Đại gia Lê Ân kêu cứu giùm nhiều bạn bè bị giật nợ “khủng”
Tin tưởng vợ chồng chủ doanh nghiệp tận Hà Nội, nhiều bạn bè của đại gia Lê Ân ở Vũng Tàu cho vay mượn hàng chục tỉ đồng nhưng đòi hoài không được khiến đại gia bức xúc…
Đại gia Lê Ân kêu cứu giùm những người bạn của mình vì bị vợ chồng một “đại gia” khác ở Hà Nội quỵt nợ
Chiều 19.8, phóng viên nhận được điện thoại của đại gia Lê Ân từ Bà Rịa – Vũng Tàu với nội dung kêu cứu giùm những người bạn của mình vì bị vợ chồng một “đại gia” khác ở Hà Nội quỵt nợ.
Theo đại gia Lê Ân, các bạn từng giúp đỡ ông khi gặp nạn nên nay họ gặp nạn ông không thể khoanh tay, muốn cơ quan chức năng can thiệp để phanh phui sự việc có dấu hiệu bị “chìm xuồng” vì nhiều lần nạn nhân gửi đơn tố cáo đến nhà chức trách nhưng không thấy hồi âm.
Cụ thể, các bạn của đại gia Lê Ân cùng ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu, có quen thân với gia đình vợ chồng ông Nguyễn Tương Nh. và bà Vũ Thùy H., trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vợ chồng này là Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty N., có dự án xây dựng ở Hà Tây.
Theo trình bày của ông Tôn Minh Quang (50 tuổi, ngụ phường 10, TP.Vũng Tàu), do có quen biết thân tình với cha ông Nh. nên năm 2007 ông Quang cho người này vay 9 tỷ đồng. Giấy biên nhận kèm theo tờ cam kết đảm bảo tài sản thế chấp 600 m2 trong thời hạn 6 tháng tại dự án TST tại một khu tập thể của ngành công an.
Quá hạn không thấy ông Nh. trả nợ, ông Quang kiểm tra lô đất thì phát hiện bên vay đã thanh lý xong lô đất này. Từ đó đến nay nhiều lần ông Quang ngược xuôi ra Bắc nhưng không đòi được nợ.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Hòe (71 tuổi) là giáo viên nghỉ hưu ở đường Ba Cu, TP.Vũng Tàu cùng có mối quen biết vợ chồng Nh., bà H. như ông Quang. Năm 2007, Nh. vay tiền bà Hòe nhiều lần và lúc đầu trả nợ rất sòng phẳng. Thấy vậy, đầu năm 2009, bà Hòe huy động của nhiều người thân được 14 tỷ đồng đưa cho vợ chồng Nh. nhưng đòi hoài không thấy trả.
Video đang HOT
“Anh Nh. hứa với tôi khi nhận 20 tỷ đồng của khách hàng sẽ trả tôi 5 tỷ đồng nhưng anh Nh. bội tín. Đòi ráo riết thì anh Nh. hứa bán đất cho tôi và trả lại tiền nhưng tôi nhờ người thân đến mua đất tại dự án của anh Nh. tại Hà Tây nhưng anh Nh. tìm cách không bán”, bà Hòe bức xúc.
Còn với ông Vũ Bá Điệp (71 tuổi, cán bộ hưu trí ở TP.Vũng Tàu) thì được Nh. hứa cấn nợ trên 9,8 tỷ đồng bằng 2 lô đất biệt thự tại một khu sinh thái ở Đông Mô ( Sơn Tây, Hà Nội). Ông Nh. cam kết đến 30.6 sẽ làm xong hạ tầng, giấy tờ pháp lý để bàn giao cho ông Điệp nhưng đến nay 2 lô đất này chi mới nằm… trên giấy.
“Hai lô đất chưa có sổ đỏ, chưa bản vẽ nên không chuyển giao được và anh Nh. cũng không trả tiền tôi. Theo lãi suất 2%/tháng như cam kết thì anh Nh. nợ tôi trên 7,8 tỷ đồng tiền lãi. Cộng cả gốc lẫn lãi trên 17,5 tỷ đồng”, cụ Điệp cho biết.
Tương tự, ông Nguyễn Bá Bảng ở TP. Vũng Tàu cũng cho ông Nh. vay 7 tỷ đồng, tài sản thế chấp là một biệt thự tại khu du lịch sinh thái do ông Nh. làm chủ đầu tư. Ông Nh. cam kết trả nợ cuối tháng 3.2013 bội tín đến nay.
“Sau nhiều lần né tránh nhiệm vụ trả nợ, đến nay tôi không thể liên lạc được với ông Nh.. Đây là hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đề nghị cơ quan điều tra sớm vào cuộc”, ông Bảng trình bày.
Theo đại gia Lê Ân, không riêng gì những người bạn của mình mà vợ chồng Nh. còn nợ rất nhiều người. Ông hướng dẫn các bạn của mình gửi đơn tố cáo nhưng cơ quan điều tra chưa vào cuộc.
Theo Hàm Yên
Một Thế Giới
"Thủ trưởng nghiêm túc sẽ hạn chế tuyển lao động hợp đồng"
"Nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Còn họ tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao là làm không đúng", ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ nói.
Trước lo ngại của hàng ngàn lao động hợp đồng đang làm việc ở các sở ngành, quận huyện về việc có thể bị mất việc sau khi UBND TP Hà Nội yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý biên chế, tiền lương cán bộ công chức, ngày 19/8, ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ đã trao đổi với phóng viên Dân trí để làm rõ vấn đề.
Ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội
Tại sao trên địa bàn Hà Nội lại có tình trạng hàng ngàn lao động đang làm thay việc của công chức, thưa ông?
Sau khi hợp nhất (Hà Tây với Hà Nội) công việc của các sở ngành cũng nhiều hơn trước. Một số sở công việc nhiều, áp lực lớn cộng với việc có nguồn thu như Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Quy hoạch kiến trúc... đã tự ký hợp đồng để giải quyết việc của họ.
Tuy nhiên, nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Theo quy định nếu các sở ngành này tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao thì đơn vị đó thực hiện không đúng.
Như vậy là lãnh đạo các sở ngành đã tùy tiện ký lao động hợp đồng mới dẫn đến tình trạng như vậy?
Cũng không phải các sở ngành tùy tiện ký hợp đồng với người lao động. Tôi nhớ có thời điểm Hà Nội tạm thời không tổ chức thi tuyển công chức. Với những cơ quan có nhiều người về hưu, người chuyển công tác dẫn đến việc số người hiện tại không giải quyết hết công việc. Hà Nội mới xin ý kiến của Bộ Nội vụ cho phép ra quyết định ký hợp đồng thỏa thuận trong chỉ tiêu biên chế.
Từ đó, thành phố giao cho Sở Nội vụ là cơ quan thẩm định, làm thủ tục điều động lao động về làm ở vị trí còn thiếu. Sau này, Quyết định 103 được ban hành, không giao cho Sở Nội vụ thẩm quyền như vậy nữa. Còn các Sở đã tự ký hợp đồng lao động làm chuyên môn từ 1 tháng, 3 tháng... Đáng nhẽ ra các sở phải làm theo mẫu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhưng họ không làm mà mỗi một cơ quan lại có hình thức ký khác nhau.
Công việc nhiều lên, lãnh đạo các sở sẵn sàng lấy thêm người về làm, điều đó liệu có phản ánh trình độ quản lý công việc thiếu khoa học hay năng lực của công chức còn hạn chế không, thưa ông?
Nếu thủ trưởng đơn vị sắp xếp bộ máy, công việc và đặc biệt là chọn được người tinh xảo, có trách nhiệm thì giải quyết công việc rất nhanh. Cũng phải nói thực là anh em công chức hiện nay chưa đạt được đến mức độ chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ. Suy cho cùng đó chính là trình độ chuyên môn của công chức và thủ trưởng biết cách tổ chức sắp xếp bộ máy.
Hàng ngàn người nộp hồ sơ thi công chức ngành thuế Hà Nội
Nhiều người cho rằng, việc lấy lao động nhiều như vậy là để xí chỗ, giữ suất cho người thân?
Khi lấy về làm hợp đồng ở các sở ngành thì người ta cũng đều phải chọn cả. Ví như ở Sở Giao thông vận tải thường lấy người ở ban dự án, đơn vị sự nghiệp về làm ở phòng ban chuyên môn. Khi lấy người ở đơn vị về thì người ta biết rõ trình độ chuyên môn thế nào, năng lực thế nào. Dĩ nhiên đó là theo cảm nhận đánh giá của người ta.
Từ những bất cập trong việc sử dụng lao động đã được Sở Nội vụ chỉ rõ, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - đã yêu cầu rà soát sử dụng lao động hợp đồng, phân loại và xử lý theo hướng chấm dứt, thanh lý các hợp đồng do phòng chuyên môn tự ký và trả lương bằng kinh phí từ ngân sách. Điều đó khiến nhiều người lo lắng sẽ bị mất việc trong thời gian tới?
Cái đó phải làm từng bước chứ không thể nói cắt là cắt ngay được vì suy cho cùng họ là người lao động nên làm gì cũng phải vừa có tình, có lý. Thời gian tới chúng tôi phải xuống từng đơn vị để tiếp tục lắng nghe để nắm được đặc thù công việc của họ. Từ cụ thể đó để xác định vị trí phù hợp cho từng đối tượng.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong
Theo Dantri
Anh mất vì tai nạn giao thông, em nguy kịch vì bệnh suy thận Gia đình bé nhỏ của ông Đặng Văn Khỏi vừa mới chịu một cái tang con trai trưởng, nay người con gái 5 năm bị bệnh thận cũng có nguy cơ lìa cõi đời nếu không có tiền điều trị. Ở tuổi đôi mươi, em Đặng Thị Ngọc Băng (quê Đồng Tháp) phải mang trong người căn bệnh suy thận giai đoạn cuối,...