“Đại gia” nuôi lợn miền Bắc bỏ túi 827 tỷ đồng, sắp xây nhà máy vaccine, khu nuôi lợn giống 278 tỷ
Năm 2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (Bắc Ninh) ghi nhận doanh thu đạt trên 18.000 tỷ đồng từ các hoạt động chăn nuôi.
Lợi nhuận sau thuế của Dabaco đạt 827 tỷ đồng, so với năm 2020, doanh thu tăng 80% nhưng lợi nhuận giảm 41%.
“Đại gia” nuôi lợn miền Bắc Dabaco đạt doanh thu 18.000 tỷ đồng
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco ( mã cổ phiếu DBC) – doanh nghiệp nuôi lợn lớn nhất miền Bắc vừa thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 với doanh thu dự kiến đạt 22.558,9 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến đạt 918 tỷ đồng.
Năm 2021, Dabaco ghi nhận doanh thu đạt trên 18.000 tỷ đồng từ các hoạt động chăn nuôi. Lợi nhuận sau thuế của Dabaco đạt 827 tỷ đồng, so với năm 2020, doanh thu tăng 80% nhưng lợi nhuận giảm 41%.
Video đang HOT
Trang trại nuôi lợn của Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco – doanh nghiệp chăn nuôi lợn có quy mô lớn nhất miền Bắc hiện nay. Ảnh: Dabaco
Trước đó, nhờ giá thịt lợn năm 2020 tăng phi mã, lần đầu tiên Dabaco có doanh thu vượt 10.000 tỉ đồng, lãi ròng 1.400 tỉ đồng.
Đại diện Tập đoàn Dabaco cho biết, 2 năm qua ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng lớn bởi 2 dịch bệnh kép, đó là dịch tả lợn châu Phi và Covid-19. Trong đó dịch tả lợn châu Phi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn lợn của công ty, nhiều trang trại bị thua lỗ. Năm 2021, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản, trong khi giá bán ra giảm thì giá cả các nguyên vật liệu đầu vào lại tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của Tập đoàn giảm theo.
Mặc dù vậy, Dabaco vẫn đang định hướng tăng số lượng đầu lợn, dự kiến 2 năm tới sẽ tăng 25% số lượng tổng đàn.
Hiện các dự án chăn nuôi lớn của Dabaco ở Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Bình Phước… đang được triển khai, đều là chăn nuôi quy mô công nghiệp, khép kín nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo giảm giá thành, tăng cạnh tranh…
Trong đó, Dự án Khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao Dabaco Thanh Hóa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư trên 654 tỷ đồng. Khởi công xây dựng vào tháng 9/2021, dự kiến đi vào hoạt động tháng 11/2023.
Công suất thiết kế chăn nuôi khoảng 5.600 con lợn nái/năm; cung cấp ra thị trường khoảng 69.500 con lợn giống/năm, 9.800 con lợn hậu bị/năm, 77.400 con lợn thương phẩm/lứa.
Gần đây, tiến độ kiểm nghiệm và đăng ký lưu hành vanccine dịch tả lợn châu Phi đang được tiếp tục đẩy nhanh, trong bối cảnh thế giới vẫn chưa có vaccine phòng dịch. Nếu thành công trong việc thương mại hoá vaccine phòng chống dịch tả lợn châu Phi, đây sẽ là bước tiến lớn giúp Dabaco có thể có thêm thu nhập từ mảng vaccine trong tương lai gần, cả trong nước và xuất khẩu.
Theo Dabaco, năm 2022 được dự báo tiếp tục là một năm đầy khó khăn, thách thức của nền kinh tế thế giới và trong nước khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới; chuỗi cung ứng – sản xuất – chế biến – tiêu thụ đứt gãy; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tuy vậy, năm nay Dabaco vẫn dự kiến đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vaccine trên khu đất tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra, HĐQT Tập đoàn này đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng Khu chăn nuôi lợn giống tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với công suất 2.400 lợn nái và 3.000 lợn hậu bị giai đoạn 2022-2023. Tổng mức đầu tư dự kiến là 278 tỷ đồng.
Mía đường Lam Sơn thông qua phương án chào bán 30 triệu cổ phiếu
Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên niên độ 2021 - 2022, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (mã chứng khoán LSS) đã thông qua phương án phát hành 30 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu.
Tỷ lệ thực hiện 497:200. Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động 300 tỷ đồng. Thời gian phát hành trong năm 2022.
Về kết quả kinh doanh, năm tài chính 2020-2021 (năm tài chính của Mía đường Lam Sơn bắt đầu từ 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm sau), Mía đường Lam Sơn đạt 1.855 tỷ đồng doanh thu, tăng 9,4% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế tăng 21% lên gần 23 tỷ đồng.
Với kết quả đạt được, Mía đường Lam Sơn quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 6,5% cho cổ đông. Đây là phần cổ tức trả cho các năm tài chính 2019-2020 (tỷ lệ 4,5%) và 2020-2021 (tỷ lệ 2%).
Cùng với đó Mía đường Lam Sơn thông qua phương án phát hành hơn 4,45 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 6,5%. Giá trị phát hành theo mệnh giá 44,5 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2021. Thời gian phát hành trong quý I và II của năm 2022.
Trên thị trường, giá cổ phiếu LSS chốt phiên 10/11 ở mức 17.450 đồng/cp.
Giá xăng dầu tăng vọt, lộ diện đại gia lỗ nặng thành lãi lớn Nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng vọt do giá cả leo thang. Tuy nhiên, về trung và dài hạn khó khăn đang lên cao. CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III đạt 476 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, BSR ghi nhận...