Đại gia chơi lan tậu Lamborghini màu xanh độc nhất Việt Nam
Câu chuyện về chủ nhân chiếc Lamborghini Aventador SVJ màu xanh độc nhất Việt Nam gây chú ý tuần qua.
Đại gia chơi lan mua xế xịn
Mới đây, một người chuyên buôn xe sang tại TP.HCM hé lộ hình chiếc Lamborghini Aventador SVJ màu xanh độc nhất chuẩn bị bàn giao cho khách.
Chủ nhân chiếc xe này là Phúc Vinh (biệt danh Vinh “cái bang”) – đại gia có tiếng trong giới lan đột biến ở Củ Chi, TP.HCM. Chưa rõ đại gia vườn lan Củ Chi đã chi ra bao nhiêu tiền để sở hữu dòng xe Lamborghini hàng hiếm, chỉ biết rằng, Lamborghini Aventador SVJ có giá ở nước ngoài là 12 tỷ đồng chưa bao gồm tùy chọn đi kèm. Tính ra, chí phí về tay ở Việt Nam cũng vài chục tỷ.
Ngoài chiếc xe Lamborghini vừa “tậu”, dàn xe của anh còn có Ferrari SF90 Stradale đầu tiên tại Việt Nam, tiếp đến là McLaren 765LT màu xanh dương và Bentley Flying Spur thế hệ mới nhất hay Bentley Flying Spur màu đen trị giá hàng chục tỷ khác. Tổng giá trị của bộ sưu tập này được ước tính khoảng hơn 100 tỷ đồng.
Một tuần thêm 4.000 tỷ, đại gia thắng lớn
Cổ phiếu NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân tiếp tục bứt phá tăng thêm 8-10% mỗi phiên trong 4 ngày giao dịch. Tuần qua, cổ phiếu NVB tăng thêm gần 10.000 đồng/cp (tương đương tăng 60%) lên mức 26.900 đồng/cp.
Với hơn 410 triệu cổ phiếu đang niêm yết, giá trị vốn hóa của Ngân hàng Quốc Dân tăng thêm hơn 4.000 tỷ đồng, lên gần 11 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, ngân hàng này ghi nhận hàng loạt giao dịch lớn trước thời điểm tăng vốn điều lệ thêm 1.500 tỷ đồng. Gần 62 triệu cổ phiếu của ngân hàng NCB vừa được thỏa thuận với giá 20.000 đồng/cp chỉ trong hai phiên giao dịch ngày 7-8/7, với tổng giá trị hơn 1.200 tỷ đồng, tương đương khoảng 15% số cổ phiếu NVB đang lưu hành. Hôm 2/7, NVB cũng ghi nhận khối lượng giao dịch khớp lệnh đột biến với gần 21 triệu cổ phiếu được trao tay.
Như vậy, chỉ trong một tuần qua, túi tiền quy từ cổ phiếu NVB của các cổ đông đã tăng mạnh thêm vài nghìn tỷ đồng. Đây là điều hiếm có trong ngành ngân hàng, nhất là trong bối cảnh thị trường biến động khó lường trên đỉnh cao, với nhiều phiên giảm chứ không tăng một chiều như các tháng sôi động trước đây.
Con gái bầu Đức muốn mua 4 triệu cổ phiếu HAGL
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (HAG) vừa có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người có liên quan nội bộ doanh nghiệp là bà Đoàn Hoàng Anh, con gái ông Đoàn Nguyên Đức (tức bầu Đức).
Theo đó, bà Hoàng Anh đăng ký mua vào 4 triệu cổ phiếu HAG với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu cá nhân. Theo kế hoạch, giao dịch mua sẽ diễn ra từ 9/8 đến 7/9, thông qua các phiên khớp lệnh trên sàn.
Ông Đoàn Nguyên Đức
Trước giao dịch, bà Hoàng Anh chưa hề nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HAG nào. Tuy nhiên, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT, lại đang nắm giữ trực tiếp hơn 319,95 triệu cổ phiếu HAG, tương đương 34,5% vốn doanh nghiệp.
Video đang HOT
Với thị giá vào khoảng 5.150 đồng/cổ phiếu (cuối ngày 4/8), dự kiến con gái bầu Đức sẽ phải chi khoảng 20 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ mua vào nói trên.
Tại HAGL, ngoài ông Đoàn Nguyên Đức nắm trực tiếp 319,95 triệu cổ phiếu, một số thành viên trong gia đình ông cũng nắm lượng nhỏ HAG, như bà Nguyễn Thị Thơm (mẹ ruột ông Đức) nắm 150.375 cổ phiếu; ông Đoàn Nguyên Thịnh (em trai) nắm 488.934 cổ phiếu; ông Lê Văn Kế (em rể) nắm 320.620 cổ phiếu.
Ông Đoàn Nguyên Đức mới đây cũng có thư gửi cổ đông cho biết HAGL sẽ tập trung hai mảng kinh doanh chủ lực là chăn nuôi heo và trồng cây ăn trái. Bầu Đức cũng cho biết đến nay cơ bản việc tái cơ cấu tài chính đã hoàn thành. Tình hình nợ của tập đoàn giảm đáng kể và chỉ còn chủ yếu khoản nợ trái phiếu BIDV.
Bà Ba Huân xua tay từ chối tăng giá trứng
Cô Ba là cái tên gọi thân mật của nữ doanh nhân Phạm Thị Huân – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân có trụ sở chính tại quận 6, TPHCM. Trước việc tăng giá trứng, bà không đồng ý và khẳng định, các doanh nghiệp bình ổn đóng vai trò giải cứu thị trường, nếu tăng giá khiến giá trứng sẽ biến động lên cao.
Tại cuộc họp với lãnh đạo TP.HCM mới đây, hai lần bà đã xua tay từ chối đề nghị nâng giá từ phía Sở.
“Dân nghèo mới xài nhiều trứng nên tôi để giá bình ổn tới hôm nay. Anh Lê Minh Hoan (Bộ trưởng Bộ NN-PTNT) gọi điện và nói tôi hỗ trợ, tôi nói các anh đừng tăng giá, tôi cũng sẽ không tăng và đảm bảo cung ứng”, bà Ba Huân phát biểu tại buổi họp.
Công ty Ba Huân hiện cung cấp cho TP.HCM khoảng 1 triệu quả trứng mỗi ngày. Sau những ngày đầu thiếu trứng cục bộ, tới nay, hệ thống các kênh phân phối tại thành phố đã ổn định việc bán trứng cho người dân.
Bà Ba Huân
Trong suốt hơn 10 năm qua, Công ty CP Ba Huân đã đồng hành cùng chương trình “Ngôi nhà mơ ước” giúp bà con nghèo có vốn làm ăn từ ban đầu để lập thân, lập nghiệp.
Hơn 40 năm gắn bó với nghề trứng gia cầm, bà Ba Huân đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá như giải thưởng “100 phụ nữ nổi bật của năm 2012″ do The International Alliance for Women bình chọn vì những đóng góp tích cực cho xã hội, giúp nhiều người phụ nữ phát triển kinh tế; Bằng khen “Doanh nhân TPHCM tiêu biểu 2014″ của TPHCM; giải thưởng “nông dân điển hình” thế giới…
Ông Lê Viết Hải: Đề xuất công thức 7K 3T
Đại diện Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch hiệp hội, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) mới gửi công văn tới các lãnh đạo Trung ương và TP.HCM đề xuất Công thức 7K 3T để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Ông Hải đề xuất người dân và doanh nghiệp cần chủ động và tích cực hơn trong việc phòng chống dịch, thay vì khẩu hiệu “Ở nhà là yêu nước” và “Thông điệp 5K” bằng “7K 3T” trong đó, 7K bao gồm: “Khẩu trang – Khoảng cách – Khử khuẩn – Không tụ tập – Khai báo y tế – Không khí trong lành – Khỏe mạnh” và 3T là: “Tự phát hiện – Tự cách ly – Tự chăm sóc”.
“Công thức 7K 3T” không chỉ để gia tăng khả năng phòng bệnh, mà còn giúp cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp có được sự sẵn sàng chống lại dịch bệnh một cách hiệu quả khi có nguy cơ bị lây hoặc đã bị lây nhiễm bệnh Covid -19″, ông Hải cho biết.
Ông Hải cho biết thêm, một hướng quan trọng khác để giải quyết cuộc chiến này là thuốc điều trị bệnh Covid-19. Ngay từ bây giờ, Chính phủ cần nhanh chóng tiếp cận và xúc tiến việc mua thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 (được phát triển bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Ridgeback Biotherapeutics (Đức) và Merck (Mỹ)). Thuốc trị bệnh này là một giải pháp hiệu quả nhất cho công tác chống dịch.
“Chúng tôi tin tưởng giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine trong 3 tháng tới và việc thực hành “Công thức 7K 3T” sẽ giúp TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ sớm đạt được miễn dịch cộng đồng với một cái giá không quá đắt và nhanh chóng thiết lập cuộc sống bình thường mới”, ông Lê Viết Hải cho biết.
Nhận định chứng khoán tuần từ 9-13/8: Áp lực điều chỉnh?
Thị trường chứng khoán tiếp tục hồi phục trong tuần từ 2-6/8 với thanh khoản được cải thiện.
Cùng đó, khối ngoại cũng mua ròng trong cả tuần với giá trị hơn 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc VN-Index gặp khó tại vùng cản 1.350 điểm và đảo chiều đi xuống vào phiên cuối tuần 6/8, khiến nhiều công ty chứng khoán đưa ra nhận định thận trọng về diễn biến thị trường trong tuần giao dịch tới (từ 9 -13/8).
Áp lực điều chỉnh ngắn hạn
Bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. Ảnh: Hứa Chung/TTXVN
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), phiên cuối tuần qua (6/8), chỉ số VN-Index vẫn chưa thể vượt được vùng cản 1.350 điểm và đảo chiều giảm điểm. Thanh khoản phiên này tăng so với các phiên trước và cao hơn mức trung bình 50 phiên gần nhất, cho thấy nhà đầu tư đang tranh thủ chốt lời ngắn hạn sau nhịp hồi phục khá nhanh. Dự kiến VN-Index sẽ tiếp tục bị cản và có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh nếu có chỉ mang tính chất cân bằng lại thị trường sau khi hoàn thành nhịp hồi phục.
"Do vậy, nhà đầu tư tạm thời nên cân đối lại danh mục, chốt lời đối với các vị thế ngắn hạn hoặc các cổ phiếu đang chịu áp lực cản lớn. Đồng thời, nhà đầu tư tranh thủ tìm kiếm cơ hội đầu tư để giải ngân khi thị trường cân bằng và ổn định trở lại", VDSC khuyến nghị.
Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đã thể hiện ở chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp đầu tuần qua. Trong phiên cuối tuần, VN-Index đã có lúc chạm ngưỡng 1.350 điểm cùng với diễn biến tăng trên diện rộng. Tuy nhiên, áp lực bán bất ngờ tăng mạnh trong nửa cuối thời gian của phiên giao dịch cuối tuần đã kéo chỉ số rời xa ngưỡng kháng cự quan trọng này.
Trong tuần khối ngoại diễn biến khá tích cực khi mua ròng cả 5 phiên với tổng giá trị hơn 2.400 tỷ đồng. VHM dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị đạt gần 1.000 tỷ đồng, bỏ xa vị trí thứ 2 và 3 là STB và SSI với giá trị mua ròng lần lượt đạt 602 và 522 tỷ đồng. Chiều bán ròng, VIC là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 340 tỷ đồng.
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, sau nhịp hồi phục gần 120 điểm trong 3 tuần, VN-Index đang gặp kháng cự ngắn hạn tại ngưỡng 1.350. Trong tuần sau khả năng thị trường sẽ chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của chỉ số là vùng 1.300 - 1.310 điểm.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, VN - Index đã hồi phục đáng kể từ vùng đáy ngắn hạn 1.250 điểm, ngay cả trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế vẫn đang tiếp tục bất ổn và những diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam.
VCBS nhận định chỉ số chung sẽ tiếp tục xu hướng dao động tích lũy trong vùng 1.300 - 1.350 điểm trong những tuần tới và trước mắt thì ngưỡng kháng cự gần nhất là 1.350 điểm.
Theo đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lời một phần cổ phiếu đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng, để bảo toàn thành quả, đồng thời chuyển sang nắm giữ các cổ phiếu vốn hóa trung bình chưa tăng mạnh trong giai đoạn trước đó.
Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh giảm trong phiên để tiếp tục gia tăng tích lũy các cổ phiếu mục tiêu có tiềm năng tăng trưởng tốt và nền tảng tài chính lành mạnh trong năm 2021.
Có góc nhìn lạc quan, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vẫn cho rằng, phiên điều chỉnh nhẹ cuối tuần qua (6/8) có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến xu hướng tăng của thị trường về vùng 1.350-1.380 điểm trong tuần tới.
Trở lại diễn biến thị trường tuần qua, kết thúc tuần giao dịch từ 2 - 6/8 , VN-Index tăng 31,4 điểm lên 1.341,45 điểm; HNX-Index tăng 10,61 điểm lên 325,46 điểm.
Thanh khoản trên hai sàn gia tăng so với tuần trước đó, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất, với trung bình khoảng 23.800 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên.
Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 21% lên 102.714 tỷ đồng, tương ứng khối lượng tăng 25,7% lên 3.249 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 53,6% lên 16.704 tỷ đồng, tương ứng khối lượng tăng 50,2% lên 668 triệu cổ phiếu.
Thị trường hồi phục giúp cho toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu đều có sự tăng trưởng. Theo thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) tuần qua, cổ phiếu thuộc ngành bất động sản tăng mạnh. Cụ thể, các mã trụ cột như: NVL tăng 3,4%, VHM tăng 5,2%, VIC tăng 5,7%. Các mã thuộc ngành chứng khoán cũng bứt phá. Theo đó, HCM tăng 3%, SSI tăng 3,3%, VND tăng 8,7%, VCI tăng 9,2%.
Nhóm cổ phiếu thuộc ngành hàng không diễn biến tích cực với HVN tăng 0,9%, ACV tăng 1,2%, VCJ tăng 3,9%. Cổ phiếu của các doanh nghiệp bán lẻ hàng công nghệ cũng có mức tăng mạnh. Các mã đầu ngành nhóm này là FRT tăng 3,9%, DGW tăng 4,2%, MWG 4,5%.
Nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin trên đà tăng trưởng với FPT tăng 2,8%, CMG tăng 6,7%. Các nhóm tiện ích cộng đồng, nguyên vật liệu, dầu khí, ngân hàng, hàng tiêu dùng, dược phẩm và y tế, công nghiệp đều có diễn biến tích cực.
Nếu nhìn vào kết quả giao dịch cả tuần thì có vẻ như sự tích cực đang chiếm ưu thế. Dù vậy, những diễn biến của thị trường trong phiên cuối tuần đã khiến nhiều công ty chứng khoán hoài nghi về đà hồi phục tiếp tục của chỉ số.
Thực tế, diễn biến trong phiên cuối tuần qua của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của các thị trường chứng khoán châu Á.
Dịch COVID-19 làm gia tăng lo ngại
Bảng điện tử niêm yết chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Các thị trường chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm trong phiên chiều 6/8, khi sự lây lan của biến thể Delta trên khắp châu lục này đang làm gia tăng những lo ngại về sự phục hồi kinh tế của các nước trong khu vực.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản đã giảm 0,25%. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,24%, hay 8,32 điểm và khép phiên với 3.458,23 điểm, còn chỉ số Hang Seng tại Hong Kong cũng để mất 0,1%, hay 25,29 điểm, xuống 26.179,40 điểm.
Với 124 ca mắc COVID-19 trong ngày 5/8, mức cao nhất trong đợt bùng phát dịch hiện tại, giới chức Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh hạn chế đi lại ở nhiều thành phố. Thái Lan và Malaysia cũng đều ghi nhận số ca mắc cao kỷ lục trong ngày 5/8.
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Bank of America (Mỹ) nhận định những diễn biến xung quanh biến thể Delta cho thấy các nền kinh tế châu Á rất dễ bị tổn thương khi tỷ lệ tiêm chủng ở khu vực này vẫn còn thấp.
Trong khi thị trường chứng khoán khoán châu Á giảm điểm phiên cuối tuần thì chứng khoán Mỹ lại tăng mạnh mẽ.
Đà tăng của hai phiên giao dịch cuối tuần (5-6/8) đã giúp cả ba chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đua nhau xác lập các mức cao nhất mọi thời đại và khép lại tuần giao dịch đi lên.
Sắc xanh của Phố Wall trong phiên giao dịch ngày 5/8 ghi nhận mức cao kỷ lục của chỉ số S&P 500 và Nasdaq, nhờ thông tin số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm.
Tới phiên 6/8, chỉ số Dow Jones và S&P 500 tiếp tục chạm mức "đỉnh" mới, sau khi đón nhận báo cáo việc làm đầy lạc quan trong tháng 7/2021.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,4% lên mức cao kỷ lục 35.208,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến gần 0,2%, cũng đóng cửa ở mức cao mới là 4.436,52 điểm. Trong khi đó chỉ số Nasdaq Composite lùi 0,4% xuống 14,835.76 điểm.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số Dow Jones tăng 0,7%, đánh dấu tuần tăng thứ hai trong ba tuần. S&P 500 cộng 0,9% trong tuần qua và hiện đã tăng 18,1% từ đầu năm đến nay. Nasdaq Composite tăng 1,1% trong tuần.
HOSE tiếp nhận lại doanh nghiệp đã chuyển giao dịch tạm thời sang HNX Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn về việc chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Theo đó, các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao dịch sẽ được hỗ trợ, đồng thời, HOSE sẽ tiếp nhận cổ phiếu niêm yết...