Đại gia giấu mặt bỏ gần 2 triệu USD mua 1 chú chim bồ câu, lý do thực sự mới gây sốc
Những triệu phú sẵn sàng chi hàng nghìn, thậm chí hàng triệu USD để sở hữu những chú chim bồ câu đạt tiêu chuẩn.
Bồ câu đua được ví như “môn thể thao đắt đỏ” và các dân chơi đều sẽ phải trải qua một giai đoạn “test” khả năng của chú chim trước khi xuống tiền. Mới đây, tờ The New York Times đã đưa tin một con chim đua của Bỉ có tên New Kim đã lập kỷ lục đấu giá sau màn “tỷ thí” của 2 đại gia Trung Quốc. Kết quả, chú chim này đã được chốt giá 1,9 triệu USD, tương đương gần 44 tỷ đồng. Một số dân mạng thắc mắc ngay “Tại sao nó lại đắt một cách vô lý như vậy” và nhiều người không ngần ngại so sánh mức giá của chú chim này với loài chó ngao Tây Tạng.
New Kim được một người đàn ông Trung Quốc giấu mặt mua với giá 1,9 triệu USD.
Không chỉ khiến dân mạng Trung Quốc xôn xao, con chim bồ câu giá 1,9 triệu USD cũng thu hút lượng người bàn luận trên Reddit, một trong những mạng xã hội cực phổ biến.
Bộ môn đua bồ câu hiện đại vốn khởi phát từ Châu Âu, nhưng thực tế thì Trung Quốc mới trở thành nơi phổ biến nhất của loại hình này. Những dân chơi ở quốc gia tỷ dân không ngần ngại chi tiền, thậm chí cả triệu USD để sở hữu được những “tay đua” xuất sắc nhất. Một quan chức ở Hiệp hội Đua bồ câu Bắc Kinh từng khẳng định việc chi tiền như vậy là điều không có gì phải ngạc nhiên, miễn là các “ông bầu” có tiềm lực tài chính tốt.
Bồ câu đua được ví như “môn thể thao đắt đỏ”.
Người giàu có sẵn sàng chi mạnh để sở hữu những chú chim bồ câu có danh tiếng.
Theo tìm hiểu, chú chim có tên New Kim từng đạt giải “biểu diễn” vào năm 2018 ở Bỉ. Hiển nhiên, những triệu phú ở Trung Quốc chẳng ngần ngại chi mạnh vào nó. Danh tích chủ ở hữu của New Kim thì trái ngược hoàn toàn. Người ta chỉ biết đó là một ông chủ giàu có, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Chính vị đại gia này đã bỏ ra mức tiền kỷ lục lên tới 1,4 triệu USD để sở hữu chú chim Armando vào tháng 3/2019.
PIPA, đơn vị tổ chức tiến hành cuộc đấu giá, quảng cáo đây là chú bồ câu đua đường trường “xuất sắc nhất mọi thời đại”.
“Đây là một thú vui tốn rất nhiều công sức. Nhưng một khi bạn đã bước chân vào, bạn sẽ say mê” , một quan chức của PIPA cho hay.
Đại gia mua chim Armando nghiễm nhiên được ghi danh vào kỷ lục thế giới khi là “người trả tiền cao nhất để mua một chú chim bồ câu”.
Trên thị trường nước ta hiện nay, tùy vào mục đích sử dụng người ta phân chia ra làm 2 nhóm bồ câu là: bồ câu lấy thịt và bồ câu làm cảnh. Giá chim để làm thịt chỉ 60 – 75 ngàn đồng/con. Bồ câu làm cảnh đắt nhất thì vào khoảng 1 triệu/cặp. Hiển nhiên, giá hàng chục tỷ đồng cho 1 chú chim đua có thể khiến không ít người sốc.
Blogger nước ngoài chia sẻ về những ngày mắc kẹt ở Việt Nam vì Covid-19: "Thật may mắn, vì đó là Việt Nam"
Câu chuyện do Arijana Tkalcec, một blogger du lịch người Croatia chia sẻ về những ngày phải ở lại Việt Nam vào đúng thời điểm cả nước thi hành cách ly xã hội vì dịch Covid-19.
Tôi là Arijana, năm nay 24 tuổi!
Sau khi học xong đại học, tôi cùng bạn trai quyết định làm một chuyến du lịch vòng quanh Đông Nam Á trong vòng 7 tháng. Chuyến đi bắt đầu từ tháng 1 - thời điểm virus corona đã xuất hiện, nhưng chẳng ai nghĩ nó trở thành một đại dịch kinh khủng như hiện nay.
Trở về nước, hay ở lại Việt Nam?
Điểm dừng chân đầu tiên là Bali - chúng tôi ở đó suốt 1 tháng, rồi hướng đến Việt Nam. Kế hoạch ban đầu là du lịch ở đây trong 3 tháng, nhưng rồi mọi thứ bỗng trở nên thật rắc rối.
2 tuần đầu tiên, mọi thứ thật hoàn hảo. Lúc tới đây, Việt Nam không có ca nhiễm nào đang điều trị. Chúng tôi thoải mái du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, đi khám phá vùng châu thổ sông Mekong và có những trải nghiệm tuyệt vời. Điểm bất thường duy nhất là việc phải đo thân nhiệt khi đến thăm bảo tàng thôi.
Mọi thứ đều hoàn hảo trong 2 tuần đầu tiên (Ảnh: Arijana Tkalcec)
Nhưng khi tới Mũi Né - điểm dừng chân thứ 3 trong chuyến du lịch tại Việt Nam, mọi thứ thay đổi một cách chóng mặt. Dịch bệnh bắt đầu trở nên kinh khủng tại châu Âu, trong khi cách chúng tôi 17km, ca nhiễm đầu tiên xuất hiện. Dần dần nhiều ca nhiễm mới được xác nhận, và có thể nói virus corona chính thức đã trở lại Việt Nam. Thành phố vốn luôn nhộn nhịp du khách, nay dần trở nên vắng vẻ hơn. Nhiều nhà hàng đóng cửa, khách sạn ngưng nhận khách, đường phố nhiều lúc không bóng người.
Lúc đó tình hình vẫn chưa đến nỗi tệ, nên chúng tôi quyết định tiếp tục hành trình tới Đà Lạt. Tại đây, các vấn đề bắt đầu xuất hiện. Chúng tôi bị từ chối phục vụ tại một nhà hàng địa phương chỉ vì là người nước ngoài. Trên đường phố, mọi người lập tức đeo khẩu trang mỗi khi chúng tôi đi ngang qua. Với việc rất nhiều ca nhiễm mới tới từ nước ngoài (cả từ khách du lịch quốc tế lẫn người Việt trở về), tôi phần nào cũng hiểu phản ứng của họ. Dẫu vậy, trải nghiệm ấy cũng chẳng dễ chịu chút nào, nên chúng tôi hiếm khi ra ngoài.
Đo thân nhiệt tại bảo tàng
Và rồi cũng đến lúc chúng tôi phải đưa ra quyết định: trở về nhà, hay ở lại Việt Nam? Thời gian không còn nhiều nữa: biên giới bắt đầu đóng cửa, tình hình ở châu Âu ngày càng kinh khủng hơn, các chuyến bay cũng dần ít lại. Nhưng rốt cục thì sau một thời gian suy nghĩ cũng như chia sẻ với người thân và bạn bè, chúng tôi chọn lưu lại Việt nam.
Tại sao ư? Đầu tiên, việc di chuyển bằng máy bay không phải điều nên làm lúc này, khi nhiều ca nhiễm tại Việt Nam dường như tới từ các chuyến bay. Thứ 2 là kinh tế: chúng tôi vốn đã mua vé về nước vào tháng 9 tới từ lúc còn ở Bali. Khoản chi phí đội thêm, chúng tôi khó lòng đáp ứng.
Hơn nữa, giá vé lúc này cũng quá đắt, và chẳng ai đảm bảo được rằng chuyến bay sẽ không bị hủy cả. Nếu không may bị kẹt lại một sân bay nào đó, hoặc chuyến bay bị hủy thì sao? Chúng tôi không có đủ tiền để mua vé khác, nên như vậy là quá rủi ro.
Thứ 3, trong trường hợp trở về được Croatia, việc tự cách ly trong 14 ngày là bắt buộc. Nơi duy nhất có thể tới là nhà của bố mẹ, mà chúng tôi không muốn họ gặp nguy hiểm. Cuối cùng, bạn trai tôi tới từ Slovania - nơi đã bị phong tỏa hoàn toàn, và điều này có thể kéo theo nhiều rắc rối. Vậy nên, chúng tôi ở lại.
Sợ hãi tại Đà Nẵng, nhưng... chẳng có gì xảy ra
Sau khi đưa ra quyết định, chúng tôi hiểu mình cần phải hành động thật nhanh. Nếu Việt Nam cũng bị phong tỏa, chúng tôi cần phải chọn nơi mình "nên" kẹt lại, và đó là Đà Nẵng. Một thành phố lớn, đầy đủ tiện nghi, nghĩa là chúng tôi sẽ có mọi thứ mình cần để có một cuộc sống bình thường.
Bãi biển đông đúc tại Nha Trang thời điểm chưa thi hành giãn cách xã hội
Để tới Đà Nẵng, chúng tôi lên một chiếc xe bus di chuyển hơn 6h đồng hồ tới Nha Trang. Nơi đây khác xa Đà Lạt: du khách rất đông (phần lớn là người Nga), đa số không đeo khẩu trang, còn bãi biển thì vẫn đông đúc. Không rõ nơi khác thế nào, nhưng mọi thứ ở đây cho cảm giác rất thoải mái.
Lưu lại vài ngày, chúng tôi đi Đà Nẵng bằng tàu hỏa. Hành khách đi cùng vẫn thấy sợ chúng tôi. Một người đàn ông Việt Nam thậm chí tỏ ra hoảng sợ khi thấy 2 đứa chuẩn bị ngồi cùng, phải mất một lúc lâu sau mới đồng ý. Để tỏ ý tôn trọng anh ta, chúng tôi quyết định đeo khẩu trang suốt 10h trên tàu.
Arijana Tkalcec và bạn trai phải luôn đeo khẩu trang thời điểm dịch bệnh còn phức tạp
Cảnh tượng đầu tiên khi tới ga Đà Nẵng thực sự khiến chúng tôi hơi sốc: rất nhiều người mặc đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân, cùng với cảnh sát đứng ngay của vào. Tôi đã rất sợ, vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. "Họ sẽ làm gì mình đây?" - tôi tự hỏi như vậy.
Nhưng hóa ra, mọi chuyện chẳng có gì đáng lo cả. Mọi người đều rất thân thiện và tỏ ra thấu hiểu, giúp tôi cảm thấy bình tĩnh hơn. Tất cả hành khách đều phải đo thân nhiệt, được hướng dẫn khử trùng tay. Vì là người nước ngoài, chúng tôi cần điền vào đơn khai báo, cung cấp một số thông tin như lịch sử di chuyển, nơi định cư trú, thời điểm tới Việt Nam...
Cả hai chúng tôi cũng phải tải ứng dụng của Bộ Y tế về, cung cấp thông tin đầy đủ. Mỗi ngày, ứng dụng đều hỏi chúng tôi cảm thấy thế nào, có triệu chứng xuất hiện hay không. Đây là cách nhà chức trách theo dõi sức khỏe của chúng tôi, nhờ vậy có thể phản ứng và hỗ trợ nhanh hơn rất nhiều so với các nước khác. Mỗi người được định danh bằng một con số nhất định, có thể quét bằng mã QR.
May mắn vì đó là Việt Nam
Chúng tôi tới vừa kịp lúc. Ngay hôm sau, toàn bộ thành phố bắt đầu đóng cửa, và phải tốn khá nhiều thời gian mới tìm được một chỗ ở phù hợp. Thực sự là may mắn đấy, bởi một số nhà trọ đã không còn tiếp nhận người nước ngoài nữa.
Tình hình bắt đầu trở nên phức tạp hơn. Lệnh cách ly - giãn cách xã hội được ban hành, áp dụng tới ngày 22/4. Chúng tôi dành phần lớn thời gian ở trong nhà, tự nấu ăn mỗi ngày, và chỉ mua sắm nhu yếu phẩm 1 lần trong tuần. May mắn là việc tìm thực phẩm không khó, vì mọi người không quá sợ mà tích trữ đồ như tại Croatia.
Bãi biển và những nơi công cộng cũng đóng cửa. Chẳng ai có thể ra đó, vì có cảnh sát và cứu hộ đi tuần thường xuyên. Việc đeo khẩu trang nơi công cộng là bắt buộc, nếu không bạn có thể bị phạt tiền.
Dựa trên số liệu, có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia xử lý dịch bệnh tuyệt vời nhất. Đó là lý do vì sao chúng tôi cảm thấy may mắn và an toàn khi ở đây. Chính phủ liên tục cung cấp thông tin về virus cho người dân, đồng thời hướng dẫn cách giữ gìn vệ sinh, bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh. Họ hành động rất nhanh, nhằm đảm bảo mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát.
Thực tế khá thú vị là ở Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong nào về dịch bệnh. Tôi nghĩ lý do một phần là vì người dân ở đây có lối sống lành mạnh hơn. Họ tập thể dục mỗi ngày, chăm vận động hơn. Họ dậy rất sớm, ra bãi biển chơi thể thao và tập yoga.
Em chồng Tăng Thanh Hà khoe ảnh sinh nhật 24 tuổi bên Phillip Nguyễn và em trai, bật mí món quà tuyệt nhất Trước đó vài ngày, Tiên Nguyễn đã cùng anh trai và bố Johnathan đi trao tặng khẩu trang hỗ trợ chính phủ và nhân dân Philippines. Ngày 2 tháng 5 vừa qua, hot girl Tiên Nguyễn, em chồng Tăng Thanh Hà, ái nữ tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn đã chào đón tuổi 24 trong sự chúc mừng của bạn bè, người thân. Cuối...