Đại gia dành hết tiền làm từ thiện: Giám đốc điều hành Apple Tim Cook
Với quan niệm để lại nhiều tiền sẽ khiến con cái hư hỏng và mất đi động lực phấn đấu, các doanh nhân là tỷ phú, triệu phú đã quyết định tặng hết tài sản cho từ thiện.
Ảnh: siliconbeat.com
Theo tạp chí Fortune, Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook mới đây tuyên bố ông sẽ dành hết tài sản của mình để làm từ thiện. Nhà lãnh đạo tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Tim Cook cho hay ông đã lên kế hoạch tặng toàn bộ tài sản 785 triệu USD cho các hoạt động từ thiện, sau khi chi trả tiền học phí đại học cho đứa cháu trai.
Hiện nay, Tim Cook có tài sản ròng là 120 triệu USD và ông còn nắm giữ số cổ phiếu trị giá 665 triệu USD tại Apple. Vị giám đốc điều hành 54 tuổi này đã nói về tình cảm dành cho đứa cháu và trách nhiệm của mình đối với xã hội: “Tôi có một cháu trai và tôi rất yêu nó.
Video đang HOT
Khi nhìn thằng bé, tôi nghĩ rằng vẫn còn nhiều trẻ em không may mắn và chúng rất cần sự giúp đỡ”. Trước đó, Tim Cook đã quyên góp 100 triệu USD, trong đó 50 triệu USD tặng Bệnh viện Stanford ở Mỹ và 50 triệu cho một tổ chức từ thiện để phòng chống các bệnh AIDS, lao và sốt rét. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Cook cũng lên tiếng công khai về các vấn đề khác nhau, từ môi trường đến các quyền dân sự.
Năm ngoái, Cook đã công khai mình là người đồng tính. Đồng thời, ông lên tiếng chống phân biệt đối xử với những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới.
Lê Loan
Theo Thanhnien
Thủ tướng Đức: 'Lệnh trừng phạt Nga ảnh hưởng đến tất cả các nước'
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng việc Liên minh châu Âu (EU) áp lệnh trừng phạt lên Nga ảnh hưởng tới tất cả các nước trong khối.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: EPA
"Nga không tuân theo bất kỳ nguyên tắc thông thường nào", Itar Tass dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua phát biểu tại Helsinki, Phần Lan. "Vì thế, chúng ta buộc phải quyết định phối hợp hành động và áp dụng những lệnh trừng phạt về kinh tế đối với họ, cho dù điều này ảnh hưởng tới tất cả các nước trong khối".
Bà Merkel thêm rằng EU cần xây dựng những chính sách an ninh không nhằm đối chọi với Nga mà trái lại phải dựa trên hành động của nước này.
"Khi chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, chúng ta vẫn luôn coi Nga như một đối tác. Chúng ta đã cố gắng để hợp tác trong lĩnh vực kinh tế với họ. Chúng ta còn có mối quan hệ tương hỗ trong cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi khi ta nhìn lại những sự kiện ở Georgia và đông Ukraine", bà Merkel nói.
Chuỗi lệnh trừng phạt từ phương Tây trước hết ảnh hưởng tới giới quan chức và một số công ty Nga bởi tài sản cũng như thị thực của những đối tượng này bị đóng băng sau khi Crimea sáp nhập vào Nga từ giữa tháng 3 năm ngoái.
Moscow liên tục nhấn mạnh cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea về việc tách khỏi Ukraine hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời giống với một tiền lệ xảy ra vào năm 2008 khi Kosovo tách khỏi Serbia. Phương Tây và Kiev đều không thừa nhận tính hợp pháp của hành động này.
Phương Tây đưa ra những hạn chế mới với Nga từ cuối tháng 7/2014, cáo buộc Moscow hỗ trợ phe ly khai miền đông Ukraine, khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực. Nga phủ nhận mọi cáo buộc. Để đáp lại, ngày 6/8/2014, Moscow áp dụng lệnh cấm nhập khẩu đối với các mặt hàng như thịt bò, thịt lợn, gia cầm, cá, phô mai, hoa qua, rau, những sản phẩm từ sữa của Australia, EU, Mỹ và Na Uy.
Các lãnh đạo EU hôm 19/3 nhất trí kéo dài các lệnh trừng phạt Nga tới cuối năm 2015 và gắn chúng với việc thực thi toàn bộ thỏa thuận ngừng bắn Minsk ở Ukraine.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nga tuyên bố hiện đại hóa mức cao nhất sân bay ở Crưm Không quân Nga tuyên bố sẽ nâng cấp tất cả các sân bay quân sự ở Crưm "đến tầm cao nhất" trong bối cảnh Kiev chưa thừa nhận đây là cộng hòa tự trị thuộc Nga. Theo lời chỉ huy Không quân Nga Viktor Bondarev, các sân bay sẽ được hiện đại hóa trước khi kết thúc năm nay. Những binh lính bịt...