Đại gia dưỡng thân: Giường gỗ trăm năm, đá ngàn tuổi
Thời buổi khó khăn, nhưng không ít đại gia sẵn sàng bỏ ra bạc tỷ để sắm cho mình những chiếc giường gỗ sang trọng, đẳng cấp hay thuộc hàng độc, lạ.
Sập gỗ trắc bạc tỷ của “vua đồng nát” Hà thành
Là ông chủ của một khu chợ đồ cũ rộng gần 10.000m2, ông Nguyễn Văn Thưởng (Đông Anh, Hà Nội) thường được mọi người gọi vui với cái tên “ vua đồng nát Hà thành”. Trong số hàng nghìn đồ cũ của ông Thưởng, đáng chú ý nhất là chiếc sập gỗ trắc cổ xưa được định giá lên tới 1, 5 tỷ đồng. Theo chủ nhân của khu chợ đồ cũ này, sở dĩ chiếc sập trắc được rao giá cao là bởi chất gỗ tốt, thuộc loại quý hiếm và có lịch sử lâu đời. Đặc biệt, các hoa văn của chiếc sập này cũng thuộc vào hàng “hiếm có khó tìm”.
Chiếc sập gỗ trắc tiền tỷ của “vua đồng nát” Hà thành
Chiếc sập này có chiều dài 2,4m, rộng 2m và cao chừng 80 phân được ông Thưởng mua lại của một gia đình Hà Nội gốc trên phố Triệu Việt Vương. Song về niên đại, nguồn gốc của chiếc sập thì ngay cả thành viên trong gia đình này cũng không nắm được mà chỉ biết nó có từ rất lâu đời.
Chiếc sập được làm hoàn toàn bằng gỗ trắc, có chiều dài 2,4m; rộng 2m và cao chừng 80 phân.
Mặt chiếc sập trang trí với bộ đục long lân quy phượng rất cầu kỳ và tinh xảo.
Giường “công chúa” của đại gia Kinh Bắc
Một đại gia xứ Kinh Bắc, cũng là dân sưu tầm đồ cổ lâu năm cho biết, gần chục năm trước, anh mua được chiếc giường công chúa cổ được đóng bằng gỗ trắc. Sau đó, anh đã nhượng cho một đại gia khác.
Hình ảnh chiếc giường công chúa của đại gia đất Kinh Bắc vừa được chuyển ra từ Sài Gòn.
Chiếc giường có thiết kế cầu kỳ
Mới đây, đại gia này vừa nhập từ Sài Gòn về một chiếc giường công chúa khác, có giá trên chục ngàn USD. Chiếc giường này được đóng theo lối giả cổ, nhưng hình dáng, kiến trúc hoa văn không khác so với chiếc giường công chúa cổ mà anh này trước đó đã “sang tên” cho người khác.
Bộ giường bạc tỷ của đại gia Bạc Liêu
Ông Nguyễn Minh Hùng (58 tuổi, ngụ TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đang sở hữu khoảng 3.000 cổ vật với tổng trị giá hơn 100 tỷ đồng. Trong đó có 5 chiếc giường và 5 bộ trường kỷ có tuổi thọ khoảng 300 năm mà hơn phân nửa trước đây thuộc gia đình Công tử Bạc Liêu.
Video đang HOT
Chiếc giường của công tử Bạc Liêu do ông Hùng sưu tầm có người hỏi mua 7 tỉ đồng
Mỗi chiếc giường có chiều dài 2,5m, rộng 2m, được đóng bằng gỗ sưa. Toàn bộ mặt trước, mặt sau, từ trên xuống dưới chỗ nào cũng được chạm khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo. Theo nhiều nghệ nhân, trên mỗi chiếc giường cổ này cần đến 30kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg). Có người hỏi mua một chiếc giường với giá 7 tỉ đồng, người khác ra giá 300.000 USD… nhưng ông Hùng nhất quyết không bán.
Siêu giường 10 tỷ ở trong chùa
Tại chùa Sà Lôn (còn gọi chùa Chén Kiều, thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) hiện còn lưu giữ 2 chiếc giường trước đây thuộc sở hữu của gia đình Công tử Bạc Liêu, được nhà chùa mua lại của người dân vào năm 1950.
Chiếc giường lạnh tại chùa Chén Kiều
Hoa văn giường rất tinh xảo
Điểm đặc biệt của 2 chiếc giường này là tuy có cấu trúc tương tự (mỗi chiếc dài khoảng 2,5m, rộng gần 2m), nhưng lại có tác dụng “trái cực” nhau: 1 chiếc nóng, 1 chiếc lạnh. Sở dĩ có sự khác biệt này là do mặt chiếc giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá cẩm thạch lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Ước tính, giá trị của mỗi chiếc giường có thể trên 10 tỷ đồng.
Tấm phản bằng gỗ gõ nửa tỷ
Chủ nhân của tấm phản đắt đỏ này là ông Tân ở quận Tân Binh, TP.HCM. Tâm phan băng gô go mau đo lư, mỗi tấm dai 3m, day 10cm. Ông Tân đã mua tấm phản này với giá 500 triêu đông qua nhiều mối.
Tấm phản nửa tỷ này là niềm tự hào của một gia chủ ở Q. Tân Bình, TP. HCM.
Đê co tâm phan nay, cây gô phai thuôc hang sư tổ trong rưng, và phải là cây moc thẳng tăp, thơ vân gô đep va day, không khuyêt điêm, môi cây chi ngả ra đươc 1-2 bô phan.
Bộ sập gỗ bạc tỷ của “tỷ phú chơi ngông”
Chủ nhân của chiếc sập bạc tỷ này là anh Trần Đức Thuấn (một đại gia trong làng sản xuất gỗ Hà thành). Anh vẫn được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh “tỷ phú chơi ngông”, bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc.
Bộ sập gỗ bạc tỷ
Để sở hữu chiếc sập có giá lên tới 2 tỷ đồng, anh phải mất hơn 2 năm để đi khắp Bắc – Nam sưu tầm gỗ quý và thêm ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện. Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt. Điều hút mắt người xem nhất đó chính là vô vàn những họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ.
Giường ngủ nửa tỷ của ông trùm ma túy
Ông trùm ma túy Tàng “ Keangnam” không tiếc tiền trang trí các loại gỗ quý với họa tiết tinh xảo như biệt phủ của vua chúa. Riêng chiếc giường ngủ của vợ chồng ông trùm này có giá tới nửa tỷ đồng.
Chiếc giường bằng gỗ sưa giá nửa tỷ của Tàng “Keangnam”
Chiếc giường được cho là đặt tại Trung Quốc. Thân giường được làm bằng gỗ sưa bọc đá quý và nạm bạc với những họa tiết tinh xảo. Giá của chiếc giường này có giá được cho là khoảng 500 triệu đồng.
Mốt chơi giường ghế dát vàng ở Sài Gòn
Một doanh nghiệp nội thất tại TP.HCM mới đây đã mạnh dạn đưa công nghệ dát vàng từ nước ngoài về Việt Nam để sản xuất những sản phẩm nội thất sang trọng mang phong cách cổ điển phương Tây.
Chiếc giường dát vàng Ý đặc biệt này có giá 350 triệu đồng.
Những chi tiết hoa văn được điêu khắc thủ công tinh xảo.
Có giá hàng trăm triệu đồng, những bộ bàn ghế, giường tủ dát vàng với theo kiểu dáng phương Tây lần đầu tiên được thợ Việt sản xuất hoàn toàn thủ công.
Theo Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
VEF
Trao thưởng cho người giao nộp 2 khẩu súng thần công
UBND tỉnh Nghệ An đã trao thưởng cho anh Nguyễn Văn Bình (trú tại xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên) - người đã phát hiện và giao nộp hai khẩu súng thần công cho bảo tàng tỉnh này.
Hai khẩu súng thần công được phát hiện dưới sông Lam vào ngày 19/8/2012
Anh Nguyễn Văn Bình là người trục vớt và giao nộp hai khẩu súng thần công được phát hiện dưới sông Lam vào ngày 19/8/2012. Như Dân trí đưa tin, sáng ngày 19/8/2012, một số dân chài trong lúc chài lưới đánh bắt cá trên sông Lam thuộc địa phận xã Hưng Hòa (TP Vinh) - cách khu vực cầu Bến Thủy khoảng 500m thì thấy lưới mắc phải vật cứng, không thể di chuyển.
Sau khi lặn xuống kiểm tra gỡ lưới, người dân phát hiện một vật cứng bằng sắt, dài, quấn chặt lấy chiếc lưới. Mọi người cùng nhau tìm cách đưa vật lạ lên nhưng không được do thanh sắt quá nặng. Nhận được thông tin, anh Nguyễn Văn Bình - chuyên thu mua sắt vụn ở địa phương - đã thuê xà lan cùng đội lặn đến khu vực này để trục vớt thanh sắt.
Tuy nhiên, khi đưa lên khỏi mặt nước mọi người mới ngỡ ngàng khi "thanh sắt" đó chính là một khẩu súng thần công vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Sau đó, anh Bình nhận được thông tin, cách đó khoảng 5 ngày, một số dân chài lưới cũng đã phát hiện một khẩu súng tương tự gần khu vực này nhưng họ đã bán phế liệu nên anh Bình tìm mua lại.
Khẩu súng nhỏ hơn nặng gần 500kg vẫn còn khá nguyên vẹn khi được trục vớt lên bờ
Do nằm dưới nước lâu nên hai khẩu súng đều bị hoen rỉ, rêu bám đầy.Hai khẩu súng có hình trụ, lớn dần từ miệng đến chuôi súng, có 3 phần rõ rệt gồm nòng, bầu và chuôi. Ngay sau đó, anh Bình đã đem giao nộp cả hai khẩu súng thần công cho bảo tàng tỉnh Nghệ An để phục vụ công tác nghiên cứu.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Kiếm, PGĐ bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, khẩu súng thứ nhất có chiều dài 3,7m, rộng 18cm, đường kính đầu súng 21cm, nặng trên 2 tấn. Khẩu súng thứ 2 có chiều dài 1,38m, đường kính gò súng 7,2cm, nặng gần 500kg.
Ba khẩu súng thần công đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Nghệ An
Các chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam và Khảo cổ học dưới nước và đánh giá, 2 khẩu súng trên có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ thứ XIX. Các chuyên gia cũng nhận định, hai khẩu súng thần công có thể nằm trên con tàu chiến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh hoặc trên con tàu buôn của thương lái Nhật Bản ở thế kỷ XVIII-XIX, bị đắm trên sông Lam. Qua thời gian, do dòng chảy thay đổi nên hai khẩu súng thần công này mới phát lộ ra.
Nguồn tin riêng của Dân trí từ bảo tàng tỉnh Nghệ An và anh Bình đều có nhận định, con tàu bị đắm vẫn đang nằm trên sông Lam nhưng rất khó khăn để trục vớt. "Nếu trục vớt được con tàu đắm đó thì chắc chắn sẽ có nhiều cổ vật bên trong, phục vụ cho việc nghiên cứu", một chuyên gia nói.
Khẩu súng thần công lớn nặng trên 2 tấn là khẩu súng lớn nhất trong 7 khẩu súng thần công ở hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh
Phần gỗ trên khẩu súng thần công nghi nằm trên con tàu đắm dưới sông Lam
Được biết, khẩu súng thần công lớn mà ông Bình giao nộp cho bảo tàng tỉnh Nghệ An là khẩu súng lớn nhất trong số 7 khẩu súng thần công được người dân phát hiện và giao nộp đang được trưng bày tại bảo tàng 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sau khi thành lập hội đồng thẩm định cổ vật đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa và giá trị kinh tế của hai khẩu súng thần công, ngày 25/9/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã trao thưởng cho anh Bình theo đúng quy định.
Nguyễn Duy - Lương Sơn
Theo Dantri
Cao tốc dài nhất Việt Nam vừa thông xe đã... lún Tuyến đường cao tốc dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam (245km) vừa thông xe hôm 21/9 nhưng đã xảy ra hiện tượng lún theo hình vòng cung, trên hướng từ Lào Cai về Hà Nội. Vị trí lún thuộc gói thầu A4 do nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc) thi công. Tại vị trí xuất hiện vết rạn nứt tại Km83, là...