Đại gia sở hữu công ty nghìn tỷ nhưng lấy vợ chỉ làm 4 mâm cỗ, váy cưới 3 triệu
Sở hữu khối tài sản cả trăm tỷ nhưng đến ngày trong đại nhất, chú rể chỉ tổ chức đúng 4 mâm cỗ với khoảng 30 khách mời, không có tiệc tùng, không có sơn hào hải vị, mọi thứ đều vô cùng tiết kiệm nhưng đến khi biết lý do, ai cũng phải khâm phục và kính trọng.
Đám cưới là một trong những ngày trọng đại nhất trong cuộc đời, do đó ai cũng muốn tổ chức thật hoành tráng, long trọng và lộng lẫy để ghi lại dấu ấn cho bản thân, gia đình và bạn bè. Thông thường, càng những gia đình có điều kiện, đại gia, lại càng muốn tổ chức đám cưới thật “khủng”. Thế nhưng tại Trung Quốc, có một gia đình đại gia giàu có nức tiếng nhưng lại tổ chức đám cưới vô cùng đơn sơ, thậm chí không bằng một gia đình bình thường, khiến ai nấy bất ngờ và bàn tán. Khi biết được lý do, tất cả đều vô cùng cảm động và khâm phục.
Đầu tháng 1/2020, đám cưới giữa chú rể Yan Xudong và cô dâu Zhang Qinfei đã diễn ra tại thị trấn Guanhaiwei, thuộc quận Từ Khê, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là một đám cưới nhận được sự quan tâm lớn của người dân trong vùng bởi cả cô dâu và chú rể đều xuất thân từ gia đình giàu có và quyền lực.
Theo đó, chú rể Yan Xudong là con trai duy nhất của ông Yan Jiguang – Giám đốc điều hành của công ty Cixi Laote Electric Equipment Co., Ltd. Công ty này có giá trị sản lượng hàng năm lên đến hơn 200 triệu nhân dân tệ (gần 684 tỷ đồng). Ông Yan Jiguang được coi là một đại gia tự thân khi tay trắng lập nghiệp, thành lập công ty sản xuất tủ lạnh trưng bày với hơn 30% thị phần ở châu Âu.
Bên cạnh việc có một người bố giàu có và được thừa kế khối tài sản lớn, chú rể Yan Xudong cũng là một đại gia đích thực. Từ năm 2015, anh đã tự thành lập công ty riêng và đến nay đã tạo ra doanh thu hàng năm từ 50 – 60 triệu USD (hơn 1,1 – gần 1,4 nghìn tỷ đồng).
Trong khi đó, cô dâu Zhang Qinfei cũng sinh trưởng trong một gia đình khá giả, bản thân là một cô gái xinh đẹp, ngoan ngoãn và tài năng. Cuộc hôn nhân của cặp đôi được xem là rất xứng đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối.
Những tưởng với sự giàu có của 2 bên gia đình như thế, đám cưới của cặp đôi này sẽ cực “khủng” nhưng ngược lại, ai cũng bất ngờ khi 2 gia đình quyết định tổ chức đám cưới theo cách đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Đám cưới của chú rể Yan Xudong và cô dâu Zhang Qinfei không hề được tổ chức tại khách sạn, nhà hàng mà được tiến hành ngay tại nhà. Không có sân khấu lộng lẫy, không có dàn phù dâu phù rể, không có bánh gato hay tháp rượu xếp tầng. Cô dâu mặc một chiếc váy cưới đơn giản có giá chưa đến 1.000 nhân dân tệ (chưa đến 3,4 triệu đồng), chú rể mặc một bộ vest cũ, ngay cả xe hoa đưa đón cô dâu cũng chỉ là ô tô thông thường.
Đám cưới được tổ chức trong vỏn vẹn 1h đồng hồ. Sau khi 2 gia đình phát biểu và cô dâu chú rể tiến hành các thủ tục, nghi lễ đám cưới truyền thống, tất cả khách quan ngồi vào bàn ăn. Tổng cộng chỉ có 4 mâm cỗ với khoảng 30 khách mời. Mọi người ngồi quây quần bên nhau, sau đó cô dâu chú rể đến cảm ơn từng người, không hề có thảm đỏ hay buổi lễ long trọng nào. Ngay cả trên mâm cỗ cũng không hề có sơn hào hải vị đắt đỏ, mỗi mâm cỗ chỉ khoảng 800 nhân dân tệ (hơn 2,7 triệu đồng) do đầu bếp nấu ngay tại nhà.
Video đang HOT
Những quan khách đến dự đám cưới này đều là người thân, bạn bè gần gũi nhất. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là cô dâu chú rể không nhận bất cứ phong bì hay món quà nào từ khách mời. Tất cả chỉ là những lời chúc phúc và cảm ơn lẫn nhau. Mặc dù đơn giản nhưng mọi thứ cần thiết cho một đám cưới đều đầy đủ.
Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu khi tại sao cô dâu chú rể giàu có mà lại tổ chức đám cưới giản dị đến vậy? Câu trả lời nằm ở bài phát biểu của 2 bên gia đình ở gần cuối đám cưới.
Thì ra, việc làm đám cưới đơn giản và tiết kiệm chi phí đều có lý do cả. Bố chú rể vốn xuất thân từ gia đình nghèo nên ông vô cùng trân trọng đồng tiền và sức lực của những người kiếm ra đồng tiền đó. Vì vậy, ông luôn dạy con trai không được sống lãng phí, xa hoa, dù giàu có vẫn phải biết trân trọng và luôn biết giúp đỡ những người xung quanh. Nghe lời bố, chú rể Yao Xudong đã dùng toàn bộ chi phí tổ chức đám cưới để quyên góp cho người dân nghèo trong vùng.
Ông Yan Jiguang, bố chú rể, phát biểu trong đám cưới: “Tôi và con trai đã có một thỏa thuận. Trong vòng 5 năm tới, công ty sẽ chuyển giao cho con trai, bao gồm cả trách nhiệm xã hội. 1,1 triệu nhân dân tệ (hơn 3,7 nghìn tỷ đồng) trong 5 năm tiếp theo sẽ cho phép con trai tôi tiếp tục làm từ thiện dưới danh nghĩa công ty”. Ông luôn dặn con trai không được quên mục đích ban đầu.
Anh Yan Xudong cũng tiếp lời bố: “Con sẽ không quên trách nhiệm của mình. Sau này, con sẽ chăm sóc bố mẹ của cả 2 bên”.
Sau đó, ông Yan Jiguang được phóng viên phỏng vấn, hỏi về việc có sợ con dâu và nhà gái tủi thân hay không, ông trả lời: “Ý tưởng này không phải ngày một ngày hai mà đã có từ hơn chục năm trước. Tôi thường nói đùa rằng ngày cưới của con trai không có gì quan trọng nhưng thực ra mọi người đều đồng tình với chuyện này”.
Anh Yan Xudong cũng chia sẻ: “Tôi tôn trọng ý kiến của bố mẹ. Tôi đã làm công tác tư tưởng cho vợ trong hơn 2 năm yêu nhau và cô ấy hoàn toàn đồng ý”.
Cuối đám cưới, chú rể và bố của mình đã cùng nhau ký vào bảng quyên góp, quyết định đem toàn bộ số tiền chi phí tổ chức đám cưới cho mục đích từ thiện ở 5 ngôi làng thuộc thị trấn Guanhaiwei. Mỗi ngôi làng sẽ nhận được số tiền khoảng 100.000 – 300.000 nhân dân tệ (hơn 340 triệu – hơn 1 tỷ đồng). Số tiền này chủ yếu dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong làng, mỗi người sẽ được trợ cấp 2-3 trăm nhân dân tệ mỗi tháng.
Cô dâu Zhang Qinfei cũng chia sẻ: “Mỗi mâm cỗ của chúng tôi có thể là khẩu phần ăn cả tháng của những gia đình nghèo. Tiết kiệm số tiền này sẽ giúp đỡ được nhiều người hơn và chúng trở nên ý nghĩa hơn”.
Cho đến nay, ông Yan Jiguang đã quyên góp tổng cộng 2,6 triệu nhân dân tệ (hơn 8,8 nghìn tỷ đồng) dưới danh nghĩa công ty. Ngoài việc quyên góp tiền bạc và vật chất, trong những năm qua, ông còn tổ chức các đội tình nguyện trong công ty, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và thiện nguyện, được người dân trong vùng biết đến và vô cùng quý trọng.
Cô dâu 'bỏ bom' 150 mâm cỗ ở Điện Biên chuẩn bị vượt biên thì bị CA "bế" về đồn
Cô dâu Điện Biên thừa nhận "bom" 150 mâm cỗ cưới, được tìm thấy gần biên giới sau khi bỏ trốn khỏi địa phương.
Sáng 2/10, đại tá Tráng A Tủa - Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên chia sẻ với Zing, cơ quan chức năng đang ghi lời khai C.T.U. (24 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại bản Co Hói, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) để làm rõ vụ "bùng" 150 mâm cỗ cưới của nhà hàng Tâm Phúc.
Sau khi xảy ra sự việc, C.T.U. tắt điện thoại, bỏ đi khỏi địa bàn sinh sống nên cơ quan công an phải tung 3 tổ công tác để tìm kiếm. Đến tối qua 1/10, cơ quan công an đã tìm thấy người này khi đang có ý định bỏ trốn sang biên giới và triệu tập về cơ quan công an lấy lời khai.
Đại tá Tráng A Tủa - Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết cơ quan chức năng đang ghi lời khai C.T.U. Bước đầu, cô gái thừa nhận có liên quan vụ việc.
"Cô gái thừa nhận có liên quan. Tuy nhiên, cơ quan công an phải làm rõ thêm động cơ, mục đích thực sự của việc làm này", đại tá Tủa nói với Pháp Luật và Bạn Đọc.
Ngoài ra, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cũng cho hay khi việc xác minh, điều tra hoàn tất, công an sẽ xác định bản chất vụ việc để có hướng xử lý tiếp theo.
Sáng cùng ngày, công an mời chủ nhà hàng Tâm Phúc và những người liên quan đến vụ việc lên trụ sở lấy lời khai. Chị Tuyết (vợ chủ nhà hàng Tâm Phúc) cho biết từ hôm xảy ra vụ việc đến nay vợ chồng chị phải chạy khắp nơi để lo việc, vừa phải xử lý số lượng cỗ thừa, rồi đồ dùng cỗ để trả cho đơn vị mà mình đã mượn. "Chiều qua, công an TP Điện Biên Phủ gọi điện thông báo cho gia đình đã tìm thấy và đưa người cô dâu bị tố "bom" cỗ cưới về trụ sở công an làm việc. Sáng nay chồng tôi và nhân viên nhà hàng cũng đã lên trụ sở công an tiếp tục làm việc", chị Tuyết cho biết.
Trước đó, ngày 30/9, trên mạng xã hội xôn xao về việc một nhà hàng ở Điện Biên bị 'bom' 150 mâm cỗ. Vào thời điểm đó, cộng đồng mạng đã hô hào nhau "giải cứu" bằng cách mua cỗ về ăn.
Theo tìm hiểu, nhà hàng bị "bỏ bom" cỗ cưới là nhà hàng Tâm Phúc (số nhà 29, Tổ 9, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ).
Theo anh Long, ngày 24/9 một người khách ở xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (từng nhiều lần đến nhà hàng của gia đình) đã đặt 150 mâm cỗ cưới với giá 1,3 triệu đồng/ mâm và chuẩn bị toàn bộ phông rạp, loa đài... Buổi tiệc cưới dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 11h ngày 30/9.
Khi biết mình bị khách "bom" số cỗ, ông Long đã trình báo UBND phường, Công an phường Mường Thanh. Đồng thời, nhiều người cũng đã kêu gọi "giải cứu" số cỗ trên giúp nhà hàng. Đến chiều cùng ngày đã bán được hết số cỗ. Trao đổi với truyền thông, đại diện nhà hàng cho biết do gia đình cô dâu, chú rể là khách hàng quen nên không bắt đặt cọc trước. Tổng số tiền 150 mâm cỗ trị giá khoảng hơn 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, phía nhà hàng bị lỗ nặng khi tổng số tiền bỏ ra làm cỗ là hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ thu lại được 30 triệu đồng tiền bán cỗ "giải cứu".
"Bóng ma bố nuôi Sugar Daddy" và những cuộc đổi chác tình tiền theo "hợp đồng": Kỳ 1: Hé lộ những góc khuất và chiêu trò mua vui thác loạn Vào vai là một Sugar Baby đang cần tìm Sugar Daddy để chu cấp hàng tháng từ 8-10 triệu đồng, PV Người Đưa Tin Pháp luật đã nhận được vô số lời "chào mời", gạ gẫm từ những tên "cò mồi" cho đến các daddy khoác áo giàu có rửng mỡ và bệnh hoạn. Những góc khuất bí mật đằng sau tên gọi...