Đại gia đình cưỡi sóng mưu sinh ở Hoàng Sa
Tự hào về 9 người con là thuyền trưởng của những con tàu đánh bắt với công suất nhất nhì bãi biển Thọ Quang, Đà Nẵng, cụ Trương Văn Trọng hào hứng kể cho chúng tôi nghe về giai thoại “oanh liệt” của gia đình mình.
Bám ngư trường Hoàng Sa 3 đời nay, điều làm cho cụ “ưỡn ngực” với đời là truyền thống bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước của dòng họ mình.
Hơn nữa thế kỷ “đạp sóng” mưu sinh ở Hoàng Sa
Chúng tôi tìm đến nhà của cụ Trương Văn Trọng (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) vào một ngày đầu tháng 9. Cụ Trọng đã già lắm rồi, nhưng khi ngồi đan lưới với các con, từng thớ thịt, cơ bắp trông vẫn còn rất khỏe. Một đời lam lũ, vật lộn với sóng nước chẳng làm cho sức khỏe của cụ mòn đi, trái lại còn khiến cho các khớp tay, khớp chân dẻo dai hơn.
Vợ chồng cụ Trương Văn Trọng
Cụ Trọng bồi hồi nhớ lại chuyện ngày xưa: “Lúc còn nhỏ, cả xóm tôi ai cũng là ngư dân. Thanh niên trai tráng có sức khỏe thì căng buồm ra biển lớn, còn người già với phụ nữ thì ở nhà đan lưới. Con nít thời đó coi việc ra khơi của người lớn như một niềm mơ ước. Hồi tôi mới 6-7 tuổi cứ đòi theo thuyền với ba, nhưng chẳng ai cho. Cho đến một ngày, tai họa ập lên gia đình tôi”.
Nói đến đoạn ấy, cụ Trọng ngừng một lát và rưng rưng nước mắt tiếp: “Hôm đó, sau khi đưa vó và lưới lên thuyền xong xuôi để chuẩn bị cho cha và chú tôi ra khơi, mẹ đã có linh tính chẳng lành, thấy ruột cồn cào, mẹ khuyên cha không nên đi chuyến này. Nhưng cha có nghe đâu, một phần khác cũng ỷ lại kinh nghiệm nhiều năm, thế là cha nổ máy dong thuyền.
Thuyền đi sáng sớm thì xế chiều biển động. Mẹ tôi lúc đó đứng ngồi không yên, liên tục thắp nhang cầu trời khấn Phật. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng đến. Biển làm sóng cao đã nuốt chửng chiếc thuyền của 2 người, vì nghĩ đến đàn con, nghĩ đến gia đình, cha và chú quyết giữ cho được thuyền để còn mưu sinh ngày sau. Ngờ đâu sức người có hạn mà thiên nhiên thì mạnh mẽ vô cùng, cả thuyền và người đều gửi lại biển khơi”. Nói rồi, cụ Trọng lấy tay áo chấm nước mắt.
Đã hơn 60 năm trôi qua nhưng có lẽ cụ Trọng chẳng bao giờ quên nỗi mất mát to lớn đó. Lên thuyền theo cha từ lúc mới 13 tuổi, nếm vị mặn của biển quá sớm, khiến con người cụ chai lì hẳn. Sau tai họa đó, mẹ cụ “căm thù” biển và tuyệt đối cấm cụ theo con đường của cha mình.
“Ước mơ đi biển được tôi ấp ủ từ cái thời con nít, mẹ cấm là chuyện của mẹ, nhất định tôi sẽ không bỏ cái nghề cha ông truyền lại. Người ta bảo sinh nghề, tử nghiệp, rõ ràng, cha và chú tôi cũng không hề oán biển mà trái lại cũng rất muốn tôi đi theo con đường của các ông”. Năm 20 tuổi, cụ Trọng quyết định vay mượn tiền từ bạn bè, người thân để đóng một con thuyền vài chục CV (mã lực) và bộ đề máy đủ để đạp sóng ra ngư trường Hoàng Sa như bao lớp trai làng.
Cụ Trọng hào hứng kể: “Thời đó thuyền không nhiều như bây giờ, cứ tàu nào chạy ra được khơi xa thì tha hồ mà đánh bắt, quăng mẻ lưới nào là đầy ắp mẻ lưới đó. Tôi làm đâu được vài tháng là đủ tiền trả hết nợ nần”. Ngày ấy, khi cụ ra khơi, mẹ cụ ở nhà cũng thường xuyên thấp thỏm, thế nhưng mỗi chuyến đi là mỗi chuyến lành, lại thêm việc lúc nào cập bến, cá cũng đầy khoang, nỗi lo của người mẹ dần dần nguôi đi phần nào.
Cụ nhớ lại, ngày cờ đỏ sao vàng ngợp cả một rừng trời từ Bắc đến Nam của đất nước cũng là ngày những toa thuyền hồ hỡi đua nhau làm sôi động các ngư trường. Tự hào cắm lên đỉnh thuyền của mình lá cờ Tổ quốc, “đứa con” của cụ Trọng cũng căng đầy “nhựa sống” giương buồm ra biển khơi.
Được các chính sách hỗ trợ tích cực của Đảng và Nhà nước, cụ Trọng dồn hết vốn để nâng cấp, sửa chữa con thuyền sau những ngày tháng bom đạn. Đến 1977, một chuyện không hay lại ập đến gia đình cụ. Trong một đêm mờ sương, thuyền đang hướng về đất liền, tất cả các anh em trên thuyền đều thay nhau chợp mắt khi khoang thuyền đã đầy ắp cá. Bất ngờ có một chiếc thuyền nhỏ của những người vượt biên tìm cách khống chế con thuyền của cụ định cướp thuyền.
Video đang HOT
Vì là ban đêm sương mờ nên các anh em trên thuyền của cụ trở tay không kịp, mặt khác khi khoang cá đã đầy cũng là lúc sức lực cạn kiệt, nên cụ Trọng muốn bảo vệ anh em của mình đã giao con thuyền cho bọn người xấu. Tất cả mọi người trên thuyền của cụ đều bị đẩy xuống con thuyền nhỏ, lênh đênh trên biển hơn một tháng mới cập được đất liền.
Trở về sau bao ngày biệt vô âm tính, cụ Trọng lại gây dựng sự nghiệp nhờ sự động viên của vợ (bà Nguyễn Thị Ngó, cũng là dân làng chài). Năm 1980, cụ Trọng đã sở hữu trong tay 2 con thuyền với công suất lớn nhất nhì bãi biển Đà Nẵng thời bấy giờ. Cuộc sống của cụ dẫn dần đi vào ổn định với những đứa con lần lượt ra đời và cũng theo dấu chân của cha ngay từ lúc còn nhỏ. “Nghề nào cũng có cái nguy hiểm, quan trọng là kinh nghiệm và lanh trí. Nhất là nghề biển, nghề gì chậm chạp thì không biết, chứ đã đi biển mà chậm là đồng nghĩa với chết” – cụ Trọng nhấp ly trà nghiêm mặt nói.
“Bây giờ hết đi biển rồi chứ chiều nào ông cũng đi bộ ra biển hưởng gió hết, ông bảo một ngày không nghe sóng là ổng chịu không được. Mới hôm trước, chẳng biết suy nghĩ thế nào mà ông lại đòi lên thuyền ra khơi với tụi tôi, may mà cản lại ông còn nghe” – cô con dâu tâm sự khi nói về người cha một đời tần tảo của mình.
9 người con tiếp nối khí phách cha ông
Thanh thản và pha nét tự hào, cụ từ từ kể về người vợ “da rát vị biển” của mình. Cụ Ngó là người làng bên, nhưng cùng chung một bến cá với cụ Trọng. Ngày ngày, cụ Trọng ở biển về khi khoang thuyền đầy ắp cá, dân buôn chen chúc thi nhau mua cá từ khoang của cụ.
Trong số những người thường xuyên mua cá, cụ Ngó với gương mặt hiền lành, chịu thương chịu khó ấy đã nhanh chóng lấy được tình cảm từ cụ Trọng. Mặc khác, trong lòng cô gái làng chài cũng đã thầm thương anh thanh niên với thân hình chắc khỏe, cần cù tên Trọng từ lâu.
Anh Trương Văn Hay đang làm công việc hằng ngày
Chẳng bao lâu sau, hai người trở thành vợ chồng của nhau. Cuộc sống ổn định, những người con tiếp nhau ra đời. Đến khi ngoảnh lại thì đã 10 người (8 trai, 2 gái): “Mấy đứa con cứ 13-14 tuổi là thi nhau lên thuyền. Tụi nó học cái tính của cha nó, cuộc sống gia đình vì thế ngày càng khá hơn”- cụ Trọng cười lớn. Quả thực như vậy, 10 người con của cụ, hiện bây giờ có 9 người đã theo nghề biển.
Anh Trương Văn Hay, người con thứ năm của cụ Trọng hiện đang là một thuyền trưởng của con thuyền có công suất lớn nhất nhì bãi biển Thọ Quang, Đà Nẵng. Với tổng trị giá lên đến gần 1,5 tỷ đồng, con thuyền được anh Hay cho chúng tôi chiêm ngưỡng nằm chễm chệ giữa biển. “Nghe cha kể chuyện của cha thời nhỏ, mới thấy là mình giống cha. Mới 13 tuổi mà thèm theo cha ra khơi ghê lắm, năn nỉ mãi đến 15 tuổi cha mới cho nghỉ học để theo.
Năm 22 tuổi, mình được tín nhiệm giao cho cả một cái thuyền. Thấy được năng lực của bản thân từ đó, mình mới về vay mượn tiền đóng thuyền, lúc đầu thì thuyền nhỏ thôi, rồi cứ nâng từ 60CV lên đên 390CV như bây giờ. Chẳng bao lâu sau thì mình lên được 3 con thuyền lớn, với công suất con nào cũng trên 300CV”.
Thế nhưng 3 con thuyền của anh Hay bây giờ chỉ còn lại một chiếc. “Tất cả vì thiên tai cả thôi, chẳng ai ngờ được. Sau năm 2006, nguyên dải đất miền Trung phải gánh chịu 2 đợt bão ChanChu và XangSane, năm đó mình bị lỗ nặng 2 con thuyền đành phải bán xác để dồn cho con bây giờ”.
Nhìn con thuyền của anh Hay mới thấy nghề biển đầy nguy nan. Cả dòng họ, 3 đời, và bây giờ là 9 người con đã trải qua biết bao nhiêu năm tháng gồng mình với thiên nhiên dữ dội, nếu nhìn kỹ hơn sẽ không nghĩ đơn thuần đó là một cuộc mưu sinh.
Anh Trương Văn Kinh, người anh thứ trong gia đình cũng tâm sự về nghề biển của mình: “Những năm trước, việc hằng ngày phải vật lộn với sóng dữ để khoang cá được đầy khi trở về quả thực là mưu sinh. Nhưng bây giờ, nhìn xa hơn thì anh em chúng tôi càng tự hào hơn khi đã góp phần bảo vệ và gìn giữ vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Được khai thác trên vùng biển của mình mà còn giúp được một phần cho đất nước thì còn gì bằng”.
Chúng tôi chia tay đại gia đình ra về mà hình ảnh những con thuyền căng buồm vì no gió, đêm ngày đạp sóng lam lũ ngoài khơi xa cứ đọng mãi trong đầu. Quả thực, nghề biển đâu phải chỉ là việc mưu sinh…
Theo Hà Kiều – Lâu Phước (Dân Việt/Dòng Đời)
Thảm cảnh 3 đứa trẻ ngơ ngác bên quan tài cha mẹ
Không khí ở xóm nghèo Cồn Thị sau cái chết của vợ chồng ngư dân Phương - Thúy tang thương vô cùng. Ba đứa trẻ mồ côi ngơ ngác không biết chuyện gì xảy ra.
3 cháu bé ngơ ngác không biết mình mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Khoảng 5h chiều ngày 28/2, vợ chồng anh Huỳnh Văn Phương (40 tuổi) và vợ Nguyễn Thị Thúy (36 tuổi, ở xóm Cồn Thị, KP6, P.Phước Hòa, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) chạy ghe máy xuống sông Trường Giang ở xã Tam Tiến (huyện Núi Thành) để giăng lưới bắt cá. Nhưng khi vợ chồng anh Phương chạy ghe đến thôn 5 xã Tam Tiến, dừng lại để thả lưới thì gió thổi mạnh, sóng lớn làm cho chiếc ghe mất phương hướng tông vào một hàng rớ đáy rồi lật ghe. Lúc xảy ra vụ tai nạn, đoạn sông này ít người qua lại nên không ai cứu giúp, nên vợ chồng anh Phương chết ngay sau đó.
Hai quan tài được kê sát bên nhau.
3 cháu bé ngơ ngác không biết mình mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Sáng sớm hôm qua (1/3) thi thể của vợ chồng anh Phương mới được người dân đưa về nhà để an táng. Vợ chồng anh Phương chết để lại 3 đứa con nhỏ nheo nhóc rất đáng thương, nhà lại nghèo khó. Con đầu là cháu Huỳnh Thị Vinh (học lớp 6), tiếp đó là cháu Huỳnh Thị Vĩnh (học lớp 4) và Huỳnh Văn Vương mới 4 tuổi.
Cha của anh Phương là ông Huỳnh Văn Nam (63 tuổi, ngụ P.An Phú, TP.Tam Kỳ), khi nghe tin vợ chồng con trai đi đánh lưới bị lật ghe chết, đau đớn vô cùng. Nhấc từng bước chân nặng nề bên thi hài các con, ông Nam khóc nức nở: "Phương ơi là Phương, sao con bỏ ba ra đi sớm rứa? Mới sáng hôm qua cha con mình còn gặp nhau, vậy mà chỉ qua một đêm vợ chồng con ra đi vĩnh viễn rồi". Ngồi bên thi hài các con, vợ ông Nam là bà Ngô Thị Cúc (60 tuổi) cũng ngất lịm, không còn nước mắt để khóc thương cho các con và các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Ông Huỳnh Văn Nam và ông Nguyễn Văn Đức đau buồn trước cái chết bất ngờ của 2 con dâu, rể.
Bà Ngô Thị Cúc, mẹ anh Phương, không còn nước mắt để khóc.
Nghe ông nội vừa khóc vừa nhìn ba mẹ nằm bất động trên chiếc giường kê ở góc buồng, bé Huỳnh Thị Vĩnh cũng khóc theo. Bé Vĩnh vừa khóc vừa ôm nội: "Nội ơi, sao ba mẹ con nằm ngủ chưa dậy?", rồi cả 3 chị em bé Vĩnh òa lên khóc nức nở, làm không khí càng tang thương hơn.
Khi nghe tin buồn, người dân chòm xóm đã đến chia buồn cùng với gia đình nạn nhân. Một người dân cũng làm nghề đánh lưới, buồn bã nói: "Vợ chồng Phương hiền lành lắm, sống ở xóm này chẳng làm phiền ai hết. Trưa hôm qua nó còn nói với tôi chắc phải chạy ghe xuống sông Trường Giang ở xã Tam Tiến đánh lưới kiếm ít tôm, cá vì dạo này sông Bàn Thạch bị ô nhiễm quá. Không ngờ câu nói đó cũng là lời ly biệt, khi nghe tin chân tôi đi không nổi. Thương cho 3 đứa con nhỏ của vợ chồng Phương quá, trong một ngày phải mồ côi cả cha lẫn mẹ".
Từ đầu đường ĐT616 dẫn vào con đường nhỏ của xóm Cồn Thị, cờ tang đã được người dân treo từ sáng sớm, càng làm cho không khí ở xóm nghèo thêm u buồn. Bình thường người dân xóm Cồn Thị dậy rất sớm để chèo ghe đi đánh lưới, nhưng sáng nay công việc thường nhật được gác lại để đến chia buồn và lo ma chay cho 2 vợ chồng xấu số.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, anh trai của chị Thúy, chỉ biết ngồi khóc cho em gái mình.
Xóm nghèo Cồn Thị tang thương trước cái chết của vợ chồng anh Phương - chị Thúy.
Cha chị Thúy là ông Nguyễn Văn Đức (69 tuổi, ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành) không còn nước mắt để khóc cho các con, ông nói: "Nghe tin dữ tôi như chết lặng. Mẹ của Thúy đang bị bệnh tim nên gia đình không dám cho biết và bả không ra thăm các con cháu được". Vợ chồng ông sinh được 5 người con, nhưng có 3 người đã mất, nay lại thêm chị Thúy. Là anh cả trong gia đình, anh Nguyễn Văn Tuấn chỉ biết ngồi lặng một chỗ ở góc nhà của em gái để cho nước mắt chảy dài.
Theo người dân, năm 2006, anh Phương đi câu mực cho tàu ở huyện Núi Thành (Quảng Nam), đã may mắn thoát chết, trở về từ cơn bão Chanchu. Sau chuyến đi biển bão tố ấy, anh Phương bỏ nghề câu mực, ở nhà sắm ghe, lưới cùng vợ đi đánh lưới trên các sông Bàn Thạch và Trường Giang để mưu sinh.
Bà Cúc, mẹ anh Phương, nấc từng tiếng: " Vợ chồng nó chết trẻ quá, để lại 3 đứa con nhỏ nheo nhóc, gia đình lại nghèo khổ. Bây giờ 3 đứa con nhỏ không biết sống sao đây? Đứa chị đầu học lớp 6 nhưng không biết rằng cha mẹ đã chết, nó nghe ông bà khóc thì khóc theo thôi". Đứng cạnh bà nội, cháu Vương, 4 tuổi, con út của vợ chồng anh Phương, hỏi: " Nội ơi, sáng mai má có chở con đi học không rứa?". Cu Vương đang học mẫu giáo, cứ mỗi sáng chị Thúy tranh thủ chở con trai đi học rồi mới đi ra chợ bán tôm, cá. Mặc dù đã học lớp 6, năm nay 11 tuổi, là chị cả của 2 em nhỏ, nhưng em Huỳnh Thị Vinh vẫn chưa biết ba mẹ mình đã chết. Cả 3 chị em đều ngơ ngác nói ba mẹ nằm ngủ chưa dậy. Nghe vậy mọi người chỉ biết ôm trẻ vào lòng mà khóc.
Anh Trần Hữu Phúc, hàng xóm của anh Phương, khi nghe tin dữ tức tốc cho ghe nổ máy vượt sóng dữ, gió mạnh hơn 10 km để tìm kiếm thi thể vợ chồng người bạn. Đau buồn, anh Hữu Phúc nói: "Đang bưng chén cơm ăn, nghe tin, tôi bỏ đủa phóng nhanh ra bờ sông cho ghe nổ máy chạy thẳng xuống địa điểm tai nạn. Lúc này gió thổi mạnh lắm, sóng đánh dồn dập làm cho công tác tìm kiếm khó khăn. Quần quật hơn 4 giờ mới tìm thấy thi thể vợ chồng Phương".
Người dân cũng đã tìm vớt được chiếc ghe máy của nạn nhân và lai dắt về nhà. Năm ngoái, vợ chồng anh Phương vay tiền ngân hàng để nuôi cá lồng ở sông Bàn Thạch gần nhà. Sau một đợt thu hoạch tàm tạm, đến đợt 2 thì cá chết trắng vì nước sông ô nhiễm nặng. Hiện nay số tiền vay ngân hàng để nuôi cá và mua lưới, cùng số tiền vay mượn bà con để xây nhà, vẫn chưa trả xong.
Ông Lê Minh Khanh, trưởng KP6, P.Phước Hòa, cho biết: "Vợ chồng Phương làm nghề chài lưới rất giỏi, không ngờ tai họa ập đến bất ngờ quá, bỏ lại 3 đứa con nhỏ nheo nhóc. Số tiền vay ngân hàng để nuôi cá và mua lưới, nay cũng khó trả rồi. Trước sự việc này rất mong ngân hàng xóa nợ cho gia đình Phương, hỗ trợ các cháu nhỏ".
Theo xahoi
Cõi Phật giữa chốn trần gian Chùa Linh Ứng nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển. Từ chùa Linh Ứng nhìn về phía biển Đông Bán đảo Sơn Trà...