‘Đại gia thủy sản’ trốn ra nước ngoài: 784 tỉ đã bốc hơi như thế nào?
Ngày 22.7, TAND tỉnh Sóc Trăng tiếp tục xét xử sơ thẩm ngày thứ 3 vụ ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam (gọi tắt là công ty Phương Nam, địa chỉ phường 7, TP.Sóc Trăng), làm rõ hành vi của 5 ngân hàng làm thất thoát số tiền trên 784 tỉ đồng.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ ngân hàng tại phiên xét xử sơ thẩm – Ảnh Trần Thanh Phong
Hội đồng xét xử (HĐXX) đã hỏi bị cáo Nguyễn Thị Bích Dung (nguyên phó giám đốc phụ trách tín dụng) về số tiền mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng bị công ty Phương Nam lừa đảo chiếm đoạt hơn 77 tỉ đồng.
Bị cáo Dung khai từ năm 2008 – 2012, khi công ty Phương Nam liên hệ có nhu cầu vay vốn, Dung đã phân công bị cáo Lâm Quốc Tuấn (nguyên trưởng phòng khách hàng) chỉ đạo cho bị cáo Huỳnh Thị Ngọc Huệ (cán bộ phòng khách hàng cùng thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng) thực hiện việc thẩm định tài sản để giải quyết cho công ty Phương Nam vay vốn.
Bị cáo Dung cũng cho rằng mình không “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” như cáo trạng đã truy tố. Bị cáo Dung khẳng định quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục để giải quyết cho công ty Phương Nam vay vốn được thực hiện chặt chẽ, đúng theo quy định, hướng dẫn của ngân hàng mình.
Trả lời HĐXX về việc bị cáo có làm tròn trách nhiệm được lãnh đạo ngân hàng phân công hay “chỉ đi thẩm định qua loa”, bị cáo Huệ nói khi đi thẩm tra bị cáo dựa vào các số liệu tài chính do công ty Phương Nam cung cấp và tham khảo các thông tin thống kê thương mại chính thống khác.
Tuy nhiên, bị cáo Huệ cũng thừa nhận trước HĐXX là mình vẫn còn một số thiếu sót như chỉ dựa vào báo cáo nhập, xuất, hàng tồn kho của công ty Phương Nam; không kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo tiền vay, chỉ bốc mẫu hàng tồn kho kiểm tra chứ không kiểm điếm số lượng cụ thể.
Video đang HOT
Trả lời HĐXX về khoản thất thoát hơn 77 tỉ đồng vì không có khả năng thu hồi, bị cáo Dung và đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng khẳng định ngân hàng không bị thiệt.
Bị cáo Dung lý giải đó chỉ là nợ quá hạn, ngân hàng đang cơ cấu lại nợ nên có thể thu hồi được vốn từ công ty Phương Nam vay.
Mặc khác giá trị hàng tồn kho gần 41 tỉ đồng, bị cáo Dung nói đó là tài sản đảm bảm hàng tồn kho do công ty Phương Nam đầu tiên thế chấp cho ngân hàng (trước 4 ngân hàng còn lại). Do đó, bị cáo Dung yêu cầu HĐXX giải quyết số tiền gần 41 tỉ đồng hàng tồn kho giao cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.
Chiều cùng ngày (22.7), HĐXX tiếp tục xét hỏi các ngân hàng về số tiền thiệt hại do công ty Phương Nam lừa đảo chiếm đoạt hơn 784 tỉ đồng.
Tin, ảnh: Trần Thanh Phong
Theo Thanhnien
'Đại gia thủy sản' trốn ra nước ngoài: Nâng khống từ 111 lên 1.700 tỉ đồng
Ngày 21.7, ngày thứ 2, TAND tỉnh Sóc Trăng đưa ra xét xử sơ thẩm vụ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Phương Nam (P.7, TP.Sóc Trăng). HĐXX làm rõ các giấy tờ nâng khống hàng tồn kho, báo cáo kinh doanh từ lỗ thành lãi để công ty vay vốn chiếm đoạt số tiền trên 784 tỉ đồng của 5 ngân hàng.
Trịnh Thị Hồng Phượng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm - Ảnh: Trần Thanh Phong
Hôm nay 21.7, ngày thứ 2 TAND tỉnh Sóc Trăng đưa ra xét xử sơ thẩm vụ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại công ty Phương Nam (P.7, TP.Sóc Trăng). Hội đồng xét xử (HĐXX) làm rõ các giấy tờ nâng khống hàng tồn kho, báo cáo kinh doanh từ lỗ thành lãi để công ty vay vốn chiếm đoạt số tiền trên 784 tỉ đồng của 5 ngân hàng.
Trả lời HĐXX về cáo trạng truy tố Lâm Minh Mẫn (35 tuổi, nguyên kế toán trưởng công ty Phương Nam) có chỉ đạo cấp dưới làm các chứng từ khống để vay vốn ngân hàng? Bị cáo Mẫn khai không chỉ đạo nhân viên mà chính Mẫn trực tiếp làm các giấy tờ nâng khống hàng tồn kho, mục đích để báo cáo ngân hàng sau khi vay được vốn, chứ không phải nâng khống để gửi ngân hàng xin vay vốn.
Khi được HĐXX hỏi vì sao công ty kinh doanh thua lỗ nhưng lại lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế là công ty kinh doanh có lãi? Bị cáo Mẫn khai để công ty tiếp tục hoạt động, tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động nên đã thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của ông Lâm Ngọc Khuân (62 tuổi, Chủ tịch HĐQT công ty Phương Nam) làm các báo cáo tài chính, thanh quyết toán từ năm 2008 - 2012 là kinh doanh có lãi để gửi các ngân hàng nhằm mục đích vay vốn.
Mẫn khai, từ năm 2008 - 2012, hàng tồn kho của công ty trị giá khoảng 111 - 285 tỉ đồng, bị cáo bị ông Khuân ép phải nâng khống giá trị tài sản bảo đảm là hàng tồn kho lên đến 1.700 tỉ đồng. Với cùng một món hàng tồn kho được kê khống công ty Phương Nam đã thế chấp vay vốn ở 8 ngân hàng được gần 1.600 tỉ đồng. Bị cáo Mẫn nói nếu không làm các giấy tờ khống sẽ bị ông Khuân cho nghỉ việc.
Bị cáo Mẫn khai làm theo chỉ đạo, các con số hàng tồn kho, kinh doanh từ lỗ thành lãi đều lo ông Khuân quyết định. Ông Khuân là người tự thương lượng và tự ký kết các hộp đồng vay vốn các ngân hàng. Bị cáo Mẫn nói, khi vay vốn các ngân hàng, công ty thế chấp bằng tài sản đảm bảo là hàng tồn kho, tài sản công ty, tài sản gia đình ông Khuân. Nhưng thực chất chỉ là báo cáo khống hàng tồn kho.
Còn các ngân hàng khi thẩm định, cũng đến chụp ảnh kho hàng qua loa rồi làm thủ tục giải ngân cho vay vốn. Mẫn lý giải nguyên nhân các ngân hàng dễ giải trong khâu thẩm định là do quá tín nhiệm công ty Phương Nam nhiều năm làm ăn có uy tín, có tài sản giá trị nên đồng ý cho vay.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ ngân hàng tại phiên xét xử sơ thẩm - Ảnh Trần Thanh Phong
Bị cáo Mẫn khai thêm, ban đầu làm báo cáo hàng tồn kho, báo cáo thuế, báo cáo kinh doanh thua lỗ hàng năm đều làm đúng, nhưng khi trình lên thì ông Khuân sửa bằng tay, nâng khống các số liệu rồi yêu cầu bị cáo phải chỉnh sửa lại.
Trả lời HĐXX về việc được ông Khuân ủy quyền cho điều hành mọi hoạt động công ty từ lúc ông bỏ ra nước ngoài, bị cáo Trịnh Thị Hồng Phượng (35 tuổi, nguyên Phó giám đốc công ty Phương Nam) nói mình ký khống các giấy tờ là sai, nhưng không rõ trách nhiệm, hậu quả. Bởi trách nhiệm điều hành chính vẫn do ông Khuân. "Bị cáo cũng tin tưởng số liệu từ kế toán nên ký đại", Phượng tỏ ra ngây thơ.
Phượng cho rằng mình không phải là đồng phạm giúp sức Khuân lừa đảo chiếm đoạt số tiền 784 tỉ đồng của các ngân hàng. Việc ký các giấy tờ tài chính, nâng hàng tồn kho, báo cáo kinh doanh, báo cáo thuế của công ty có lãi, bị cáo Phượng cho rằng mình không biết, không hay, chỉ nghe nói báo cáo kinh doanh hàng năm của công ty đều có lãi.
Các hồ sơ do bị cáo ký không đúng thực tế công ty là làm theo chỉ đạo của ông Khuân, chỉ đến khi Cơ quan CSĐT vào cuộc điều tra, bị cáo mới biết mình ký là sai, Phượng nói.
Bị cáo Phượng khai các giấy tờ do bộ phận kế toán soạn sẵn rồi bị cáo ký xác nhận và hoàn toàn không hưởng lợi đồng nào từ tiền lừa đảo của ông Khuân.
HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo có liên quan.
Trần Thanh Phong
Theo Thanhnien
Hàng chục lãnh đạo, cán bộ ngân hàng ở miền Tây bị đưa ra tòa 25 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ 5 chi nhánh ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang và Bạc Liêu bị truy tố tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Lâm Minh Mẫn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm - Ảnh Trần Thanh Phong Ngày 20.7, TAND tỉnh Sóc Trăng...