“Đại gia thủy sản” cùng nhiều cán bộ ngân hàng hầu tòa
Ngày 15/1, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo liên quan đến các tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;”Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo trước vành móng ngựa
Các bị cáo trong vụ án gồm: Nguyễn Hồng Quân (nguyên giám đốc công ty An Khang) và con gái Nguyễn Thị Thu Sương (phó giám đốc An Khang) và nhiều cán bộ ở một số ngân hàng.
Theo cáo trạng của VKS, Công ty TNHH An Khang (Công ty An Khang), tại KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ do Nguyễn Hồng Quân (SN 1949) làm giám đốc chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy sản.
Từ năm 2009, Nguyễn Hồng Quân giao quyền cho Nguyễn Thị Thu Sương (SN 1975, con gái Quân) điều hành hoạt động của Công ty An Khang. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011, doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, báo động tài chính không cân đối.
Video đang HOT
Nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp, chi tiêu cá nhân, Sương đã vay tiền bên ngoài với lãi suất cao để tiếp tục bám trụ kinh doanh. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó khăn và dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Cha con ông Quân tiếp tục dùng toàn bộ tài sản chung và riêng cầm cố ngân hàng để đáo hạn trả nợ. Công ty An Khang đã dùng những tài sản lập khống vay vốn của 5 tổ chức tín dụng có chi nhánh tại TP.Cần Thơ.
VKSND TP Cần Thơ truy tố cha con ông Quân vì cho rằng hai người đã chỉ đạo thuộc cấp lập khống bảng tổng hợp chi tiết hàng tồn kho gồm cá tra phi lê và chả cá để nâng giá trị thật từ ngoài 6,5 tỉ đồng lên trên 31,7 tỉ đồng nhằm vay lượng tiền lớn.
Bằng hình thức tương tự và số hàng tồn kho như trên, cha con ông Quân làm khống thêm một bộ hồ sơ khác để vay của một ngân hàng thương mại có chi nhánh ở Cần Thơ và chiếm đoạt trên 11 tỉ đồng. Với những thủ thủ đoạn tương tự như trên, Nguyễn Thị Thu Sương và cha mình đã lập 7 hợp đồng khống để giải ngân ở một số tổ chức tín dụng với số tiền trên 118 tỉ đồng, chiếm đoạt trên 75 tỉ đồng.
Dự kiến, vụ án được xét xử trong 3 ngày.
Phạm Tâm
Theo Dantri
7 người bị bắt oan được bồi thường gần 500 triệu đồng
Liên quan đến vụ "7 ông Chấn ở Sóc Trăng", sáng 14/1, VKSND tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành trả tiền bồi thường cho những người bị bắt oan trong vụ án oan sai gây chấn động miền Tây.
Hai thanh niên nhận tiền bồi thường đầu tiên là Khâu Sóc và Trần Văn Đỡ, cùng huyện Trần Đề. Trong đó Khâu Sóc được bồi thường 72 triệu đồng (làm tròn số - PV), Trần Văn Đỡ được nhận 74 triệu đồng (số tiền này đã bao gồm cả 20 triệu đồng được tạm ứng cho mỗi người trước đây).
Theo đại diện VKS, 5 người còn lại là Trần Hol, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl, Trần Cua và Nguyễn Thị Bé Diễm được bồi thường vào chiều 14/1 và ngày 15/1.
Theo danh sách của VKSND tỉnh Sóc Trăng, Thạch Mươl nhận bồi thường 66 triệu đồng; Nguyễn Thị Bé Diễm nhận 67 triệu đồng; Khâu Sóc và Trần Cua mỗi người 72 triệu đồng; Trần Văn Đỡ, Trần Hol và Thạch Sô Phách mỗi người cùng được 74 triệu đồng.
Như đã phản ánh, rạng sang ngày 06/7/2013, người dân ở ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trền Đề phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng, ngụ tại ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề (chạy xe ôm) bị giết chết với nhiều vế thương trên cơ thể.
Qua điều tra, cơ quan CSĐT công an Sóc Trăng đã bắt giam Thạch Mươl, Khâu Sóc, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Trần Hol và Thạch Sô Phách về tội "giết người", còn Nguyễn Thị Bé Diễm bị bắt về tội "Không tố giác tội phạm".
Sau khi hoàn tất hồ sơ điều tra thì bất ngờ Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ Kiên Giang) và Phan Thị Kim Xuyến (ngụ Trần Đề) đến cơ quan công an thừa nhận mình là người giết xe ôm Lý Văn Dũng với ý đồ cướp tài sản. Đến lúc đó, 7 thanh niên nói trên mới được minh oan.
PV
Theo Dantri
Thanh tra phát hiện sai phạm hơn 33 tỷ đồng trong năm 2014 Thanh tra Bắc Giang cho biết, qua thanh tra đã phát hiện sai phạm với tổng số tiền là hơn 33 tỷ đồng và 93.321 m2 đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách 10,2 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hơn 22,8 tỷ đồng. Tại buổi...