Đại gia Thanh “sắt” và những việc làm “coi trời bằng vung”
Bài điều tra “ Lâu đài gà vàng” của đại gia Thanh “sắt” thách đố chính quyền, Ủy ban Nhân dân phường Nghĩa Đô “né” thông tin về “Lâu đài gà vàng”. Mở rộng điều tra, chúng tôi còn phát hiện hàng loạt sự việc thể hiện sự coi thường pháp luật, dùng đồng tiền để làm những việc sai trái khiến dư luận bất bình với “đại gia” này…
Đầu năm 2014, hàng loạt tờ báo lớn đưa tin bài ca ngợi “tấm gương” một thanh niên con một đại gia ở Hà Nội gác lại dự định du học để ra Trường Sa thực hiện nghĩa vụ quân sự. Có tờ báo, kể cả kênh truyền hình Quốc gia cũng bình luận “Tổ quốc cần lắm những con người như thế” (!). Nhưng sự thật về Binh nhì Nguyễn Quốc Đức, con trai ông Nguyễn Quốc Thanh (tức đại gia Thanh “sắt”, khi đó là chiến sĩ thuộc Phân đội Pháo PK37 tại đảo Trường Sa Lớn (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) không phải như vậy.
Đức là con thứ hai trong gia đình có 5 anh em. Về việc Nguyễn Quốc Đức ra Trường Sa, được một số tờ báo thuật rằng, hầu như cả thời học phổ thông trung học từ năm 2006 đến 2010, Đức học ở New Zealand và Australia. Đức kể: “Một lần cháu nghe bạn của bố mẹ cháu nói chuẩn bị cho con sang New Zealand học. Cháu rất thích ra nước ngoài học tập. Thế là bố mẹ lo cho sang New Zealand học”. Năm 2006 mới 11 tuổi Đức sang New Zealand. Đức nói, tính Đức tò mò, rất thích khám phá. Vì vậy mỗi năm Đức chuyển một trường, đến một thành phố khác để vừa học vừa khám phá. 7 năm học, 5 năm ở New Zealand, 2 năm ở Australia đã đủ những trải nghiệm cho cậu học trò 18 tuổi. “Chuyển trường nhiều như vậy, nhưng thành tích học tập của cháu năm nào cũng tốt, nhận giấy khen của trường nữa đấy chú ạ!” – Đức khoe trên một tờ báo.
Ông Nguyễn Quốc Thanh trong vai một cán bộ cấp cao nên được ra thăm và gặp con trai ở Trường Sa
Sau đó, vẫn theo lời kể của nhân vật này, đầu năm 2013, Đức về nước phụ giúp bố công việc kinh doanh. Định bụng là lao ra thương trường một thời gian, có chút kinh nghiệm rồi sẽ đi học tiếp đại học ở nước ngoài. Nhưng sau đó, cậu ta đã cùng với bạn bè tham gia một khóa huấn luyện “Học kỳ quân đội” ở Thái Nguyên và khi khoác lên mình chiếc áo nhà binh, cậu bỗng nổi hứng: “ Sao không theo nghiệp nhà binh nhỉ?” và “quyết luôn” sẽ vào bộ đội. Đức đã về nhà trình bày nguyện vọng với gia đình xin cho nhập ngũ và dù bố mẹ thương, không muốn cho “đi lính vì sợ con trai vất vả”, Đức vẫn thuyết phục bố mẹ rồi nộp đơn lên phường xin nhập ngũ. Về lý do chọn ra Trường Sa, nhân vật này giãi bày: “Khi còn học ở nước ngoài, cháu có đọc và biết nhiều về Trường Sa, Hoàng Sa là nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc, đang cần những thanh niên có ý chí và sức vóc canh trời, canh biển. Cháu nung nấu ước mơ được một lần ra với đảo, được đóng góp một phần công sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Tuy nhiên, sự thật Nguyễn Quốc Đức không phải là một học trò ngoan. Chính trong một bài trên VnExpress đã viết: “Sau đó, cậu học hành sa sút dần vào những năm cuối cấp. Được gia đình chu cấp đầy đủ, lại đang tuổi ăn, tuổi chơi nên Đức lơ là học tập”. Một video clip được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam dịp đầu xuân 2014 đã phản ánh chân thật hơn cả về quá khứ của nhân vật này với những tình tiết như: Chơi bời, quậy phá, trước lúc ra đảo chủ yếu ăn chơi, lên sàn… Chính cậu ta cũng nói với phóng viên truyền hình: “Trước khi tôi nhập ngũ thì cuộc sống rất nhàn hạ, suốt ngày chỉ đi ăn, đi chơi, tụ tập bạn bè hát hò, rồi lên quán bar”. Cậu ta thừa nhận từng có một quá khứ “vô nghĩa”, “ưa tận hưởng cuộc sống, thích những phút giây điên cuồng trong đêm”. Phóng sự còn đưa hình ảnh cậu ta cởi trần, xăm trổ khắp người.
Trường Sa không cần những “quân nhân lẻ” như vậy!
Nhìn lại việc chiến sĩ Nguyễn Quốc Đức ra Trường Sa cũng như một số trường hợp khác, sẽ thấy nhiều điều bất cập ở đây. Theo Luật nghĩa vụ quân sự và các văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ Quốc phòng quy định, không hề có khoản mục nào đối với việc tuyển những quân nhân riêng lẻ ra Trường Sa để rèn luyện. Cụ thể, theo Thông tư số: 07/2012/TT-BQP ngày 3/2/2012 của Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phùng Quang Thanh ký, quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ thì những trường hợp được tuyển lẻ là tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ ngoài chỉ tiêu tuyển quân hằng năm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Có hai đối tượng được tuyển lẻ. Đối tượng thứ nhất, tuyển lẻ theo nhu cầu biên chế, yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và các nhiệm vụ đặc biệt gồm: Đào tạo phi công quân sự; đào tạo sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật ở trong nước và nước ngoài; vận động viên ở các đoàn (đội) thể thao Quân đội; Diễn viên, nhạc công… ở các nhà hát, đoàn (đội) nghệ thuật chuyên nghiệp, quân nhạc chuyên nghiệp; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của quân đội. Đối tượng tuyển lẻ thứ hai theo kế hoạch tuyển sinh quân sự của Bộ Quốc phòng. Tại Điều 6 của thông tư quy định rõ các đối tượng tuyển lẻ theo yêu cầu nhiệm vụ theo trình tự: Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có nhu cầu tuyển lẻ: Xây dựng kế hoạch, kiểm tra, xác định đối tượng tuyển lẻ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; lập báo cáo đề nghị Bộ Tổng tham mưu (qua Cục Quân lực); chỉ đạo đơn vị được tuyển lẻ liên hệ với địa phương có công dân tuyển lẻ để triển khai thực hiện quyết định tuyển lẻ của Tổng Tham mưu trưởng.
Đối chiếu với những quy định trên thì chiến sĩ Nguyễn Quốc Đức này hoàn toàn không phải là trường hợp đặc biệt thuộc đối tượng tuyển lẻ. Còn đối tượng tuyển quân theo chỉ tiêu hằng năm, riêng năm 2013 cũng không có chỉ tiêu tuyển quân ra Trường Sa ở nơi Nguyễn Quốc Đức đăng ký hộ khẩu thường trú. Vậy thì rõ ràng, việc ra Trường Sa này không phải là “xung phong”, “thuyết phục gia đình”. Dư luận đặt câu hỏi, vì sao một thanh niên bình thường, vừa học tập và sinh sống ở nước ngoài về, trước đó lại chơi bời làm bố mẹ buồn phiền nhiều như chính cậu ta thú nhận với báo chí, vì sao lại được “tuyển lẻ” vào một đơn vị như vậy? Đó là chưa kể theo Thông tư số 167/2010/TT-BQP ngày 19/11/2000 của Bộ Quốc phòng vẫn do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký có quy định rõ: “Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào quân đội”.
Vậy mà Đức có rất nhiều hình xăm trên cơ thể vẫn được nhập ngũ.
Trường Sa là tuyến đầu của Tổ quốc, là nơi cần tuyển chọn những quân nhân có lý lịch rõ ràng, trong sạch, có hạnh kiểm và sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chứ không phải là nơi giáo dục, rèn luyện các “quý tử” hư hỏng. Yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu rất cao, nhất là khi tình hình biển đảo đang nóng như hiện nay. Điều gì sẽ xảy ra khi những quân nhân “công tử” không chịu rèn luyện, thường xuyên uống rượu say, sinh hoạt xa hoa với rượu mạnh như vậy? Đó không còn là chuyện riêng của cá nhân mà còn ảnh hưởng tới môi trường kỷ luật, nền nếp công tác, chế độ chiến đấu của một đơn vị có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong bảo vệ biển đảo hiện nay.
Được biết, sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Bộ Quốc phòng phát hiện Nguyễn Quốc Đức nhập ngũ có những điều khuất tất nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc. Sau đó, Bộ Tư lệnh vùng 4 – Quân chủng Hải quân đã cho Nguyễn Quốc Đức xuất ngũ (Quyết định số 02/QĐ-XN, ngày 12/8/2014 do Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng vùng 4 ký (xuất ngũ trước thời hạn), lý do: “Không đủ tiêu chuẩn chính trị phục vụ trong quân đội”. Sau đó, thanh niên này đã rời đơn vị trở về đất liền. Theo các sĩ quan từng công tác ở cơ quan tham mưu, đây là trường hợp bị loại ngũ.
Cũng liên quan tới nhân vật Nguyễn Quốc Đức, hoàn toàn trái ngược với thông tin báo chí đưa “năm nào cũng được khen thưởng khi đi du học”, mở rộng điều tra, chúng tôi đã phát hiện thanh niên này còn sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Mặc dù thông tin với báo chí là đi du học và sống ở Hà Nội từ nhỏ nhưng Nguyễn Quốc Đức lại có bằng tốt nghiệp THPT ở trong nước do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cấp. Theo thông tin trên bằng thì Đức tốt nghiệp tại Trường THPT Tĩnh Gia 5.
Làm việc với báo chí, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chuyên viên phòng cấp phát bằng tốt nghiệp Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa xác minh danh sách thí sinh được cấp bằng tốt nghiệp THPT năm học 2011-2012 huyện Tĩnh Gia và tỉnh Thanh Hóa không có tên học sinh Nguyễn Quốc Đức, số bằng cấp của người cuối cùng ở huyện Tĩnh Gia là: 551079055. Số bằng ghi trong giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT của Nguyễn Quốc Đức, sinh năm 1995 lại là 551080326 sang huyện khác. Có thể khẳng định: Bằng tốt nghiệp THPT Tĩnh Gia 5 của Nguyễn Quốc Đức do Phó giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa Lê Văn Hoa ký là bằng giả… Thế nhưng, đến nay, việc sai phạm này vẫn chưa được làm rõ.
Mở rộng điều tra, phóng viên còn nhận được nhiều thông tin khác, phản ánh sai phạm nghiêm trọng về sử dụng đất đai của ông Nguyễn Quốc Thanh tại quận Cầu Giấy. Theo đơn thư tố cáo, ông Nguyễn Quốc Thanh và ông Lê Danh Cường, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy, ông Nguyễn Bá Thuận, nguyên Phó chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô (nay công tác tại nhà văn hóa quận Cầu Giấy) đã có sự thông đồng, chiếm đoạt hàng vạn m2 đất công đều thuộc các khu “đất vàng”. UBND quận Cầu Giấy và UBND thành phố Hà Nội đã có 5 công văn thông báo và kết luận các vụ chiếm đoạt đất công từ năm 2010 đến nay. Song điều trái khoáy là các đối tượng khác liên quan đến hành vi chiếm đất thì đều đã bị xử lý, riêng những hành vi sai phạm của Nguyễn Quốc Thanh thì các vụ việc đều kéo dài mấy năm nay vẫn chưa thấy chính quyền xử lý.
Theo Petrotimes
Nghịch tử tưới xăng đốt cha bỏng nặng lĩnh án
Nghi ngờ cha giấu chìa khoá xe của mình để khỏi đi chơi, nhậu nhẹt với bạn bè, người con trai bực tức cầm chai xăng tạt vào người cha rồi châm lửa đốt.
Theo tin tức trên báo Pháp Luật TP.HCM ngày 23/11, TAND tỉnh Bến Tre vừa xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Công Vứt (SN 1976, ngụ Bình Thành, Giồng Trôm) tám năm tù về tội giết người.
Nạn nhân là ông Võ Văn B., SN 1939 cha ruột của Võ Công Vứt.
Theo đó, dù đã 38 tuổi, Võ Công Vứt (ngụ xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) chưa vợ con. Ngoài việc thường xuyên gây gổ với cha ruột, anh ta hay tụ tập với bạn bè ăn nhậu. Rất nhiều lần, ông Võ Văn B. khuyên nhủ con trai nhưng Vứt vẫn chứng nào tật nấy.
Vợ chồng ông B. có 10 người con. Vứt là con thứ 9, đang sống cùng nhà với cha mẹ và cô em gái út. Từ nhỏ, Vứt không thích học hành, hay tụ tập theo đám bạn chơi bời. Thấy con ham chơi, ông B. khuyên bảo nhưng Vứt cãi lại. Cứ mỗi lần nhậu say về đến nhà, anh ta lại to tiếng với cha.
Võ Công Vứt tại cơ quan công an.
Vì thế, giữa 2 người thường xuyên xảy ra cãi vã. Có lần Vứt còn đánh cha gẫy răng. Không ít lần ông B. đã nhờ chính quyền địa phương tìm cách giáo dục để Vứt chí thú làm ăn.
"Cách đây vài năm, Vứt quen một cô gái nhỏ hơn 10 tuổi. Nảy sinh tình cảm, anh ta về nhà nói cha mẹ hỏi cưới bằng được. Nghe con trai thưa chuyện, vợ chồng ông B. rất vui, nghĩ cưới vợ nó sẽ chí thú làm ăn. Nhưng tới khi gặp mặt con dâu tương lai, ông nhất định không chịu bởi cô gái đó đã có đời chồng và 1 đứa con", một người hàng xóm cho biết.
Khoảng 1 năm trước, Vứt đòi cha mẹ chuyển quyền sở hữu toàn bộ phần đất và nhà sang cho mình. Vứt nói: "Đứa em gái út sau này rồi cũng lấy chồng, trong nhà chỉ còn mình tôi lo cha mẹ già yếu, nên phải giao nhà đất cho tôi".
Khi nghe đề nghị, ông B. không tin vào đứa con "sáng xỉn chiều say", sợ Vứt mang đi bán, thế chấp lấy tiền ăn chơi.
Đòi chia đất bất thành, Vứt càng mâu thuẫn với cha. Cứ mỗi lần say xỉn, anh ta về nhà lớn tiếng chửi bới, cho rằng mình bị coi thường.
Sáng 8/6, người con thứ 6 của ông B. tổ chức tiệc nên các anh em trong gia đình đến chung vui. Khoảng 11h cùng ngày, khi đã ngà say, Vứt thất thểu về nhà. Lúc này, ông B. đang nằm nghỉ trên võng bên hông nhà. Thấy cha, Vứt lại lớn tiếng gây gổ.
Bất ngờ, anh ta cầm chai xăng tạt vào người ông B., tay bật quẹt châm lửa đốt. Sự việc diễn ra quá nhanh, người cha bật dậy bỏ chạy, nhưng ngọn lửa bùng cháy khắp người.
Phát hiện sự việc, những trong gia đình hốt hoảng tìm cách dập lửa, cứu ông B.. Trong khi đó, đứa con bất hiếu ra sau nhà lấy chai thuốc trừ sâu uống tự tử.
Do vết thương quá nặng, ông B. được chuyển lên bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre) cấp cứu, với tỷ lệ bỏng trên 50%. Vùng mặt của nạn nhân bỏng khá nặng, tóc bị cháy sém,...
"Tôi đang ngồi trên võng, thì nó dùng xăng tưới rồi bật quẹt đốt. Tôi bỏ chạy nhưng lửa vẫn bén lên, cháy rừng rực, đau đớn lắm. Con cái ngỗ ngược, sao nó không đốt cho tui chết luôn cho rồi", ông B. nghẹn ngào kể.
Về phần Vứt, do được gia đình phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tính mạng. Theo gia đình, có thể đỉnh điểm của mâu thuẫn bắt nguồn từ việc Vứt bị mất chìa khoá xe máy. Mấy ngày tìm chìa khoá không thấy, Vứt "đổ tội" cho cha giấu và 2 người xảy ra cãi vã.
"Tui biết cha giấu chìa khóa để nó khỏi đi chơi. Tui cũng khuyên cha nên trả chìa khóa cho Vứt để nhà cửa được êm ấm. Ai ngờ chuyện lại xảy ra thế này", người con gái thứ 3 của ông B. cho hay.
Theo_Người Đưa Tin
Lâu đài gà vàng mắc sai phạm vẫn thi công thách đố chính quyền Dù phía chính quyền phường Nghĩa Đô đã liên tiếp ra các văn bản đình chỉ thi công và cắt điện cắt nước nhưng lâu đài gà vàng vẫn ngang nhiên thi công Sau khi có phản ánh về những sai phạm tại công trình lâu đài gà vàng tại đường Hoàng Quốc Việt (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội), ngày...