại gia Trịnh Sướng chỉ đạo, điều hành hoạt động của Công ty TNHH Gia Thành và sở hữu 75% cổ phần (do con trai là Trịnh Thành Hưng đứng tên) của Công ty cổ phần thương mại hóa dầu Ressol.
Công an kiểm tra công ty do đại gia Trịnh Sướng làm giám đốc.
Trong quá trình kinh doanh xăng dầu, đại gia Trịnh Sướng đã biết được cách sản xuất xăng bằng cách pha chế dung môi với xăng nền, hóa chất tăng RON và hỗn hợp màu Azo để tạo thành xăng A95, E5 RON 92 giả.
Từ đó, đầu tháng 1/2017 đến ngày 30/5/2019, đại gia Trịnh Sướng đã chi hơn 2.000 tỷ đồng mua hàng trăm triệu lít dung môi, hóa chất các loại. Với số dung môi này, đại gia Trịnh Sướng cùng các bị can đã tổ chức pha chế, sản xuất ra hơn 137 triệu lít xăng và gần 1,6 triệu lít dầu DO giả. Tổng số lượng hàng giả tương đương với số lượng hàng thật trị giá hơn 2.500 tỉ đồng.
Toàn bộ số hàng giả này đại gia Trịnh Sướng đã bán ra thị trường gần hết thông qua 337 cửa hàng, thu lợi bất chính hơn 107 tỉ đồng. Để che giấu doanh số bán ra, đại gia Trịnh Sướng đã thuê người chỉnh đồng hồ đếm tổng của trụ bơm nhằm cân đối đầu vào, đầu ra.
Đối với hệ thống đại lý phân phối, đại gia Trịnh Sướng bán hàng nhưng không xuất hóa đơn và thanh toán tiền bằng hình thức trả tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.
Truy tố 4 bị can trong đường dây buôn bán trang phục phòng dịch giả
Do hám lợi, Trương Thị Bình cùng đồng phạm là Hoàng Văn Tới, La Văn Thi và Nguyễn Đức Việt Anh đã mua các bộ trang phục bảo hộ rời, in tem nhãn mác giả rồi đem đi tiêu thụ.
Trang phục phòng dịch giả mạo nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà. (Nguồn: TTXVN)
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can trong vụ án Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ y tế Đức Anh (viết tắt là Công ty Đức Anh, địa điểm kinh doanh số 5, ngõ 178, phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) buôn bán, làm giả hàng nghìn bộ trang phục y tế phòng dịch.
Bốn bị can bị truy tố về cùng tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả" theo quy định tại Điều 192, khoản 3, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm Trương Thị Bình (sinh năm 1982, Phó Giám đốc Công ty Đức Anh), La Văn Thi (sinh năm 1982, Giám đốc kinh doanh Công ty Đức Anh), Nguyễn Đức Việt Anh (sinh năm 1987, nhân viên kinh doanh của Công ty Đức Anh), Hoàng Văn Tới (sinh năm 1989, nhân viên Khoa Khám bệnh của một bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội).
Theo cáo trạng, ngày 8/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh vật tư, thiết bị y tế đối với Công ty Đức Anh.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện, các nhân viên Công ty Đức Anh đang đóng gói bộ trang phục phòng dịch có dấu hiệu làm giả bộ trang phục phòng dịch của Công ty Cổ phần Dược và thiết bị y tế Phúc Hà (viết tắt là Công ty Phúc Hà, địa chỉ tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn in và dịch vụ thương mại Quang Trung (viết tắt là Công ty Quang Trung, địa chỉ tại Khu đô thị Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Qua xác minh, cơ quan điều tra đã kết luận mặc dù biết rõ Nhà nước nghiêm cấm việc sản xuất, buôn bán, lưu thông trên thị trường Việt Nam những hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chất lượng của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đã đăng ký bản quyền và được bảo hộ tại Việt Nam, nhưng do hám lợi, từ tháng 1/2020 đến ngày 8/4, Trương Thị Bình cùng đồng phạm là Hoàng Văn Tới, La Văn Thi và Nguyễn Đức Việt Anh đã có hành vi mua các bộ trang phục bảo hộ rời, in tem nhãn mác giả các nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà và Công ty Quang Trung.
Sau đó, đối tượng chỉ đạo nhân viên đóng gói, dán tem thành bộ trang phục bảo hộ hoàn chỉnh, đem bán thu lời bất chính.
Tổng số hàng hóa Trương Thị Bình làm giả là 14.587 bộ trang phục phòng dịch giả, tương đương với hàng thật trị giá hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, hàng giả nhãn mác của Công ty Phúc Hà là 4.285 bộ (tương đương hàng thật trị giá gần 720 triệu đồng), hàng giả nhãn mác Công ty Quang Trung là 10.302 bộ (tương đương hàng thật trị giá 365 triệu đồng).
Trong số 4.285 bộ trang phục phòng dịch giả nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà, Bình cùng đồng phạm đã bán 2.970 bộ cho 7 cá nhân, tổ chức; còn lại 1.315 bộ chưa kịp tiêu thụ đã bị phát hiện, thu giữ.
Viện Kiểm sát xác định trong vụ án này, bị can Trương Thị Bình là đối tượng chủ mưu, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
La Văn Thi và Nguyễn Đức Việt Anh là đồng phạm giúp sức, tham gia bàn bạc cùng Trương Thị Bình sản xuất, buôn bán hàng giả, giúp Bình đặt in tem nhãn giả của Công ty Phúc Hà, trực tiếp tham gia làm giả bộ trang phục bảo hộ y tế.
Trong số 4.285 bộ trang phục phòng dịch giả, Hoàng Văn Tới là đối tượng bán 4.000 bộ (tương đương giá trị hàng thật là 672 triệu đồng) cho Trương Thị Bình để Bình bán lại kiếm lời.
Tòa án quân sự giảm án tù cho cựu đại tá quân đội Cựu đại tá Trần Văn Đồng (cựu Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Xây dựng Lũng Lô) được cấp phúc thẩm giảm án năm tù. Cựu đai tá Trần Văn Đồng (ngồi xe lăn), được giảm án 1 năm tù. Ảnh: T.M Gần 21h tối 22/7, phiên tòa phúc thẩm của Tòa án quân sự Trung ương, xử vụ sai phạm đối với...