Đại gia Suzuki Việt Nam ngập trong thua lỗ
Tuy vẫn nộp trên 180,326 tỷ đồng tiền thuế, nhưng đây chủ yếu là thuế môn bài, giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, chứ không có thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tin được Cục Thuế Đồng Nai cho biết, từ năm 2008 đến 2012, Công ty TNHH Việt Nam Suzuki nhiều năm liên tục lỗ, với số lỗ lũy kế 413,24 tỷ đồng.
Như vậy, “đại gia ô tô”, xe máy đến từ Nhật Bản này đang ngập trong thua lỗ. Nguyên nhân chưa được tiết lộ, bởi các câu hỏi phỏng vấn của phóng viên gửi tới Công ty TNHH Việt Nam Suzuki ngày 12/9, nhưng đến nay vẫn chưa được người đại diện của Suzuki Việt Nam trả lời.
Nộp trên 180 tỷ đồng tiền thuế, nhưng Công ty TNHH Việt Nam Suzuki liên tục lỗ, với số lỗ lũy kế 413,24 tỷ đồng
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhìn vào thời điểm 2008 – 2012, có thể suy đoán, một phần nguyên nhân thua lỗ có liên quan đến những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những năm gần đây, do kinh tế khó khăn, sức mua suy giảm, thị trường ô tô, xe máy Việt Nam tuột dốc, không chỉ Suzuki, mà nhiều nhà sản xuất khác cũng gặp khó khăn. Số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, năm 2011, Suzuki Việt Nam bán được 4.344 xe ô tô, tăng 34% so với năm 2010. Đây là kết quả được cho là khả quan trong bối cảnh thị trường ô tô sụt giảm.
Tuy nhiên, sang năm 2012, Suzuki chỉ còn bán được 3.409 xe, giảm 22% so với năm trước, nắm giữ 4,2% thị phần. 8 tháng đầu năm nay, số lượng xe bán ra của Suzuki là 2.377 xe, chiếm 4,1% thị phần. Điều đáng nói là, trong tổng số xe bán ra trong 8 tháng qua, riêng dòng xe tải của Suzuki đã lên tới 2.217 xe, mà theo giới thạo tin, thì dòng xe này không mang lại lợi nhuận cao như các dòng xe du lịch khác.
Suzuki nhận giấy phép đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai từ năm 1995 và đưa nhà máy sản xuất ô tô, xe máy đầu tiên đi vào hoạt động năm 1996. Sau đó, một nhà máy sản xuất xe máy mới được xây dựng tại Khu công nghiệp Long Bình vào năm 2006 để đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường xe máy tại Việt Nam. Nhà máy này có công suất 80.000 xe/năm.
Tiếp đó, ngày 25/4/2012, Suzuki tiếp tục xây dựng thêm một nhà máy sản xuất ô tô tại Khu công nghiệp Long Bình bên cạnh nhà máy cũ, với tổng vốn đầu tư khoảng 13 triệu USD. Vào thời điểm khởi công, kế hoạch đặt ra là nhà máy này bắt đầu sản xuất từ tháng 3/2013, năm đầu tiên sẽ xuất xưởng 5.000 ô tô, sau đó nâng lên 10.000 – 20.000 chiếc/năm.
Cũng vào thời điểm ấy, Tổng giám đốc Tập đoàn Suzuki Motor Osamu Suzuki đã chia sẻ rằng, việc xây dựng nhà máy sản xuất ô tô mới này sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút những công ty sản xuất thiết bị liên quan đầu tư vào Việt Nam.
Lũy kế tính đến nay, theo thông tin từ Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, Suzuki Việt Nam đã đăng ký đầu tư 109,5 triệu USD, trong đó đã giải ngân được 51,66 triệu USD. Sản lượng hiện tại của Suzuki, theo thông tin trên website chính thức của nhà sản xuất này, là 4.000 ô tô/năm và 100.000 xe máy/năm.
Sau 18 năm hoạt động tại Việt Nam, Suzuki đã tung ra thị trường hàng loạt dòng xe ô tô tải và thương mại như Super Carry Truck, Super Carry Pro, Window Van, Blind Van, APV, Grand Vitara, New Swift. Trong khi đó, với sản phẩm xe máy, nổi bật là các dòng xe Hayate 125 SS, Hayate 125 SS FI, Hayate 125, UA125-T, Skydrive 125, GZ150-A… Viva và Grand Vitara là hai dòng xe máy và xe ô tô nổi tiếng một thời của Suzuki Việt Nam. Tuy nhiên, có vẻ việc bán xe của Suzuki Việt Nam, bao gồm cả xe máy và ô tô không đạt dự kiến, nên nhà sản xuất đến từ Nhật Bản này đã bị thua lỗ kéo dài.
Không chỉ thua lỗ tại Việt Nam, báo chí nước ngoài cho biết, năm 2012 là một năm đầy khó khăn của Tập đoàn Suzuki trên toàn cầu. Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm tài chính 2012, kết thúc vào ngày 31/3/2013 cho thấy, Suzuki đã giảm 10,7% doanh số và thua lỗ 11,9 tỷ yên (tương đương 117 triệu USD) từ hoạt động kinh doanh xe máy. Con số này của năm tài chính 2011 – 2012 là 2,4 tỷ yên.
Cũng trong năm ngoái, Suzuki đã buộc phải rút khỏi thị trường Mỹ, sau 27 năm kinh doanh và phát triển tại đây. Theo báo chí nước ngoài, năm 2012 được cho là năm làm ăn thất bát nhất trong lịch sử Suzuki tại Mỹ, xếp thứ 2 trong số top công ty ô tô có doanh số bán hàng tồi tệ nhất. Năm 2012 cũng là năm mà Suzuki phải đưa ra quyết định dừng nhà máy sản xuất xe máy ở Tây Ban Nha.
Mặc dù vậy, trong khi bộ phận xe máy làm ăn thua lỗ, tổng lợi nhuận của Suzuki trong năm tài chính 2012 vẫn đạt 80,4 tỷ yên, tăng 26,5 tỷ yên so với 53,9 tỷ yên của năm trước.
Câu hỏi đặt ra là, liệu có bất cứ thay đổi nào trong chiến lược của Suzuki tại thị trường Việt Nam? Có vẻ như chuyện này khó xảy ra, bởi cùng với việc mới xây thêm nhà máy mới, tái sinh dòng xe gắn máy một thời ăn khách trên thị trường là Viva 115 FI, động cơ 113 phân khối. Hãng này cũng đang lên kế hoạch ra mắt và bán tại thị trường Việt Nam mẫu xe côn tay Raider 150.
Liên quan đến hoạt động của công ty này, Cục Thuế Đồng Nai cho biết, Cục đang tiếp tục thu thập thêm thông tin để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách của các doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ trên địa bàn tỉnh. Theo Cục, những doanh nghiệp này có kê khai giao dịch liên kết nhưng hiện nay chưa có cơ sở để xác định chuyển giá.
Theo VNE
GM tuyên bố Opel còn thua lỗ ít nhất tới năm 2014
Người đứng đầu hãng sản xuất xe hơi GM tại châu Âu Steve Girsky ngày 13/1 cho biết, việc thua lỗ của thương hiệu xe hơi Opel tại Đức sẽ còn kéo dài thêm ít nhất hai năm nữa và thời gian kéo dài này còn phụ thuộc vào các xu hướng thị trường.
Opel Corsa. Ảnh minh họa. (Nguồn: netcarshow)
Trả lời phỏng vấn tờ tạp chí Focus, Steve Girsky cho hay: "Chúng tôi sẽ còn nợ nần trong năm 2013 và 2014. Trong năm 2014, hy vọng thua lỗ sẽ ít hơn. Sẽ chỉ cân bằng thu chi trong năm 2015 hoặc 2016, tùy thuộc vào tình hình thị trường."
GM đã có lúc muốn bán Opel song chưa thực hiện được vì chưa tìm được đối tác mua thích hợp.
Hồi tháng 12/2012, do thị trường xe hơi châu Âu sụt giảm, Opel đã tuyên bố rằng họ sẽ ngừng sản xuất ôtô tại nhà máy Bochum vào năm 2016 nhưng cam kết vẫn duy trì cơ sở này là một trung tâm phân phối phụ tùng.
Opel tuyển dụng 37.400 người ở châu Âu, trong đó có 20.300 người làm việc tại bốn cơ sở tại Đức là Ruesselsheim, Bochum, Eisenach và Kaiserslautern.
Trong một động thái khác, GM cho biết họ sẽ tuyển dụng 1.000 nhân viên công nghệ cao để làm việc tại một trung tâm công nghệ thông tin mới gần Altanta, bang Georgia.
Trước đó, GM đã có các trung tâm công nghệ ở Austin, bang Texas và Warren, bang Michigan.
Theo Vietnamplus
Proton quyết đưa Lotus trở lại thị trường trong 2 năm Tập đoàn sản xuất ôtô Proton Holdings Bhd của Malaysia đang đặt mục tiêu đưa đơn vị xe hơi thể thao đang thua lỗ của mình, Tập đoàn Lotus plc, trở lại kinh doanh có lãi trong vòng hai năm tới. Mẫu xe Lotus Exige S. (Nguồn: lotuscars.com)Proton đã mua lại hãng Lotus từ năm 1996 nhưng từ hai năm sau đó Lotus...