Đại gia săn lùng “vú nàng” để… tăng cường sinh lực
Vú nàng (một loài hải sâm), đẻn ( rắn biển) và trùn biển được người dân Quảng Ngãi xem là ‘ thần dược của phái mạnh’ nên đổ xô đi lùng để bán cho các đại gia.
Vú nàng được người dân Quảng Ngãi xem là “thần dược của phái mạnh”
“Quý ông nào thấy ‘yếu’ trong người, tối chỉ cần uống vài ly rượu vú nàng, đẻn hay ăn bát cháo trùn biển thì sáng ra vợ vừa quét sân vừa hát dân ca”, Tuấn (42 tuổi), một đại gia chuyên sưu tầm các loại “hàng độc” ở thành phố Quảng Ngãi, vừa cười vừa nói.
Đứng đầu danh sách “ thần dược của biển” là vú nàng. Trong số cả chục loại khác nhau của hải sâm, như đồn đột, áo tơi, ngậng, vải, da trăn… thì vú nàng đắt nhất, giá thị trường hiện này trên 1 triệu đồng/kg. Vú nàng giống như con nhộng, nhưng phần bụng có 2 hàng vú, mỗi bên 3 – 5 núm, vì thế ngư dân đặt tên là con vú nàng. Trọng lượng của vú nàng khoảng 800gr – 3kg/con.
Theo ngư dân đảo Lý Sơn, từ trước đến nay, con vú nàng to nhất mà họ bắt được nặng gần 3kg. Sau khi bắt lên, vú nàng được mổ bụng, lấy ruột bỏ rồi đem ướp muối, sau đó nấu cháo hoặc ngâm rượu. “Đi làm về mệt chỉ cần ăn một bát cháo vú nàng, hay uống vài ly rượu ngâm thì ít phút sau sẽ thấy người khoẻ ngay, tràn trề sinh lực.
Những năm trước, ở đảo Lý Sơn, chỉ cần chạy tàu ra vài chục hải lý là có thể lặn xuống bắt rất nhiều vú nàng, nhưng giờ hiếm hơn. Ngư dân khẳng định: Nếu trên rừng có nhân sâm quý hiếm thì dưới biển có con vú nàng. Trong ảnh: Ngư dân Lý Sơn bán vú nàng vừa bắt được. Theo ngư dân này, khách hàng chủ yếu là những đàn ông có tiền, giám đốc…
Video đang HOT
Cùng là họ hàng nên hình dáng của trùn biển giống trùn (giun) trên cạn, thế nhưng kích thước thì lớn hơn nhiều lần. Trùn biển sống nhiều tại một số cửa biển như Phổ Quang, Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ).
Trùn biển to bằng ngón tay cái người lớn, dài 25 – 40cm, nặng 70gr, nhưng cũng có con to bằng ngón chân cái. Ngoài công dụng bổ thận, cường dương thì trùn biển còn được người dân xem như một “thần dược” dịu kỳ, mang lại may mắn cho những trường hợp hiếm muộn.
Dù rất bổ dưỡng, được ví như sâm, nhưng giá trùn biển rất mềm, chỉ 50.000 đồng- 60.000 đồng/kg. Cách nấu cũng đơn giản, có thể xào ăn với cơm hoặc nấu cháo.
Con đẻn (rắn biển) cũng được ví như một loại viagra.
Cũng như vú nàng, ngoài tiết, mật đẻn cũng được lấy pha rượu. Mỗi thứ có tác dụng riêng: rượu mật thì hạ hỏa, tiêu đờm, tăng khí huyết; còn rượu tiết giúp bổ thận, tráng dương.
Vì được xem như 1 loại viagra nên nhiều hàng quán dọc quốc lộ 1A đi qua Quảng Ngãi rượu đẻn được bày bán nhiều, giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một hủ, tuỳ theo số lượng đẻn nhiều hay ít và có ngâm thêm những loại khác, như cá ngựa, ốc kèn, sao biển…
Theo Xahoi
Lách luật để "heo vàng" vào trường điểm
Đến dịp tuyển sinh vào lớp 1 với những trẻ sinh năm "heo vàng" Đinh Hợi 2007, các phụ huynh tại thành phố Quảng Ngãi "đua nhau" lách luật bằng việc "nhập khẩu" vào hộ nằm trên địa bàn có trường điểm như các trường tiểu học Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo và Trần Phú.
Nhiều "heo vàng" trong 1 hộ khẩu
Chị Đặng Thị Ngọc Vân (ngụ phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) tâm sự: "Bằng bất cứ giá nào, gia đình tôi cũng cố gắng chạy cho con vào trường điểm, bởi 2 vợ chồng hay đi làm sớm về muộn, toàn bộ nhờ nhà trường giáo dục và có điều kiện cho cháu vui chơi, nâng cao trí tuệ như những thông tin tốt về các trường điểm này. Chỉ cần chạy nhập khẩu cho con là có khả năng chạy vào trường điểm được".
Cũng chính từ ý tưởng của phụ huynh, khi con cái vừa lọt lòng cho đến cận kề thời điểm vào lớp 1, các bậc cha mẹ đua nhau "chạy" nhập khẩu để hợp thức hóa với chủ trương của địa phương, nhà trường là chỉ nhận trẻ có hộ khẩu ở địa phương có trường điểm.
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm, có 3 trường hợp nhập khẩu từ năm 2008 nhưng vẫn bị loại vì trên thực tế, trẻ không sinh sống thực sự ở địa phương. Ở địa bàn phường Nguyễn Nghiêm có 15 trường hợp "chạy" hộ khẩu bị loại. Điển hình, trường hợp chủ hộ Trần Lưu Thị B.L. nhập khẩu cho con vào ngày 3/7/2013. Hiện tượng trong một hộ khẩu, có từ 3 đến 6 con "heo vàng" cư ngụ, trong khi người vợ trong hộ khẩu đã... triệt sản cách đây hơn 16 năm.
Thầy Võ Văn Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm cho biết: "Với chỉ đạo của UBND TP Quảng Ngãi, năm nay, nhà trường chọn số học sinh cư ngụ thật sự ở địa bàn phường Nguyễn Nghiêm, tránh việc các trường hợp nhập khẩu mà không sống thực tế ở địa phương làm tội cho các cháu ở đúng nghĩa. Với số lượng hồ sơ nộp vào "quá tải" so với chỉ tiêu, đây là năm tuyển sinh căng thẳng và khó khăn nhất của nhà trường từ trước đến nay".
Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm (thành phố Quảng Ngãi) luôn dẫn đầu trong các phong trào và giáo dục nên được phụ huynh tín nhiệm muốn cho con vào học.
Trước tình hình này, chính quyền địa phương và tổ dân phố tiến hành kiểm tra các cháu sinh năm 2007 đang sinh sống thực tế trên địa bàn 3 phường Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo và Trần Phú. Một số gia đình gây mâu thuẫn khi lộ hộ khẩu có nhiều con, cháu sinh năm 2007.
Tại địa bàn phường Trần Hưng Đạo, cán bộ đến kiểm tra "heo vàng" trong hộ khẩu, khi hỏi người vợ (52 tuổi): "Chị sinh con lúc nào mà trong hộ khẩu ghi có con năm 2007?", người vợ ngơ ngác nhìn chồng trả lời: "Hơn 16 năm qua tôi có đẻ đâu mà có con, con tôi giờ đã trưởng thành hết rồi". Người vợ hùng hổ đứng lên "truy cứu" ông chồng, nói: "Ông có con rơi con rớt ở đâu mà đưa vào hộ khẩu, trời ơi là trời, bao năm nay tôi tin tưởng ông, vậy mà ông lừa tôi...". Sau đó, người chồng phải phân bua, giải trình đến cơ quan chức năng và người vợ. Người chồng đưa đầy đủ chứng cứ thì người vợ mới "tạm tin"...
Ngoài việc nhập khẩu, 3 trường tiểu học Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo và Trần Phú đã loại các trường hợp "heo vàng" sinh năm 2007 và không sống thực tế ở địa phương. Các bậc phụ huynh khẩn trương rút khỏi hộ khẩu để chuyển về nơi cũ ở TP Quảng Ngãi, sự gấp rút này gây phiền hà không nhỏ đến các chủ hộ khẩu vừa nhập vào và chính quyền địa phương.
Cân đối chất lượng giáo viên
Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2013, toàn TP Quảng Ngãi có 63 lớp, với 2.235 học sinh lớp 1, trong đó Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm có 330 chỉ tiêu, Trần Hưng Đạo với 330 chỉ tiêu và Trần Phú là 330 em.
Với số lượng học sinh luôn quá tải, mỗi giờ tan trường, phụ huynh chờ đón con ở Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (thành phố Quảng Ngãi) thường gây ách tắc giao thông.
Với tình trạng phụ huynh đua nhau đưa con vào trường điểm, ông Nguyễn Tiến Dũng - phó Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi cho biết: "Từ trước khi bước vào tuyển sinh lớp 1, chúng tôi ra quy định tiếp nhận các cháu học lớp 1 phải có hộ khẩu và thực tế sinh sống ở địa phương, nhằm siết chặt nạn "chạy trường" gây quá tải ở trường điểm. Bên cạnh đó, điều chuyển 30 giáo viên dạy giỏi thuộc 3 trường trên đến dạy ở 8 trường khác để cân bằng chất lượng giảng dạy".
Cũng theo ông Dũng, vào giữa năm học 2013 - 2014, UBND TP Quảng Ngãi sẽ đầu tư xây dựng các lớp bán trú như trường điểm, đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với từng trường với hy vọng cân bằng chất lượng giáo dục ở các trường trong TP Quảng Ngãi.
Hồng Long
Theo Dantri
Mẹ nằm liệt giường, 4 con thơ chỉ biết ăn cơm với rau luộc Đó là hoàn cảnh ngặt nghèo đầy bất hạnh của gia đình chị Đinh Thị Quỳnh Ngọc Bích Âu (SN 1984, ở xóm 1, thôn Công Thạnh xã Tam Quan Bắc, Huyện Hoài Nhơn, Bình Định), bị đột quỵ tổn thương trong bán cầu đại não dẫn đến bại liệt nằm bất động một chỗ. Giữa cái nắng trưa hè oi ả hơn...