Đại gia Dũng “lò vôi” vừa nộp hơn 99 tỷ đã khiếu nại thanh tra
Khi UBND tỉnh Bình Dương vừa công bố kết luận thanh tra, ngay trong ngày, đại gia Dũng “lò vôi” cho nộp “phạt” hơn 99 tỷ đồng và cho biết sẽ khiếu nại kết luận thanh tra.
Nộp phạt trước, khiếu nại sau
Liên quan đến vụ “Cty của đại gia Dũng “lò vôi” sẽ bị phạt 27 tỷ đồng” như VietNamNet đã thông tin, chiều 19/8, đại gia Huỳnh Uy Dũng – tức Dũng “lò vôi”, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP Đại Nam cho biết: trong ngày 19/8, ông đã chỉ đạo kế toán trưởng chuyển vào tài khoản kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương hơn 99 tỷ đồng. Trong đó có gần 27 tỷ đồng là tiền phạt hành chính các vi phạm của công ty Đại Nam, phần còn lại là các khoản truy thu thuế theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Bình Dương.
Nhiều hạng mục xây dựng tại KDL Đại Nam, theo kết luận của thanh tra tỉnh Bình Dương là xây dựng trái phép hoặc không phép
Theo ông Dũng “lò vôi”, do công ty Đại Nam còn “dư” ở cơ quan thuế khoản 35 tỷ đồng nên hiện tại công ty chỉ nộp thêm gần 65 tỷ đồng.
“Tôi không cần 30 ngày mà chỉ đạo nhân viên chuyển vào tài khoản kho bạc gần 100 tỷ đồng ngay. Tôi chủ trương là cứ thực hiện theo kết luận thanh tra trước rồi việc khiếu nại, đúng sai như thế nào sẽ tiếp tục…”- đại gia Dũng “lò vôi” nói.
Như VietNamNet đã thông tin, trong sáng 19/8, UBND tỉnh Bình Dương họp báo nhằm thông tin kết luận thanh tra toàn diện đối với công ty Đại Nam, trong đó đề cập 5 sai phạm của doanh nghiệp này (giai đoạn từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2014)
Trước đó, vào cuối tháng 6/2015, đoàn thanh tra tỉnh Bình Dương có làm việc với công ty Đại Nam để thông báo dự thảo kết luận thanh tra. Ngay thời điểm này, công ty Đại Nam đã có hàng loạt văn bản gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh Bình Dương, Cục thuế Bình Dương, Thanh tra tỉnh Bình Dương…nhằm giải trình và kiến nghị về các nội dung mà đoàn thanh tra cho rằng công ty có sai phạm.
Đại gia Dũng “lò vôi” xác nhận, sau khi UBND tỉnh Bình Dương họp báo chính thức công bố kết luận thanh tra, công ty Đại Nam của ông cũng đồng thời tiến hành các thủ tục khiếu nại nội dung kết luận thanh tra theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Ông Dũng “lò vôi” nói gì về các sai phạm?
Chiều 19/8, mở đầu nội dung trao đổi với P.V VietNamNet, đại gia Dũng “lò vôi” cho biết: “Từ nhiều năm nay tôi không mở rộng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, lợi nhuận của Đại Nam trong nhiều năm qua, tôi đều chuyển để làm từ thiện hết, cụ thể là để mổ tim cho trẻ em bị bệnh hiểm nghèo”, ông Dũng nói.
Video đang HOT
Đại gia Dũng “lò vôi” dần rút hết mọi hoạt động kinh doanh ở Bình Dương khi xảy ra lùm xùm xunh quanh dự án KCN Sóng Thần 3
Về việc nội dung kết luận thanh tra, công ty Đại Nam đưa vào sử dụng 25,23 ha phục vụ KDL Đại Nam nhưng chưa lập thủ tục về đất đai; ông Dũng cho rằng kế hoạch công ty chia làm 3 giai đoạn, nhưng đến nay chỉ mới kết thúc giai đoạn 1: thương lượng với người dân xung quanh để đền bù, thuê đất. Hiện công ty đền bù được hơn 200ha; riêng phần đất phục vụ cho KDL Đại Nam, chưa quá 20% diện tích đã đền bù…
Còn về nội dung kết luận thanh tra, công ty Đại Nam sử dụng đất không đúng cam kết, tự ý phân lô bán nền, ông Dũng cho biết đó là chuyện xảy ra ở KCN Sóng Thần 3, công ty của ông là nhà đầu tư cấp 1, còn các nhà đầu từ cấp 2, 3 nữa…Trước đây ông có kêu gọi nhà đầu tư là nhân viên, chuyên gia làm việc trong KCN góp vốn nhưng khi xảy ra lùm xùm, ông đã thu hồi, trả vốn lẫn lãi cho nhà đầu tư, chỉ còn 7/33ha đang tiếp tục thu hồi.
Lý giải về việc đầu tư xây dụng cơ bản tại KDL Đại Nam – theo kết luận thanh tra đề cập, có 4 công trình xây dựng sai phép và 164 hạng mục công trình xây dựng không phép, đại gia Dũng “lò vôi” gọi đó là…chuyện lặt vặt. Ông Dũng nói, các hạng mục đó là gần trăm lều tranh mà ông thuê dân bên ngoài vào dựng trong Đại Nam để khách du lịch có chỗ nghỉ ngơi khi trưa nắng hay là các quầy bán vé di động, mái che…
“Tôi cam đoan nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị gì cả” – đại gia này nhấn mạnh.
Về các khoản thuế “nhập nhằng” dẫn đến việc công ty Đại Nam bị truy thu thuế và nộp phạt “khủng” như kết luận thanh tra. Ông Dũng cho biết, đã gửi văn bản đến các cơ quan quản lý Nhà nước để giải trình. Ông giải thích thêm, từ trước đến nay các đoàn cấp Bộ, Cục của trung ương và tỉnh Bình Dương từng nhiều lần thanh, kiểm tra về nội dung này.
Khi đó doanh nghiệp có xin và đã được các đơn vị trên đồng ý cho được phân bổ chi phí chung theo tỷ lệ doanh thu từng hoạt động so với tổng doanh thu của doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp không hoạch toán riêng được chi phí từng hoạt động. Được biết, Đại Nam kinh doanh rất nhiều ngành nghề và điều này hoàn toàn phù hợp với các thông tư của Bộ Tài chính ban hành trước đây.
Ông Dũng “lò vôi” giải thích với phóng viên về nội dung mà chính quyền Bình Dương kết luận là sai phạm tại công ty Đại Nam
Tuy nhiên, mới đây khi đoàn Thanh tra tỉnh Bình Dương vào làm việc với công ty Đại Nam đã “bóc tách” riêng từng khoản chi phí từ năm 2009 đến năm 2013. Theo ông Dũng, điều đó không phù hợp với các quy định nêu trên và làm doanh nghiệp phát sinh số thuế truy thu, số phạt khai sai và số tiền chậm nộp thuế rất lớn, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
“Tôi đang gửi đơn khiếu nại kết luận thanh tra của UBND tỉnh Bình Dương”, đại gia Dũng “lò vôi” khẳng định.
P.V có đề cập đến việc nếu quá khó khăn, hoạt động kinh doanh của Đại Nam có thể ngưng hoặc đình trệ ? Đại gia Dũng “lò vôi” nói: “Số anh em thân thiết và cả nhân viên cũng từng hỏi tôi như thế! Nhưng tôi quả quyết, giờ làm gì được thì làm, lợi nhuận ở đó tôi đâu có bỏ túi riêng mà để cứu những đứa trẻ bất hạnh. Tôi quyết rồi, làm được 10 đồng thì có nhiều đứa trẻ được hưởng lợi, làm được một đồng thì ít đứa trẻ được mổ tim hơn”.
Đàm Đệ
Theo VNN
Yêu cầu Chi cục thuế huyện Đức Trọng giải trình vụ áp thuế 5,7 tỷ cho 253m2 đất huyện
Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phúc tra hồ sơ, kiểm tra quy trình luân chuyển hồ sơ để có kết luận về trường hợp của bà Lích xem có phải nộp hay không phải nộp hơn 5,7 tỷ đồng tiền sử dụng 253m2 đất ở huyện.
Văn bản chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng - Ảnh Trung Kiên
Sau khi Báo Dân trí đăng tải thông tin: "Làm sổ đỏ 253m2 đất ở huyện, công dân phải nộp tiền sử dụng đất hơn 5,7 tỷ đồng" và bài viết dẫn giải ý kiến của luật sư: "Vụ áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất huyện: Không được tính tiền sử dụng đất cho dân".
Ngày 24/7, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 2482/CT-QLCKTTĐ, do ông Nguyễn Trọng Thoan, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng ký, chỉ đạo Chi Cục thuế huyện Đức Trọng báo cáo giải trình toàn bộ diễn biến, quy trình luân chuẩn hồ sơ, phát hành thông báo thu tiền sử dụng đất của bà Đàm Thị Lích (75 tuổi, ngụ số 93 Trần Hưng Đạo, tổ 13, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).
Đồng thời, Cục thuế tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phòng Kiểm tra nội bộ chủ trì phối hợp với phòng Quản lý các khoản thu từ đất thuộc Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng phúc tra hồ sơ, căn cứ các chính sách, quy định có kết luận về trường hợp phải nộp hay không phải nộp tiền sử dụng đất đối với trường của bà Đàm Thị Lích.
Cuối văn bản nêu rõ: "Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Cục thuế".
Trước đó, Báo Dân trí nhận được đơn của bà Đàm Thị Lích phản ánh việc bà Lích phải nộp hơn 5,7 tỷ đồng tiền sử dụng 253m2 đất. Trong đơn bà Lích cũng trình bày rõ trước năm 1970, gia đình bà Lích di cư vào Nam, khai phá đất đai và làm nông nghiệp tại địa phương, sau đó được cấp quyền sở hữu 3.925m2 đất. Sau giải phóng gia đình tiếp tục canh tác. Đến năm 1985, Hợp tác xã Cao Bắc Lạng I thành lập đưa vào làm ăn tập thể, năm 1986 khu vực này được nhà nước quy hoạch và chi thổ cư cho cán bộ viên chức Nhà nước và nhân dân. Riêng gia đình bà Lích được cấp 750m2, sau này do ủi đường còn lại 610m2.
Đơn bà Đàm Thị Lích gửi báo Dân trí.
Ngày 18/12/1993, UBND huyện Đức Trọng ban hành quyết định số 419/QĐ - UB công nhận lô đất thổ cư có diện tích 610m2 tại khu vực đội 6 (nay là số 93 Trần Hưng Đạo, tổ 13, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Sau đó, gia đình bà Lích có đơn khiếu nại về việc hoán đổi đất và yêu cầu UBND huyện Đức Trọng bồi thường mảnh đất nông nghiệp diện tích 3.925m2 đã bị thu hồi nhưng đều bị bác bỏ. Cụ thể, trong hai quyết định số 477/QĐ - UB ban hành ngày 30/7/2001 và quyết định số 3572/QĐ - UB ngày 28/11/2001 đều thể hiện nội dung bác bỏ việc yêu cầu bồi thường mảnh đất nông nghiệp diện tích 3.925m2 của nhà bà Lích mà chỉ công nhận lô đất thổ cư 610m2 đã được giao trước đó.
Quyết định 419 của UBND huyện Đức Trọng từng công nhận lô đất 610m2 của bà Lích là "Lô đất thổ cư" - Ảnh Trung Kiên
Quyết định 3572 của UBND tỉnh Lâm Đồng thể hiện thời gian sử dụng đất của bà Lích từ năm 1986 - Ảnh Trung Kiên
Tuy nhiên, ngày 17/12/2002, UBND huyện Đức Trọng ra quyết định cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình bà Lích 310m2 đất nông nghiệp. Không đồng ý với quyết định này, gia đình bà Lích tiếp tục làm hồ sơ yêu cầu UBND huyện Đức Trọng cấp GCNQSDĐ diện tích 610m2 đất thổ cư theo các quyết định của UBND huyện và UBND tỉnh Lâm Đồng đã có hiệu lực.
Hơn 10 năm sau, ngày 20/2/2013, gia đình bà Lích choáng váng khi nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà, đất số 464/CCT - TB của Chi cục Thuế huyện Đức Trọng với số tiền là 5.779.589.170 (hơn 5,7 tỷ đồng). Liên hệ với UBND thị trấn Liên Nghĩa, gia đình bà Lích được biết, UBND huyện Đức Trọng đã ra quyết định cấp GCNQSDĐ số 282/QĐ - UB ngày 7/2/2013 với diện tích 310m2 đất nông nghiệp và 293,9m2 đất thổ cư. Gia đình bà Lích muốn nhận GCNQSDĐ 253,9m2 đất thổ cư này phải đóng hơn 5,7 tỷ đồng theo như thông báo của Chi cụ thuế huyện Đức Trọng.
"Như vậy, sau 2 lần ra quyết định cấp GCNQSDĐ của UBND huyện Đức Trọng thì 610m2 đất thổ cư của gia đình tôi đã thành 253,9m2 đất thổ cư có thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất là hơn 5,7 tỷ đồng" - Bà Lích trình bày trong đơn.
Bà Lích thẫn thờ với thông báo áp thuế 5,7 tỷ đồng cho mảnh đất 253m2 của gia đình bà.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ, Trưởng Văn phòng Luật sư Luật Tín Nghĩa, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, từ nhưng chứng cứ, tài liệu bà Đàm Thị Lích đưa ra có thể nhận thấy, trong trường hợp này, toàn bộ diện tích 610 m2 của gia đình bà Lích là đất thổ cư được nhà nước cấp từ năm 1986 và sau này đã được Quyết định 419 của UBND huyện Đức Trọng công nhận là đất thổ cư thì cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất phải công nhận và cấp GCNQSD đất đối với toàn bộ 610 m2 đất trên cho bà Lích là đất thổ cư (đất ở) và không được tính tiền sử dụng đất. Toàn bộ thửa đất thổ cư 610 m2 của gia đình bà Lích là đất đã được nhà nước giao quyền sử dụng từ năm 1986, không phải là đất ở mới được giao theo quy định của Luật đất đai 2003, cũng không phải đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng lên đất thổ cư để ở.
Do đó, các cơ quan có thẩm quyền của huyện Đức Trọng dựa trên các quy định về hạn mức giao đất ở để tách diện tích đất của bà Lích thành 2 thửa, một thửa đất nông nghiệp (310 m2), một thửa buộc phải đóng tiền bằng với mức tiền sử dụng đất trong trường hợp nhà nước giao đất mới vượt hạn mức giao đất ở là chưa đúng quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 3 Điều 103 Luật đất đai năm 2013 hiện đang có hiệu lực.
"Cũng nói thêm rằng, thực tế là các quy định pháp luật về đất đai của nước ta từ sau 1975 đến nay có nhiều thay đổi, khối lượng văn bản rất lớn, nên các cán bộ làm công tác quản lý đất đai nếu không hiểu rõ và không nắm bắt kịp các thay đổi sẽ dễ có những sai sót không nhỏ và gây thiệt hại cho người sử dụng đất" - Luật sư Lễ khẳng định.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Trung Kiên
Theo Dantri
Vụ áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253 m2 đất huyện: Đủ tiền mua biệt thự, villa? Chi Cục thuế huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) áp thuế hơn 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất của gia đình bà Đàm Thị Lích khiến bạn đọc Dân trí bất ngờ. Thậm chí, nhiều bạn đọc còn "mỉa mai" rằng có số tiền này để mua biệt thự, villa ở trung tâm thành phố vẫn còn thừa. Liên quan đến vụ bà Đàm...