Đại gia không còn mạnh tay thao túng ngân hàng “vỗ béo” công ty sân sau
Sau 4 năm tái cơ cấu ngân hàng, tình trạng sở hữu chéo vẫn còn tồn tại, nhưng các cổ đông lớn không còn dám mạnh tay thao túng ngân hàng để vỗ béo cho công ty sân sau như trước.
Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank) là một trong số các thương vụ M&A ngân hàng thời gian qua
Công cuộc tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn I bắt đầu kết thúc. Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau giai đoạn này, sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý một bước quan trọng.
“NHNN đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý các vi phạm về sở hữu cổ phần, sở hữu chéo. Số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã giảm dần (chỉ còn 3 cặp tổ chức tín dụng có sở hữu chéo). Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp tập trung ở một số ngân hàng TMCP, nhưng tỷ lệ không lớn. Tình trạng một tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần tại một số tổ chức tín dụng hoặc một số tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần tại một tổ chức tín dụng đã giảm so với thời gian trước đây”, ông Nghĩa nói.
Thực tế, giai đoạn 2011-2015, hàng loạt thương vụ sáp nhập, hợp nhất liên quan đến sở hữu chéo đã diễn ra. Đầu tiên là trường hợp 3 ngân hàng hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sau đó là trường hợp Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank), MaritimeBank sáp nhập Tài chính dệt may, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chung sở hữu nhà nước, Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)…
Tuy vậy, cũng phải thấy rằng, số lượng ngân hàng vẫn liên quan đến sở hữu chéo còn rất nhiều. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng sở hữu cổ phần tại nhiều tổ chức tín dụng nhất: 4 ngân hàng và 1 công ty tài chính. Trong đó, Vietcombank đang nắm 9,59% vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), 8,24% cổ phần Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), 5,07% tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và trên 8% tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank).
Tương tự, Eximbank cũng đang nắm giữ cổ phần tại 4 đơn vị, trong đó nắm giữ cổ phần lớn tại Sacombank. Bên cạnh đó, tình trạng ngân hàng và doanh nghiệp sở hữu cổ phần lẫn nhau vẫn còn rất lớn. Quá trình tái cơ cấu ngân hàng tuy đã loại một số ông chủ yếu kém ra khỏi lĩnh vực ngân hàng, song lại xuất hiện những ông chủ mới và vẫn tiếp tục gắn với “sân sau”.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, tình trạng sở hữu chéo tuy vẫn còn, song điều đáng mừng là các cổ đông lớn đã biết sợ, không còn dám lũng đoạn ngân hàng để sử dụng vốn cho các công ty sân sau như trước. Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế lại cho rằng, quá trình xử lý sở hữu chéo đang chậm lại. Dù sở hữu chéo đã giảm khá mạnh, song “mạng nhện” sở hữu chéo vẫn chưa được xử lý dứt điểm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Video đang HOT
Về vấn đề này, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được thực hiện một cách quyết liệt đã giúp tình trạng sở hữu chéo cơ bản gần như chấm dứt. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu như mong muốn, cần có cơ chế thanh lọc cơ cấu cổ đông nhằm loại trừ sự liên kết móc ngoặc giữa các cổ đông.
“Điều đó sẽ đảm bảo cho thành công của quá trình tái cơ cấu này không bị đảo ngược”, TS. Trương Văn Phước khuyến cáo.
Theo Hà Tâm
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lươn xứ Nghệ "vật vã" bởi thông tin vỗ béo bằng thuốc tránh thai
Trước thông tin một số trang trại ở tỉnh Nghệ An đang "vỗ béo" lươn bằng thuốc tránh thai. Nhiều đồn đoán xung quanh sự việc này khiến cho thương hiệu "Lươn đồng xứ Nghệ" đang bị ảnh hưởng.
Thời gian gần đây, mọi người vô cùng hoang mang khi có một thông tin một số trang trại ở tỉnh Nghệ An đang "vỗ béo" lươn bằng thuốc tránh thai. Ngay lập tức, trên Facebook xuất hiện những chia sẻ thể hiện thái độ kinh hoàng bởi đây là thực phẩm phổ biến của con em họ.
Thậm chí trên một số diễn đàn mạng đã lan truyền cách tránh thai không cần sử dụng bao cao su hay thuốc mà chỉ cần... ăn cháo lươn, miến lươn (?).
Những thông tin trên đã ít nhiều ảnh hưởng trước hết là đến những hộ nuôi lươn chân chính.
Thông tin nuôi lươn bằng thuốc tránh thai đang khiến cho người nông dân khốn đốn
Anh N.V.K, một người nuôi lươn tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) bức xúc: "Việc nuôi lươn bằng thuốc tránh thai thì chỉ có ở bên Trung Quốc, chứ bên mình làm gì có. Mà khi nào bắt được tận tay thì hãy nói vậy, chứ cứ nói lung tung khiến cho những người nuôi lươn chúng tôi mang tiếng. Cuộc sống chúng tôi phụ thuộc vào con lươn, giờ không bán được chúng tôi biết lấy gì mà sống".
Trước nghi vấn nuôi lươn bằng thuốc tránh thai thì anh Trần Ngọc Duyên (SN 1974) trú xóm 16, xã Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho biết không có chuyện đó, bởi lươn là loại rất kén ăn nếu muốn thay đổi hay vỗ béo bằng những thực phẩm khác cũng không được bởi như thế lươn sẽ bỏ ăn và chết.
"Làm gì có chuyện vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai. Ở đâu thì tôi không biết chứ ở trại của tôi không có chuyện đó. Trong quá trình thuần dưỡng tôi có sử dụng một số loại thuốc sát trùng và vệ sinh thông thường chứ hoàn toàn không sử dụng loại thuốc tránh thai cho người như thông tin đã đưa", anh Duyên nói.
Anh Duyên cho biết chỉ sử dụng loại thuốc sát trùng, phòng bệnh, vệ sinh thông thường cho lươn giống.
Ông Hoàng Đức Ân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hưng Nguyên cũng khẳng định không có chuyện nuôi lươn hay vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai như một số thông tin đang lan truyền.
"Tôi khẳng định không bao giờ có chuyện đó trên huyện chúng tôi. Hiện, chúng tôi có 4 hộ gia đình nuôi và cung cấp lươn, nhưng chúng tôi thường xuyên giám sát và kiểm tra hàng tháng. Nếu người nuôi dùng thuốc cho lươn thì chúng tôi biết ngay", ông Ân nói.
Mô hình nuôi lươn không bùn ở Nghệ An
Ông Ân cho biết thêm, thông tin đó đang ảnh hưởng đến thương hiệu lươn đồng xứ Nghệ và trực tiếp là những người nuôi lươn bằng phương pháp trong bể không bùn. Đây là phương pháp mới đang được thử nghiệm trong thời gian gần đây, tương lai nếu thành công sẽ cho năng suất rất cao.
"Chúng tôi đang tiến hành làm văn bản báo cáo để trình lên cấp trên xem xét, sau đó sẽ gửi công văn đến cơ quan báo chí để làm rõ sự việc, trả lại sự thật cho những người nuôi lươn ở Hưng Nguyên", ông Ân nói.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Xuân Học, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Nghệ An cho biết, sau khi biết thông tin các cán bộ của Chi cục đã cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên xuống kiểm tra thực địa cho kết quả cuối cùng, nhưng không có chuyện các hộ nông dân trộn thuốc tránh thai để chăn nuôi lươn.
Hiện, Chi cục Thủy sản Nghệ An cũng đề nghị Phòng Nông nghiệp huyện có báo cáo bằng văn bản cụ thể về Chi cục và Sở NN&PTNT Nghệ An.
Tấn Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Không có chuyện nuôi lươn bằng thuốc tránh thai! Về nơi trực tiếp liên quan với thông tin vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai, cả người nuôi lươn và cán bộ Trạm khuyến nông huyện Hưng Nguyên đều khẳng định với phóng viên Dân trí rằng không bao giờ có chuyện đó! Thương hiệu lươn đồng xứ Nghệ bị ảnh hưởng Trong những ngày qua trên các phương tiện truyền thông...