Đại gia ngoại mượn Việt Nam làm ‘bàn đạp’ xuất khẩu?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận, thực tế hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ nguồn nhân công giá rẻ của Việt Nam để làm bàn đạp vào các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới không phải là mới mà chỉ gia tăng mạnh hơn khi triển vọng ký kết các Hiệp định rõ nét hơn.
Ảnh minh họa.
Một số ý kiến cho rằng, việc chuyển nhà máy sang Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ vừa đón đầu cơ hội mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) là cách mà nhiều công ty nước ngoài đang thực hiện nhằm dùng Việt Nam để làm “bàn đạp” vào các thị trường lớn trong khối TPP.
Theo đó, các chuyên gia lo ngại việc Việt Nam đóng vai trò xuất khẩu “hộ” sẽ khiến phần lợi nhuận từ một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực còn lại ít, một số ý kiến khác cho rằng Việt Nam nên có các chính sách phù hợp “mượn” nguồn vốn đầu tư này để phát triển kinh tế trong nước cùng với các cam kết chặt chẽ về chuyển giao công nghệ.
Phản hồi về những thông tin trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thực tế hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ nguồn nhân công giá rẻ của Việt Nam để làm bàn đạp vào các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới không phải là mới, do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ trước đến nay vẫn phụ thuộc vào yếu tố này, mà chỉ gia tăng mạnh hơn khi triển vọng ký kết các Hiệp định rõ nét hơn.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng, cần nhìn nhận và đánh giá đúng một số điểm lợi từ việc gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Video đang HOT
Thứ trưởng Hải cho biết, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua.
Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong các năm gần đây, tăng từ 34 tỷ USD (chiếm 49,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước) vào năm 2010 lên 110,59 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 68,2%) trong năm 2015.
“Như vậy, có thể nói, khu vực FDI đóng vai quan trọng trong nền kinh tế và kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong những năm gần nhiều doanh nghiệp nước ngoài chú ý đến Việt Nam và chuyển đến đầu tư Việt Nam do họ nhìn thấy cơ hội lớn từ đầu tư tại nước ta khi Việt Nam ký kết các Hiệp định FTA lớn như TPP, FTA với EU …”, Thứ trưởng Hải nhấn mạnh.
Cũng theo người phát ngôn Bộ Công Thương, đây là cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ hội mở rộng đầu tư tiếp cận công nghệ hiện đại, thanh lọc phát triển được các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Cụ thể, về vấn đề thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Thứ trưởng nhấn mạnh, đây là cơ hội mà trong nhiều năm qua Việt Nam chưa làm được do việc đầu tư đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực: dệt may, da giày, cơ khí, ô tô…tiến tới giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm trong nước và xuất khẩu, đồng thời giảm gánh nặng cho nhập khẩu.
Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư quốc tế để mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất và trong chừng mực nào đó tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, sản xuất từ các nước tiên tiến hiện đại.
Trong đó, nền kinh tế Việt Nam mà đặc biệt là các lĩnh vực được đánh giá là chịu nhiều tác động từ các FTA như dệt may, da giày sẽ trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư nhằm nắm bắt cơ hội do hội nhập mang lại.
Đồng thời, dưới sức ép cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hoá và tham gia các hiệp định FTA, chỉ có các doanh nghiệp mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước mới có thể trụ được, còn lại sẽ bị bật khỏi thị trường nếu năng lực cạnh tranh yếu.
Do đó, đây cũng là cơ hội buộc các doanh nghiệp phải tự đánh giá lại, tìm hướng đi giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.
“Tuy nhiên, để việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mang lại hiệu quả cao, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần phải có những chính sách phù hợp. Tùy từng giai đoạn phát triển của đất nước, chúng ta cần có các chính sách khuyến khích đầu tư theo hướng có chọn lọc và phù hợp vào các lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng”, Thứ trưởng Hải kết luận.
Theo Bizlive
Cánh cửa lớn đã mở
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết. Sau khi Hiệp định được phê chuẩn và có hiệu lực, Việt Nam cùng 11 quốc gia thành viên sẽ hợp tác trong một khuôn khổ chặt chẽ nhưng rộng mở, các hoạt động giao thương - đầu tư đang hứa hẹn mang lại những kết quả tích cực...
Với Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc tham gia TPP. Vấn đề đặt ra là cần có sự chuẩn bị tích cực nhằm tận dụng tối đa cơ hội cũng như giảm thiểu, triệt tiêu những hạn chế, yếu kém, hướng tới mục tiêu thu được lợi ích tối đa cho nền kinh tế.
Ngành Dệt may được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Ảnh: Nhật Nam
Theo nhận định của Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng mạnh nhờ tác động của TPP. Hàng loạt hàng hóa, sản phẩm thế mạnh sẽ được "tiếp sức" bởi thuế suất 0%. Đây là "cú hích" tác động trực tiếp đến cộng đồng DN. Nhờ thuế suất ưu đãi đặc biệt như trên nên hàng hóa của ta sẽ có lợi thế về giá, cũng đồng nghĩa với việc tránh đuợc nguy cơ bị cạnh tranh từ các nước nằm ngoài khuôn khổ TPP. Một số ngành hàng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ là dệt may, da giày, điện thoại, đồ gỗ, thủy sản... Riêng đối với ngành dệt may, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sẽ trực tiếp tạo ra khoảng 200.000 việc làm mới.
Ngoài ra, xét về cơ cấu hàng xuất khẩu thì phần lớn chủng loại hàng của Việt Nam và các nước thành viên TPP lại có tính chất riêng biệt, có thể bù đắp cho nhau. Đây cũng là một thực tế tự nhiên và "vô tình" tạo ra sự thuận lợi to lớn về cơ hội để DN Việt chủ động triển khai đầu tư phục vụ xuất khẩu.
Hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cũng được dự báo sẽ xuất hiện song hành với giao thương, vì các thành viên TPP sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế về giá nhân công, thuế suất thấp cũng như vị trí thuận tiện trong vận tải hàng xuất khẩu. Đặc biệt, DN Mỹ sẽ đầu tư với tốc độ rất nhanh để thiết lập chuỗi sản xuất - cung ứng tại Việt Nam và điều đó sẽ nhanh chóng cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng ĐTNN của họ; thậm chí, DN nước này đã nhiều lần công khai mục tiêu trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Làn sóng ĐTNN với quy mô lớn sẽ sớm xuất hiện nhờ những hiệu ứng tổng hợp và tích cực nói trên.
Trên thực tế, năm 2015, Việt Nam đã đạt kết quả thu hút vốn ĐTNN cao hơn nhiều năm trước và đó là một minh chứng cụ thể cho việc các DN quốc tế đang ngày một quan tâm, tin tưởng vào tương lai thị trường Việt Nam. Vấn đề còn lại chủ yếu phụ thuộc vào sự năng động, khả năng chuẩn bị và hành động của DN "nội". Ông Sỹ Danh Phúc, Giám đốc siêu thị Fivimart Trúc Khê cho biết, TPP sẽ tạo ra sức ép lớn và liên tục đối với các DN thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành bán lẻ. Hiện, một số DN nước ngoài như của Pháp, Mỹ đang tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam bên cạnh các đơn vị của Nhật Bản và Thái Lan đã có mặt từ thời gian trước. Vì vậy, mỗi đơn vị thương mại cần tập trung nghiên cứu, xác định rõ định hướng kinh doanh và chiến lược phát triển dài hạn; nhất là xác định và đầu tư bài bản vào phân khúc thị trường cụ thể, tránh manh mún. Trong khi đó, Tổng thư ký Hiệp hội các DN vừa và nhỏ TP Hà Nội Mạc Quốc Anh nhấn mạnh, các DN cần ý thức rằng, TPP là một minh chứng cho "thế giới phẳng" trong hoạt động kinh tế, có yêu cầu rất cao về sự minh bạch và chất lượng. Vì vậy, mỗi đơn vị cần xác định làm tốt công tác thị trường, mục tiêu và đối tác kinh doanh, không nên phân biệt giữa xuất khẩu hay giao thương nội địa..
Kazakhstan phê chuẩn FTA với Việt Nam Thượng viện Kazakhstan vừa phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) với Việt Nam. Các nước tham gia Hiệp định trên gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan và Việt Nam, ký FTA hồi tháng 5-2015, trước khi Quốc hội các nước phê chuẩn để hiệp định chính thức có hiệu lực. Dự kiến, sẽ có khoảng 90% mặt hàng được cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan theo lộ trình, trong đó 60% mặt hàng có thuế suất bằng 0% ngay khi FTA có hiệu lực. Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu sang Liên minh Á - Âu một số mặt hàng có thế mạnh, gồm thủy sản, dệt may, hàng tiêu dùng và có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm quan trọng như máy móc, thiết bị công nghiệp, sợi bông, bột mỳ, sản phẩm sữa... Liên minh kinh tế Á - Âu có 175 triệu dân, với tổng GDP 2.500 tỷ USD/năm. Anh Minh
Hồng Sơn
Theo_Hà Nội Mới
Tìm lực đẩy cho xuất khẩu gạo Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 dự kiến khoảng 6,5 triệu tấn, chênh lệch không đáng kể so với năm 2015. Bên cạnh những cơ hội trước các FTA, thị trường AEC hay TPP, ngành lúa gạo Việt Nam năm nay được dự báo còn nhiều thách thức lớn về hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Theo nhận định...