Đại gia sống chậm đắm đuối với “của để đời”
Họ lần lượt làm từng dự án và có khi gắn cả đời với một cái tên duy nhất. Triết lý sống chậm là cách mà các chủ đầu tư muốn ghi cho mình một dấu ấn, muốn để lại “của để đời” cho thị trường bất động sản.
Trong khi các chủ đầu tư chọn hướng mở rộng dự án, đánh nhanh thắng nhanh hết dự án này sang dự án khác, thì có những doanh nghiệp lại tìm lối đi riêng, sống chậm theo cách của mình.
Điển hình như, nhắc tới Vihajico người ta nghĩ ngay tới Ecopark và ngược lại Ecopark là của Vihajico, chỉ một dự án như khẳng định của ông Đào Ngọc Thanh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico).
Trong câu chuyện chia sẻ với phóng viên, ông Thanh tâm sự: “Họ có thể làm rất nhanh để bán và sang dự án khác, còn chúng tôi làm từ từ, từng bước một, phục vụ mục đích cho từng người. Chúng tôi bắt buộc hoàn thành tốt giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2, bắt buộc làm cho thành phố ngày càng tốt đẹp hơn. Áp lực của chúng tôi ở điều đó, chính vì thế cần một mục tiêu vững chắc và một nguồn vốn lớn”. Vì thế, của để đời của ông Thanh là một khu đô thị xanh đích thực với những ô cửa sáng đèn.
Khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc
Đúng như những gì ông Thanh chia sẻ, chủ đầu tư khu đô thị này cam kết với khách hàng bằng việc hoàn thành giai đoạn 1 của dự án trên diện tích 54 ha và đã bàn giao nhà cho khách hàng. Bất chấp thị trường khủng hoảng, nhiều dự án tê liệt, Ecopark đã bán gần như toàn bộ biệt thự, nhà liền kề và nhà phố thương mại.
Năm 2015, chủ đầu tư khánh thành cây cầu Bắc Hưng Hải, thông tuyến đường huyết mạch Hà Nội – Hưng Yên, rút ngắn khoảng cách chỉ còn 20 km. Tổng vốn đầu tư cho toàn tuyến đường này lên tới gần 2.100 tỷ đồng. Những gì đạt được ở giai đoạn 1 đã khiến cho Aqua bay – dự án phía Nam Ecopark – vừa mở bán đã “cháy hàng”.
Ở phía Bắc, một chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là Flamingo Đại Lải Resort cũng thể hiện những bước đi “chậm mà chắc”. Một thời, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng phía Bắc nở rộ. Khi “cơn sốt” qua đi, Flamingo Đại Lải Resort đã thể hiện mình là một dự án “nói thật làm thật”. Nhiều hạng mục lớn của resort đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, trong bối cảnh nhiều chủ đầu tư dần biến mất trên thị trường.
Video đang HOT
Flamingo Đại Lải Resort là dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn nhất quanh Hà Nội đã đi vào hoạt động.
Năm 2014, khu nghỉ dưỡng này được công nhận Top 10 khách sạn và và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp nhất thế giới. Dự án đã đưa vào hoạt động hàng loạt hạng mục dịch vụ mới: Hilltop Resort, Bách Thanh Resort, Forest Resort, hệ thống nhà hàng đẳng cấp sang trọng, bể bơi nước nóng ngoài trời lớn nhất miền Bắc, hệ thống đồi Tùng nghệ thuật cảnh quan tuyệt mỹ, sân Golf 9 hố và hàng loạt dịch vụ khác.
Trong khi người ta đổ xô ra biển làm nghỉ dưỡng, thì chủ đầu tư Flamingo Đại Lải Resort dù họ không theo xu thế đổ xô ra biển nghỉ dưỡng mà lại có lợi thế vẻ đẹp thiên nhiên của hồ, núi và cảnh quan độc đáo của hồ Đại Lải. Nếu như miền Trung, miền Nam có lợi thể gần biển thì miền Bắc có lợi thể cảnh quan thiên nhiên rừng núi đan xen, hội tụ. Và đặc biệt, nó lại rất gần Hà Nội.
Đây cũng là dự án bất động sản nghỉ dưỡng đầu tiên mà chủ đầu tư cam kết mua lại biệt thực khi khách có nhu cầu chuyển nhượng. Trường hợp khách hàng cho khách du lịch thuê lại biệt thự, chủ đầu tư cam kết mức doanh thu hàng tháng lên đến 2.000 USD.
Cũng có bước đi khá chậm ông Vũ Quang Hội, thuyền trưởng của Bitexco, là người ít xuất hiện trên truyền thông nhưng những dự án của ông đều mang đậm dấu ấn và được mệnh danh là “người xây biểu tượng”.
Thời điểm mà Bitexco quyết định nhảy vào lĩnh vực bất động sản cách đây 10 năm, rất ít người biết đến trước đó, công ty xuất phát từ ngành dệt và nước uống đóng chai.
Bitexco gắn với biểu tượng của Sài Gòn
Sau 10 năm, thương hiệu Bitexco đã được khẳng định, không chỉ bằng số lượng và chất lượng của các dự án, mà còn bởi sự độc đáo và tính nghệ thuật rất cao của các công trình.
Một ví dụ điển hình là tòa tháp tài chính Bitexco Financial Tower, một dự án giờ đã thành biểu tượng của TP.HCM. Tòa tháp 68 tầng này mới đây đã được hãng truyền thông CNN (Mỹ) bình là “một trong 25 tòa nhà chọc trời trên thế giới mang tính biểu tượng về xây dựng”, sánh ngang với tháp Empire States Building ở New York hay Petronas Twin Towers ở Malaysia.
Tâm niệm về cuộc đời, ông Hội cho rằng: “Tôi dạy các con tôi, ai cũng đi một chuyến tàu cuộc đời và cũng xuống ga cuối cùng. Cuối cùng, anh để lại giá trị gì cho đời?”.
Là một ông chủ của tập đoàn bất động sản nhưng người ta nhắc tới Dương Công Minh, ông chủ tập đoàn Him Lam nhiều hơn với cái tên của người làm từ thiện lớn nhất Việt Nam. Của để đời của ông là những gì đóng góp cho xã hội.
Ông Minh gắn với các hoạt động từ thiện
Bước vào thị trường bất động sản, xuất phát điểm chỉ từ một công ty kinh doanh địa ốc nhỏ, Him Lam đã trở thành một trong những doanh nghiệp kinh tế tư nhân lớn của Việt Nam, với 30 đơn vị thành viên và công ty liên kết. Him Lam đã vươn ra thực hiện nhiều dự án đô thị lớn tại các tỉnh thành phố khác trong phạm vi cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Cần Thơ, Nghệ An,… Một lĩnh vực nổi bật khác của Him Lam là kinh doanh sân golf.
“Chính vì cuộc đời là vô thường nên tôi đã làm những điều tôi có thể bình thường trong cuộc sống. Vì đơn giản, tôi quyết định những gì về tôi và gia đình tôi”, đó là những gì ông Minh chia sẻ. Số tiền Chủ tịch Him Lam tặng hoạt động từ thiện xã hội, đặc biệt là xây trường học trên khắp Việt Nam đã lên tới cả nghìn tỷ đồng và sẽ còn tiếp tục tăng.
Theo dự kiến, đến năm 2020, Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh sẽ tặng mỗi tỉnh thành trên toàn quốc một trường học mà số tiền bỏ ra ở cho mỗi điểm đều lên tới hàng chục tỷ, có nơi xấp xỉ 100 tỷ đồng.
D.Anh
Theo_VietNamNet
Hàng không Nhật rót 108 triệu USD vào Vietnam Airlines
Ngày 12-1 tại Hà Nội, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) và Tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản All Nippon Airways (Tập đoàn ANA) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược.
Theo đó, Tập đoàn ANA sẽ mua cổ phần của Vietnam Airlines với giá trị 2.431 tỉ đồng (tương đương 108 triệu USD), đồng thời cử đại diện tham gia Hội đồng Quản trị của Vietnam Airlines. Tập đoàn ANA cũng cam kết chia sẻ các kinh nghiệm quản trị hỗ trợ Vietnam Airlines nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa hoạt động khai thác.
Ngay sau khi biên bản ghi nhớ được ký kết, Vietnam Airlines sẽ báo cáo Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả đàm phán. Sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam cùng sự thống nhất giữa Tập đoàn ANA, Vietnam Airlines và các cổ đông của hai bên sẽ là tiền đề để hai bên tiếp tục tiến hành ký bộ Hợp đồng mua bán cổ phần, dự kiến ngay trong quý I này.
Mối quan hệ hợp tác chiến lược này sẽ giúp hai bên có thể khai thác, tận dụng thế mạnh của lẫn nhau nhằm mở rộng mạng đường bay và thị trường quốc tế. Đồng thời, hai bên cũng cam kết chia sẻ và sử dụng các dịch vụ của nhau tại thị trường Việt Nam và Nhật Bản.
Tập đoàn ANA sẽ mua cổ phần của Vietnam Airlines với giá trị 2.431 tỉ đồng
Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, cho biết: "ANA được đánh giá là một trong những hãng hàng không hàng đầu khu vực và thế giới. Việc hợp tác với Tập đoàn ANA sẽ giúp Vietnam Airlines tiếp thu được công nghệ quản lý mới, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế".
Vietnam Airlines hiện đang khai thác 66 chuyến bay mỗi tuần trên 10 đường bay giữa Nhật Bản và Việt Nam. Trong khi đó, ANA khai thác 14 chuyến bay hàng tuần trên hai đường bay giữa hai nước.
Trong khi đó, ANA là tập đoàn hàng không hoạt động toàn cầu với tổng cộng 63 công ty con hợp nhất và 18 chi nhánh. ANA sở hữu đội máy bay khoảng 240 chiếc, khai thác tới 88 điểm đến và vận chuyển khoảng 47 triệu lượt hành khách. ANA là hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản về doanh thu và sản lượng hành khách.
Tin-ảnh: T.Nguyễn
Theo_Người lao động
Chôn chân 2 tiếng ở hầm chui ngã tư lớn nhất Hà Nội Sáng nay, đường Nguyễn Trãi - Hà Đông lại tiếp tục ùn tắc kéo dài do việc xén đường thi công hầm chui Thanh Xuân. Ghi nhận của PV VietNamNet tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi lúc 9h15 sáng nay cho thấy, do hầm chui Thanh Xuân đang trong quá trình hoàn thiện, một phần đường Nguyễn Trãi sát hầm...