‘Đại gia non choẹt’ trong cơn lốc hàng hiệu
Những chiếc iphone đắt tiền, túi xách, quần áo hàng hiệu… cho đến những bữa ăn, thú chơi chó cảnh tốn hàng triệu đồng mỗi tháng, một bộ phận giới trẻ Việt chạy đua theo cơn lốc hàng hiệu để “không lép vế” hay chỉ để “ khẳng định đẳng cấp” trong mắt bạn bè.
Nghiện hàng hiệu
Là con một gia đình khá giả ở Hải Phòng, lên học ở Hà Nội, N không tiếc “ném” tiền vào những shop hàng hiệu để thể hiện “đẳng cấp” của mình. Được bố mẹ chu cấp khá “sộp”, nhưng hầu như N. chỉ dồn hết vào việc mua sắm hàng hiệu.
Thời gian đầu, N. thậm chí còn phát cuồng vì mua sắm. Cô say sưa lượn shop cả ngày trời, mê đắm với những quần áo, giày dép, túi xách: “Quần là phải D& G, Channel, áo thì phải CK, Levis, Dior… Có như vậy mới không lẫn vào đám đông được. Mà mình dùng đồ hiệu quen rồi, giờ bảo mình mặc hàng chợ, ớn!…” – N. tuyên bố.
Một buổi học quân sự, không biết vô tình hay cố ý mà lúc ngồi, N. còn cố khoe ra quần “chíp” cũng là hàng có tiếng với nhãn mác “ngoại” khiến không ít người phải ngao ngán lắc đầu.
Một bộ phận giới trẻ rầm rộ chạy đua theo cơn lốc hàng hiệu dù đơn giản là “không muốn lép vế” hay chỉ để “khẳng định đẳng cấp” trong mắt bạn bè.
Còn D, một “thiếu gia” con nhà lính đang học ở Hà Nội tỏ ra sành sỏi: “Thời buổi nào rồi, ai chả soi xem mình đi xe gì, dùng điện thoại gì, mặc áo gì, quần gì! Đứa nào đại gia là phải iphone, laptop hàng hiệu từ chân đến… đỉnh đầu. Thế mới là đẳng cấp!”.
17 tuổi, chới với giữa kì thi khảo sát chất lượng ở trường, nhưng D. lại rất sành về các thương hiệu thời trang, nước hoa, điện thoại “hot” nhất, nổi tiếng nhất. Hỏi, tiền đâu mà mua đồ đắt thế, D. cười phá: “Chịu khó học với “nịnh” tí thì “ông bà bô” sá gì. Với lại đồ mình diện chứ có ném qua cửa sổ đâu!”.
Người viết không khỏi ái ngại khi chứng kiến những cô bé, cậu bé mặt non choẹt, tay lướt phím iphone chỉ để chat, lướt web, chơi điện tử hay chụp ảnh cho nhau. Những cuộc tranh cãi liên tục bất tận của các em có khi chỉ là về chủ đề hàng của đứa nào “ngon”, độc, đẹp hơn…
Video đang HOT
Không chỉ ham hố những món hàng tiêu dùng đắt tiền, nhiều bạn trẻ còn chạy theo những trào lưu “ngoại” cực kì tốn kém. Nuôi thú cảnh hàng triệu đồng, săn phụ kiện, đồ đôi độc (với số tiền cũng “độc” không kém.!!), sưu tầm đồ cổ, chơi xe cổ…là những cách chẳng giống ai để thể hiện sự sành điệu và độ có tiền của những tiểu thư, công tử con nhà giàu. Những thú tiêu khiển tưởng chỉ có ở trên phim, ở nước ngoài, của những người nổi tiếng thế giới nay đang dần phổ biến ở teen Việt.
Đại gia đi thuê
Dễ dàng nhận thấy, không phải ai cũng đủ khả năng tài chính nhằm thỏa mãn sở thích dùng hàng hiệu, nhất là với phần đông giới trẻ Việt là những người thu nhập thấp hoặc chưa có thu nhập.
Không ít người luôn trong tình trạng cháy túi vì chạy theo thời trang, hàng hiệu. Có người còn sẵn sàng đi vay để có tiền mua điện thoại xịn, xe xịn… Những tình huống dở khóc, dở cười cũng từ đó mà ra.
“Tại mình có tính bốc đồng, lại mê hàng hiệu nên nhiều khi khổ lắm. Thích là mua, dù nhịn ăn cũng phải mua. Cầm chiếc ví LV mà bên trong còn chẳng đủ tiền ăn một tháng, thẻ ngân hàng thì luôn hết nhẵn… Nhiều khi phải vay nóng bạn bè hoặc xin viện trợ của bố mẹ, cũng ê mặt lắm” – Thanh Thủy, nhân viên PR thành thật.
Dù sao Thủy cũng có việc làm ổn định với mức lương tương đối. Còn nhiều cậu ấm cô chiêu con nhà lính, tính… sính ngoại, để có tiền mua hàng hiệu lấy le với bạn bè đã không tiếc công nghĩ ra những tuyệt chiêu lừa mẹ dối cha, lấy tiền tiêu xài.
Không đủ sức để mua đồ hiệu “xịn”, có người còn phải kham bằng cách dùng đồ fake (hàng nhái), thậm chí đi thuê đồ hiệu với giá cắt cổ để thỏa mãn cơn ghiền hàng hiệu. Thanh Nga (ở Hữu Lũng, Lạng Sơn) như vớ được vàng khi biết đến dịch vụ cho thuê hàng hiệu.
Từ những hiệu quần áo nổi tiếng, đến những bộ nữ trang đắt tiền, hay đơn giản hơn là chiếc điện thoại di động đều có thể…thuê được. Thay vì phải vất vả làm thêm, Nga dễ dàng sở hữu những chiếc túi xách vài trăm đô, thậm chí cả nghìn đô trong khoảng thời gian đi thuê. Được biết, giá thuê cũng tùy theo nhãn hiệu của món đồ, còn tiền thuê thì vào khoảng 5% đến 10% giá trị.
Hoàng Anh một 9x làm partime ở shop quần áo trên đường Cầu Giấy cho biết, nếu bạn nhìn một cô gái xuống phố long lanh với “những cái mác biết nói” thì bạn đừng nghĩ chắc hẳn cô gái này ngồi trên một mỏ vàng, đôi khi từ đầu đến chân lại toàn là đồ đi thuê.
Do giá cả không phải quá đắt mà lại có thể thay đổi thường xuyên nên nhiều teen coi đây là cái phao để thỏa mãn cho tính cách thích khoe, thích chơi hàng hiệu của mình.
Cũng không ít teen nghiện hàng hiệu lại có cách sở hữu hàng hiệu đơn giản hơn đó là mua hàng có thương hiệu đã qua sử dụng. Chỉ cần tút tát lại nhiều teen đã hãnh diện sắm cho mình những đồ dùng y như mới với cái giá mềm mỏng hơn nhiều.
Tuy nhiên, việc thuê đồ hiệu cũng không thật dễ dàng. Mặc dù số tiền thuê không cao bằng việc mua nguyên sản phẩm nhưng với mật độ “mỗi ngày đến trường là một nhãn (hiệu) mới” Nga cũng méo mặt để chi tiền. Đôi lần, Nga sơ ý làm hư đồ, thế là phải đền cho cửa hàng thuê, mà tiền đền thì ít cũng phải 50% – 70% giá trị món đồ.
Bên cạnh đó, mỗi lần lỡ trả không đúng hẹn là chủ hàng lại có lí do để tăng tiền. Nhiều cô cậu trót dính vào hàng hiệu thì dễ bị nghiện hay không dám lộ vỏ bọc hay phá vỡ hình ảnh lung linh trong mắt bạn bè. Họ vô tình tự cuốn mình vào vòng xoáy của cơn lốc hàng hiệu.
Theo Vietnamnet
Ảnh hưởng xấu của phim thần tượng Hàn Quốc đến giới trẻ Việt
Đằng sau những bộ phim thú vị là không ít điều đáng suy ngẫm về tác động đến giới trẻ.
Tình yêu là chủ đề xuyên suốt trong phim Hàn
Sống chung là chuyện thường?
Có thể nói sự đổ bộ của hàng loạt bộ phim thần tượng Hàn Quốc thời gian qua vô tình hình thành trào lưu xem phim Hàn, sống kiểu Hàn và yêu theo phim Hàn trong giới trẻ.
Họ "mê" phim Hàn trước hết vì dàn diễn viên "trai xinh, gái đẹp", sau đó là vì nội dung đánh trúng tâm lý giới trẻ. Hầu như phim nào cũng lấy tình yêu làm đề tài chính, làm thỏa mãn những ước mộng của tuổi mới lớn. Con trai xem phim thì đâm ra thích làm công tử nhà giàu, mặc sức vung tiền. Con gái lại mộng làm nàng lọ lem, vô tình gặp và yêu chàng công tử nhà giàu hệt như môtip trong phim "Vườn sao băng", "Goong" (Hoàng cung), "Full house" (Ngôi nhà hạnh phúc),...
Bắt đầu từ thành công rực rỡ của "Full house" (Ngôi nhà hạnh phúc), môtip nam nữ sống chung nhà rồi yêu nhau trở nên nở rộ trong phim Hàn. Hàng loạt bộ phim gần đây như "Sungkyunkwan scandal" (Chuyện ở trường Sungkyunkwan) về cô gái giả trai, sống giữa ba chàng công tử nhà giàu hay anh chàng kiến trúc sư Jin Ho (Lee Min Ho) vì muốn tìm hiểu kiến trúc ngôi nhà của Gae In (Son Ye Jin) nên đã đến trọ trong nhà của cô trong bộ phim Personal taste (Anh chàng si tình),... đang rất được khán giả trẻ yêu thích.
Nam nữ sống chung là chuyện thường trong phim Hàn
Việc sống chung nhà rồi dẫn đến tình yêu trên phim ảnh đã phần nào cổ vũ tình trạng sống thử trong thực tế vốn chưa bao giờ thôi khiến xã hội lo ngại. Nhiều bạn trẻ khi yêu lại mong được sống chung nhà với người mình yêu để có được tình yêu trọn vẹn như trên phim. Thành viên BoA_valenti trên trang web phim ảnh nổi tiếng kr***.net còn viết rằng: "Mình rất thích mô típ này. Mong tìm được một anh đẹp trai để sống chung nhà như vậy".
Làm "đại ca" ở trường học
Thích chứng tỏ bản lĩnh luôn là "mốt" của nhiều bạn tuổi mới lớn. Nắm bắt xu hướng này, các bộ phim thần tượng chấp nhận cả những chi tiết phi thực tế để nâng nhân vật của mình lên tầm... "đại ca".
Phim thần tượng Hàn Quốc trong sáng nhưng vẫn có "sạn"
Trong phim "Vườn sao băng" phiên bản Hàn Quốc, tại một trường trung học nhỏ, những học sinh con nhà giàu đi học bằng... máy bay. Bốn nam học sinh tự xưng là nhóm F4 mặc sức hoành hành, điều khiển cả ngôi trường. Xem phim ai cũng biết đây là chi tiết phi thực tế nhưng nhiều bạn trẻ tuổi mới lớn đã ngưỡng mộ phong cách "đại ca" của bộ tứ này.
Đó là chưa kể những nhân vật thường được xây dựng theo môtip đẹp trai, nhà giàu nhưng kiêu ngạo và cực kỳ thực dụng như Joo Won trong "Secret garden" (Khu vườn bí mật). Tuy nhiên, đó lại là kiểu nhân vật rất được nhiều bạn nữ ưa chuộng vì "rất bảnh và lạnh lùng, đúng kiểu Hàn Quốc".
Nhóm F4 trong phim Vườn sao băng khiến nhiều bạn tuổi mới lớn mê mẩn
đến mức không quan tâm đến chi tiết nhóm này làm "đại ca" trong trường học
Nguyễn Ngọc Thiên Thanh (học sinh lớp 10 Trường trung học Thực hành, TP.HCM), cho biết: "Một số bạn xem phim Hàn xong cũng bắt chước thành lập các nhóm đặt tên là F4, F5 rồi đi gây rối khắp nơi để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Hình ảnh nhân vật trong phim trong sáng bao nhiêu thì những gì các bạn bắt chước lại xấu xí bấy nhiêu".
Phim Hàn đang "phủ sóng" ngày càng mạnh mẽ trong giới trẻ. Bên cạnh những tình cảm trong sáng được các bạn trẻ ủng hộ thì phim Hàn vẫn còn để lại nhiều hạt sạn do mải miết chạy theo và thỏa mãn cái tôi của giới trẻ.
Bạn Trần Ngọc Đăng Khoa (học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Tiền Giang) vốn thường xem phim Hàn - nhận xét: "Mình thật sự rất thích cốt truyện và cách xây dựng nhân vật trong phim Hàn. Song phải thừa nhận những kiểu yêu hay lối sống thoáng như phim Hàn thì chỉ có trong phim mà thôi. Bước ra ngoài cuộc sống thì kiểu yêu và cách sống như vậy dễ bị cho là hư hỏng, sa đọa".
Theo AF
Tràn lan Web "3S": Sốt, Sốc, Sex Thống kê của Cục An ninh thông tin - truyền thông (Bộ Công an) cho thấy, có khoảng 300 trang web "đen" đang nhắm tới đối tượng là giới trẻ Việt. Sôt, sôc, sex...! Hiện nay, số lượng các trang thông tin cập nhật những đoạn video clip, hình ảnh hở hang, dung tục và thông tin "tư vấn - giáo dục" nhưng...