Đại gia thuỷ sản ở miền Tây đi Trung Quốc rồi “mất tích”
Hai vợ chồng đại gia thuỷ sản ở miền Tây đi Trung Quốc đến nay vẫn không thấy về, khiến người dân bán cá tra cho công ty này rơi vào cảnh khốn đốn.
Ngày 10/2, liên quan đến việc đại gia thuỷ sản ở An Giang ôm hàng chục tỉ đồng đi nước ngoài công tác đến nay vẫn chưa thấy về khiến người dân bán cá tra hoang mang, diễn biến mới nhất UBND tỉnh đã có thông tin ban đầu về vụ việc.
Chủ công ty Thuận An đi Trung Quốc đến nay vẫn chưa về
Theo UBND tỉnh An Giang, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco, An Giang) là ông Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty và bà Nguyễn Thị Huệ Trinh, Tổng Giám đốc công ty (ông Sơn và bà Trinh là vợ chồng – PV).
Theo báo cáo của công ty và cơ quan chức năng, ông Sơn và bà Trinh đã đi Trung Quốc tham dự hội chợ nghề cá ở Trung Quốc từ ngày 29/10/2016 đến nay vẫn chưa trở về.
Video đang HOT
Việc tham dự hội chợ này là theo chương trình xúc tiến thương mại của công ty, hiện cơ quan chức năng đang xác minh sự vắng mặt của người đại diện pháp luật công ty.
Từ khi ông Sơn và bà Trinh vắng mặt, ông Hoàng Hữu Thành, Phó Tổng Giám đốc công ty đã điều hành hoạt động của công ty theo giấy ủy quyền. Công ty hiện đang nhận gia công cho công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Nguồn thu từ hoạt động này dùng để trả lương cho công nhân và duy trì hoạt động công ty.
Người dân nuôi cá tra nằm trong chuỗi liên kết, tiêu thụ cá tra ở An Giang đang đứng ngồi không yên.
Các hộ dân vay vốn từ Agribank An Giang và bán cá cho công ty Thuận An có 2 dạng. Theo đó, một dạng thuộc dự án chuỗi và một dạng ngoài dự án chuỗi. Đối với hộ dân nuôi cá trong chuỗi, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập tổ xử lý dự án này.
Thành phần tổ xử lý bao gồm Sở Công thương, Sở NNPTNT, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chi nhánh Agribank An Giang và một số đơn vị có liên quan. Tổ xử lý nợ này sẽ có nhiệm vụ xây dựng phương án thu hồi nợ dự án chuỗi và xem xét xử lý từng hộ dân thuộc dự án.
Theo tìm hiểu, hiện nay tài chính của công ty đang gặp khó khăn, nên khi nông dân đến đòi nợ công ty đã mở kho để giao cá đã phi-lê cho nông dân để cấn trừ nợ với số lượng khoảng 700-800 tấn.
Bản ông ông Thành là phó giám đốc công ty nhưng hiện tại không liên hệ được với bà Trinh.
Theo Vietnamnet
5.000 kg mắm cá tra có dòi bò lúc nhúc ở miền Tây
Khi đoàn đến kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất mắm thì phát hiện gần 5.000 kg mắm cá tra có dòi bò lúc nhúc và nguyên liệu chứa chất cấm.
Ngày 26/9, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Vĩnh Long cho biết đã ra quyết định xử phạt 13 triệu đồng đối với cơ sở sản xuất chế biến mắm cá tra do ông Nguyễn Văn Tại (ấp Phước Thọ, xã Quới An, huyện Vũng Liêm) làm chủ.
Mắm cá tra có dòi bị buộc tiêu huỷ.
Trước đó, qua kiểm tra độ xuất vào ngày 15/9, ngành chức năng phát hiện cơ sở của ông Tại sản xuất 5.000 kg mắm cá tra có dòi đang bò lúc nhúc, không có ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.
Đoàn đã lấy mẫu và gởi đi phân tích cho thấy, nguyên liệu làm mắm có chứa Enroflosacin, đây là chất cấm sử dụng trong trong nuôi trồng thủy sản.
Ngoài bị phạt hành chính, Chi cục ATVSTP còn buộc chủ cơ sở tiêu hủy 5.000 kg mắm chứa dòi và đình chỉ hoạt động 2 tháng do không đảm bảo điều kiện vệ sinh và thiếu các giấy tờ liên quan đến ATVSTP.
Theo_Zing News
Loạn thị trường cá tra Miền Tây do có "bàn tay" thương lái Trung Quốc Cùng một số nguyên nhân khách quan thì yếu tố làm loạn thị trường của các thương lái Trung Quốc đã làm cho vùng nuôi cá tra miền Tây hỗn loạn. Giá cá tra nguyên liệu vùng ĐBSCL đã sụt giảm xuống mức kỷ lục. Người nuôi từ tâm trạng phấn khởi do có lợi nhuận những từ những tháng đầu năm, nay...