Đại gia chi hơn 173 tỷ đồng mua thung lũng 22.000m2 xây biệt thự để nghỉ hưu: Mất 8 năm mới hoàn thành, kiến trúc đầy ấn tượng
Vị đại gia Trung Quốc vô cùng hài lòng với căn biệt thự dưỡng già của mình và xem đây là một thành quả của bản thân.
Năm 47 tuổ.i, ông Trần Minh Phương, một doanh nhân thành đạt trong ngành vận tải ở Trung Quốc, trong một lần đến huyện Nghi Lan đã nhìn thấy 1 thung lũng cây ăn quả rộng 22.000m2 được bao quanh bởi núi và suối. Vì quá yêu thích phong cảnh ở đây, ông Trần đã quyết định mua trọn thung lũng với giá 50 triệu NDT (hơn 173 tỷ đồng) rồi biến nó thành nơi an hưởng tuổ.i già.
Để hiện thực hóa ý tưởng này, ông Trần đã thuê một KTS chuyên nghiệp giúp đỡ mình. Đại gia này cũng đã tự mình tham gia các khâu từ xây nhà đến chăm sóc vườn tược. Ông Trần cho biết chủ sở hữu ban đầu của mảnh đất này là một nông dân trồng cây ăn quả. Nơi đây từng được phun rất nhiều thuố.c trừ sâu và thuố.c diệt cỏ để trồng dưa và trái cây nên ông đã quyết định để cho đất “nghỉ ngơi”, sau đó mới tiến hành cải tạo và xây dựng nhà cửa.
Sau 8 năm, cuối cùng “khu nghỉ dưỡng trong mơ” của doanh nhân họ Trần cũng hoàn thiện với tổng cộng 4 toà nhà lớn. Mỗi toà nhà có một công năng riêng và ông Trần đều đặt cho chúng những cái tên rất độc đáo.
Theo đó, tòa nhà thứ nhất có tên là “Lâu đài” – là nơi ở chính của gia đình; Tòa nhà thứ hai được đặt tên là “Hộp kho báu”, lấy cảm hứng từ chiếc hộp trang sức của mẹ ông. Tòa nhà này có phòng ăn và phòng ngủ cho các thành viên; Tòa nhà thứ ba là “Đảo” – nơi nghỉ ngơi dành riêng cho việc tiếp đãi bạn bè và khách quý; Tòa nhà còn lại là phòng trưng bày nghệ thuật tư nhân.
Ông Trần cho biết mỗi tòa nhà của ông đều cao 3 tầng, có giếng trời, đón ánh sáng từ bên ngoài nên hầu như không cần bật đèn vào ban ngày. Cầu thang được thiết kế dạng cầu kính. Ở tòa “Lâu đài”, phòng ngủ chính của ông ở tầng một, có sân sau. Tầng 2 và tầng 3 là của các thành viên còn lại của gia đình. Phòng ở tầng 2 có sân thượng lơ lửng rộng, ngồi ngắm cảnh rất thoải mái.
Doanh nhân này tiết lộ ngày còn trẻ, ông rất bận rộn nên có rất ít thời gian cho con cái. Điều đó đã khiến ông bỏ lỡ giai đoạn trưởng thành của con mình. Do đó, khi thiết kế căn nhà này, ông muốn có một không gian để có thể trò chuyện và thư giãn cùng con cháu vào dịp cuối tuần. Hầu hết, ông Trần đều sử dụng các chi tiết trụ tròn, đồ gỗ để trang trí cho toàn bộ biệt thự của mình. Các bức tường bê tông được sơn màu ấm và sử dụng đèn vàng để tạo không gian ấm cúng.
Sau khi tòa “Lâu đài” hoàn thành, ông Trần đã mời nhiều bạn bè và khách quý đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống yên bình, tách biệt với sự ồn ào và vội vã nơi thành thị.
Video đang HOT
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Đáng chú ý nhất là tòa nhà thứ 4 của ông Trần, đó là phòng trưng bày nghệ thuật tư nhân – nơi được biến thành bảo tàng mỹ thuật miễn phí cho các nghệ sĩ. Thời gian của mỗi triển lãm từ 2 đến 3 tháng, chủ yếu là tranh và điêu khắc.
Khi được bạn bè giới thiệu, căn biệt thực độc đáo của ông Trần lại càng nổi tiếng, thu hút nhiều du khách ghé thăm. Từ đó, ông lên kế hoạch biến một trong 4 tòa nhà của mình thành homestay và sử dụng thu nhập từ việc bán trải nghiệm này để duy trì cuộc sống ở đây. Dần dần, nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng để các đoàn làm phim ghé thăm, quay phim, quay quảng cáo. Dẫu vậy, vị doanh nhân này kiên quyết không thương mại hóa mảnh đất của mình vì ngôi nhà này đầy ắp những thứ ông thích và ông không muốn chúng vô tình bị ai đó “phá hủy”.
“Nhiều người gợi ý với tôi rằng tôi nên thêm nhiều tiện ích và dịch vụ khác để phát triển hơn nhưng tôi cho rằng những điều đó sẽ đán.h mất vẻ yên bình ở nơi đây nên câu trả lời của tôi luôn là không”, ông Trần chia sẻ.
Doanh nhân này cũng tiết lộ trước khi xây dựng căn biệt thự này, có những thời điểm ông kiếm được rất nhiều tiề.n. Thế nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy vui như thời điểm hiện tại. Mỗi ngày đều được tiếp những người bạn mới, cuối tuần có thể đoàn tụ với gia đình và chăm sóc khu vườn của riêng mình chính là cuộc sống lý tưởng của vị doanh nhân này.
Nữ KTS 35 tuổ.i cùng bạn bè chi 1,4 tỷ đồng cải tạo căn nhà cũ thành biệt thự tiết kiệm năng lượng hơn 1.000m2: Không tốn tiề.n điện còn thắng giả.i thưởn.g quốc tế
Căn biệt thự này không chỉ có vẻ ngoài độc đáo mà còn là nơi ở tiết kiệm năng lượng.
Đây cũng là công trình giành được "Giải Kiến trúc Quốc tế A " của nữ KTS Trung Quốc Vương Di Quỳnh và nhóm bạn của mình.
Cải tạo căn nhà cũ bỏ hoang
Vương Di Quỳnh lớn lên tại một ngôi làng nhỏ ở Vị Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi cô mới 6 tuổ.i, cha mẹ chuyển nhà lên thành phố để cho cô có môi trường học tập tốt hơn. Với nỗ lực của bản thân, Vương Di Quỳnh thi đậu vào Đại học Kiến trúc và Công nghệ Tây An rồi học lên tiến sĩ.
Năm 2020, khi tham gia đề tài "Phủ xanh quê hương", cô Vương chợt nảy ra ý tưởng làm "sống dậy" ngôi nhà của gia đình đã bị bỏ hoang nhiều năm ở quê. Ngoài ra, việc bố của Vương Di Quỳnh có ý định "bỏ phố về quê" khi đến tuổ.i nghỉ hưu càng thôi thúc cô muốn cải tạo lại căn nhà tuổ.i thơ của mình. Thật may, kế hoạch của Vương Di Quỳnh đã được giảng viên chấp nhận.
Ngay sau đó, Vương Di Quỳnh đã cùng bạn bè về quê để đán.h giá tình hình căn nhà cũ và lên kế hoạch cải tạo. Sau khi kiểm tra, họ phát hiện ngôi nhà này khá tối và ẩm ướt do thiếu ánh sáng. Đây cũng là chi tiết quan trọng giúp họ đưa ra kế hoạch cải tạo toàn diện.
Sau khoảng một tuần bàn bạc, nhóm của Vương Di Quỳnh đã lên kế hoạch cải tạo chi tiết dựa trên mô hình ngôi nhà cũ. Kế hoạch cải tạo này chủ yếu dựa theo hướng đổi mới công nghệ, tăng cường yếu tố bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, trong đó sử dụng những tấm pin mặt trời. Ngoài ra, họ còn có ý định biến ngôi nhà cũ trở thành một ngôi nhà thông minh.
Tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ như nhóm của Vương Di Quỳnh tưởng tượng. Khi giao bản vẽ chi tiết cho đội xây dựng xem xét thì đối phương cho biết kinh phí lên tới hơn 1 triệu NDT (hơn 3,4 tỷ đồng), vượt xa ngân sách của nhóm. Sau khi tính toán, họ quyết định thay đổi thiết kế, cố gắng thay đổi một số vật liệu cao cấp thành những vật liệu tiết kiệm chi phí hơn rồi bắt tay vào thực hiện. Tiến độ cải tạo ngôi nhà diễn ra nhanh hơn nhờ các thành viên trong gia đình Vương Di Quỳnh cũng về quê góp sức.
Để tiết kiệm chi phí, Vương Di Quỳnh quyết định không tráng xi bề mặt bên ngoài những bức tường gạch. Chi phí tuy giảm đi nhưng ở một khía cạnh khác, những bức tường này đã làm giảm tính thẩm mỹ của ngôi nhà rất nhiều. Sau khi thảo luận với nhóm, Vương Di Quỳnh quyết định bổ sung thêm một chi tiết để nâng tầm các bức tường.
Theo đó, họ đã nghĩ ra một phương pháp rất thông minh, đó là kết hợp kính vào những bức tường vốn đang rất đơn điệu. Điều này làm cho ngôi nhà trông sang trọng hơn và vấn đề ánh sáng cũng được giải quyết.
Ngắm thành quả mỹ mãn
Sau 1 năm miệt mài với gạch và vữa, Vương Di Quỳnh và các thành viên trong nhóm của cô cuối cùng cũng nhìn thấy được quả ngọt của mình.
Trước mắt họ, ngôi nhà cũ kỹ trong khoảng sân đổ nát trước đây đã biến thành một biệt thự độc đáo, mang phong cách kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét mộc mạc của nếp nhà thôn quê. Như trước đây, căn biệt thự này vẫn có sân trước, cổng nhà, gian nhà chính và gian nhà phụ với tổng diện tích gần 1.000m2, diện tích xây dựng là 270m2. Vương Di Quỳnh cho biết tổng chi phí cho việc cải tạo là 400.000 NDT ( hơn 1,4 tỷ đồng).
Nhìn ngôi nhà khang trang trước mắt, Vương Di Quỳnh và nhóm của cô nở một nụ cười hài lòng. Ngay sau đó, Vương Di Quỳnh trao lại căn nhà cho cha mình như một món quà nghỉ hưu ý nghĩa.
Cũng như bên ngoài, thiết kế bên trong căn nhà cũng tập trung vào yếu tố tối giản và tiết kiệm năng lượng. Để giải quyết vấn đề thiếu ánh sáng của ngôi nhà cũ, Vương Di Quỳnh đã thiết kế lại phần mái nhà.
Về mặt tiện nghi bên trong, một khoang cách nhiệt hình chữ C được thiết kế khéo léo. Nhóm của cô cũng sử dụng vật liệu thay đổi pha vào bức tường bên trong để tăng hiệu quả làm mát cho căn nhà. Khi nhiệt độ thay đổi, nó sẽ hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng nhiệt, có thể thay thế cho máy điều hòa không khí và cũng có thể tiết kiệm năng lượng điện.
Không chỉ vậy, để có một môi trường sống thoải mái, Vương Di Quỳnh còn bổ sung thêm hệ thống trao đổi địa nhiệt, đảm bảo sự thoải mái về nhiệt độ trong nhà. Cô còn đặt 18 tấm pin mặt trời trên mái nhà, nếu thời tiết tốt và đủ ánh nắng có thể tạo ra 18 kWh điện. Điều này có nghĩa là căn nhà này có thể sử dụng điện từ pin mặt trời và gần như không tốn tiề.n điện trong suốt cả năm. Bên cạnh đó, căn nhà cũng được trang bị thiết bị xử lý nước thải có thể tái chế một số loại nước thải sinh hoạt.
Vào năm 2023, những nỗ lực của Vương Di Quỳnh và những người bạn của mình đã được đền đáp khi ngôi nhà trên đã giành được "Giải Kiến trúc Quốc tế A ", đây cũng là sự ghi nhận công sức của họ trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Qua "tác phẩm" của nhóm mình, Vương Di Quỳnh hy vọng sẽ lan tỏa thông điệp sống xanh, sống tối giản cho mọi người và phát triển thêm những công trình xanh ở vùng nông thôn.
Bí ẩn căn biệt thự của đại gia ở Tiề.n Giang, nay "dãi nắng dầm sương", bỏ hoang không người ở Căn biệt thự 6 tầng bề thế với kiến trúc độc đáo như một tòa tháp ở Cai Lậy (Tiề.n Giang) nay bị bỏ hoang phế, không có người ở, không có người bảo dưỡng. Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự 6 tầng với kiến trúc độc đáo ở Cai Lậy, Tiề.n Giang khiến...